Việt Nam Thời Báo

VNTB- Thông điệp mới về Biển Đông của Trung Quốc

Phương Thảo dịch
(VNTB) – Trung quốc đã thay đổi cách thức phát biểu về các hoạt động trên biển Đông cho thấy có sự thay đổi trong lối suy nghĩ của họ.
 
Philippines đã đưa ra các bức hình các công trình xây dựng và xây đắp ở vùng biển Đông vào ngày 15 thang 5 2014, một ngày sau khi Manila cáo buộc Bắc kinh vi phạm bản tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tiến hành các hoạt động xây dựng. Khi được hỏi về các bức ảnh, phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố:
 
Trung Quốc vốn sở hữu vùng lãnh thổ ở quần đảo Trường sa bao gồm đảo Đá Gạc Ma và vùng biển tiếp giáp. Bất cứ việc xây dựng nào do Trung Quốc tiến hành bên ngoài đảo Đá Gạc Ma cũng hoàn toàn thuộc vùng lãnh thổ của Trung quốc.
 
Câu trả lời này không có gì khác hơn 10 tháng sau đó. Tháng 3 năm 2015 bà Hoa vẫn tiếp tục biện hộ việc xây cất của Trung Quốc với việc tuyên bố sở hữu lãnh thổ: “Các hoạt động xây dựng thông thường của Trung quốc trên các hòn đảo và lãnh hải của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng.”
 
Tuy nhiên trong vòng 4 tháng qua, chúng ta nhận thấy có sự thay đổi chủ yếu trong cách thức Trung Quốc tuyên bố về các hoạt động trên Biển Đông – đầu tiên là việc làm sáng tỏ mục đích của việc xây dựng, và rồi tuyên bố việc khai hoang đất sẽ sớm được chấm dứt. Khi các quốc gia khác chỉ trích việc xây dựng, sự thay đổi trong các lời nói hoa mỹ vẫn không đi đôi với việc thay đổi thái độ – ví dụ như việc Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch hoàn tất mọi công trình đã được khởi công. Nhưng dù sao đi nữa thì việc thay đổi giọng điệu cũng là điều quan trọng.
 
Việc thay đổi này cho thấy Trung Quốc nhận ra sự tổn hại của việc đã rồi lên quyền lực mềm của Trung Quốc trong khu vực bằng việc chỉ cố bám lấy thái độ ‘bởi vì tôi muốn như vậy đấy’ ( ví dụ : công trình xây dựng của chúng tôi là “hợp pháp, hợp lý và chính đáng” đơn giản là vì tôi đã tuyên bố như vậy). Trong các tuyên bố mới, Trung Quốc đang cố thuyết phục người nghe (chủ yếu chính quyền các nước Đông nam Á và Mỹ) rằng Trung quốc không đe dọa ai – thật ra đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc rất quan tâm đến hình ảnh của họ.
 
Sự thay đổi này bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 khi bà Hoa lần đầu tiên cung cấp các lời giải thích chi tiết về mục đích xây dựng của Trung quốc trên các hòn đảo đang có tranh chấp. Trong bản thông cáo, bà ta đã đóng khung việc xây dựng này là một ví dụ của Trung quốc nhằm củng cố “trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế” bằng việc cung cấp các tiện ích để phục vụ “công tác tìm kiếm và cứu hộ trên biển, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai, khoa học và nghiên cứu đại dương, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, cung cấp dịch vụ ngư trường và các lĩnh vực khác.” Bắc kinh muốn rũ bỏ các cáo buộc và sự vô trách nhiệm của họ bằng việc tranh luận rằng với vai trò là một nước lớn trong khu vực Trung quốc không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm phải xây dựng các khu tiện ích trên Biển Đông.
 
Trong các bình luận sau này, Bắc kinh đã mở rộng ý tưởng này bằng việc đề nghị các quốc gia khác cũng được khuyến khích sử dụng các trạm mới được xây dựng. Cơ quan Phát triển và Cải cách Quốc gia đã đưa ra lời một tuyên bố về kế hoạch phác thảo cho các đảo san hô ở Biển Đông, bao gồm việc xây dựng một “ngọn hải đăng lớn”; các tiện ích định vị không dây, căn cứ an ninh hàng hải và thông tin, trạm cứu hộ khẩn cấp, nơi trú ẩn cho tàu đánh cá khi có bão hoạch cung cấp dụng cụ; trạm theo dõi thời tiết, trung tâm quan sát đại dương và nghiên cứu khoa học.
 
Bắc kinh cũng đã tuyên bố vào ngày 16 tháng 6 rằng các hoạt động xây cất trên biển sẽ hoàn tất “trong vài ngày tới,” tuy nhiên các viên chức Trung Quốc đã từ chối tiết lộ thời điểm xác định. Tuy nhiên việc xay dựng trên các hòn đảo nhân tạo mới sẽ vẫn được tiếp tục. Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng đã tuyên bố rõ “Sau khi cải tạo đất, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết.”
 
Các chuyên gia ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế đã nhận định trước khi Trung quốc đưa ra tuyên bố rằng Trung quốc đã hoàn tất việc cải tạo đất ở vùng đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập và cũng đã gần hoàn tất ở các hòn đảo khác. Các chuyên gia trung tâm kết luận rằng “Tuyên bố mới đây chỉ là việc xác nhận lại những điều mà các chuyên gia đã biết: Bắc Kinh đã gần hoàn thành các hoạt động bồi đắp đất ở quần đảo Trường sa.” Họ phân loại việc tuyên bố này là “sự thay đổi trong lời nói, nhưng không thay đổi chính sách.”
 
Đúng như vậy, nhưng dù sao đi nữa thì sự thay đổi trong phát ngôn cũng là điều quan trọng. So với một năm trước đây hay thậm chí bốn tháng trước, sự biện hộ của Trung quốc về vấn đề Biển Đông gần như không thể nhận ra được. Thay vào cho việc bắt đầu và kết thức với luận điệu về quyền lãnh thổ “không tranh cãi” của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có sự cố gắng thông minh với việc đặt những điểm thân thiện của Trung Quốc lên các dự án này. Sự nỗ lực này là mới mẻ và đáng lưu ý trong việc cho thấy có tín hiệu của việc thừa nhận các hành động của Trung quốc ra sao trong mắt các quốc gia khác.
 
Một học giả của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Xue Li gần đây đã chỉ ra rằng các tranh chấp vùng Biển Đông có thể sẽ làm tổn hại cho sự thành công của chính sách ngoại giao ưu tiên hàng đầu của Trung quốc: thực hiện các dự án “ Vành đai và Con đường”. Con Đường Tơ lụa trên Biển đặc biệt đòi hỏi sự hợp tác và thỏa thuận vơi các nước láng giềng Đông nam Á. Nếu các tranh chấp trên Biển Đông gây trở ngại cho chính sách “một vành đai một con đường” thì Trung quốc nên “điều chỉnh chiến thuật và chính sách Biển Đông.”
 
Việc thay đổi phát ngôn có thể là bước đầu tiên trong việc điều chỉnh này. Chiến thuật Biển Đông bao gồm cả việc xác nhận chủ quyền trong khu vực và giữ hòa khí phù hợp với những quốc gia khác phần lớn được đặt nền tảng trên các mối quan hệ kinh tế. Khi Bắc kinh đặt chiến lược quân sự lên sách trắng, Bắc kinh phải đương đầu với việc giữ cân bằng giữa “quyền bảo vệ” ( bảo vệ các vùng đất Trung Quốc chiếm giữ) và “duy trì sự ổn định” (nắm chắc các căng thẳng trong vùng không vượt quá tầm tay).
 
Dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc được đưa ra mùa thu năm 2013, trong một cuộc tấn công mạnh mẽ hơn cùng lúc với chuyến công du vùng Đông Nam Á của Tập Cận Bình. Nhưng thành quả lao động đã bị hủy hoại do các căng thẳng trong năm 2014 và 2015. Chính sách này đã mất cân bằng, và đi quá xa về hướng “quyền bảo vệ” và làm tổn hại đến “duy trì ổn định.” Trung Quốc dường như đã thức tỉnh trước điều này và theo đó đang điều chỉnh thông điệp của họ.
 
Dĩ nhiên sự chuyển đổi này vẫn có các giới hạn – điều đáng chú ý là Trung Quốc đã thay đổi việc biện hộ mà không phải là thái độ, Bắc kinh đã tuyên bố liên tục họ sẽ không từ bỏ một centimet lãnh thổ nào, bao gồm cả đường lười bò ở biển Đông, chính sách này sẽ vẫn là nguồn căn của việc điều động trong vùng đất có tranh chấp. Thêm vào đó, Bắc kinh cũng đã đưa ra một danh sách dài các chức năng dân sự trên các hòn đảo được bồi đắp không giống như kế hoạch quân sự hóa các hòn đảo này, dù cho các nhà lãnh đạo đã xác nhận các cơ sở này sẽ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, kể cả “canh giữ vùng lãnh thổ tốt hơn.” Điều này có nghĩa là ở khu vực mới được Trung quốc quân sự hóa ở biển Đông này vốn là nơi hầu hết các bên tranh chấp quan tâm – vẫn còn là một chiếc hộp đen.


Nguồn: http://thediplomat.com/2015/06/chinas-new-south-china-sea-messaging/

Tin bài liên quan:

VNTB- Sự cố “cờ lờ mờ vờ”: Lỗi Thủ tướng Phúc hay do hậu quả giáo dục?

Phan Thanh Hung

VNTB- EVFTA: Đã hết thời Việt nam õng ẹo *

Phan Thanh Hung

VNTB – Nghị Sỹ Sasikia Bricmont Yêu Cầu Nghị Viện Châu Âu xem xét hoãn thông qua EVFTA vì việc bắt giam Ts Phạm Chí Dũng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo