Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân, xùy tiền ra là xong?

Nguyễn Nam

(VNTB) – Thực tế xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho người dân những vùng hạ du. Xùy cục tiền ra là xong…

Thông báo trước khi xả lũ chỉ 30 phút

Theo báo cáo của UBND huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), khoảng 16g ngày 28/10, khi người dân còn đang đi tránh trú bão số 9, thì thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ khiến nước dâng rất nhanh, lực lượng chức năng địa phương không kịp hỗ trợ di dời tài sản của người dân.

Lũ thủy điện đã khiến nhà cửa của 106 hộ dân ở thị trấn Thạnh Mỹ và 215 hộ dân ở xã Cà Dy bị ngập lụt, tất cả tài sản trong nhà bị trôi mất. Xã Cà Dy và thị trấn Thạnh Mỹ cách hồ thủy điện Đắk Mi 4 lần lượt khoảng 40km và 50km.

Việc xả lũ của thủy điện Đăk Mi 4 tiến hành khi bão số 9 vẫn đang hoành hành ở phía Đà Nẵng và vùng tây Quảng Nam. Theo đó, 15g ngày 28/10, Công ty cổ phần Thủy điện Đăk Mi thông báo thủy điện Đắk Mi 4 dự kiến sẽ vận hành xả lũ vào lúc 15g30 cùng ngày, lưu lượng xả tràn dự kiến 11.400m3/giây.

Việc xả lũ được tiến hành sau 30 phút khi có thông báo. Trong khi người dân đang đi tránh trú bão số 9, không nhận được thông báo nên không kịp trở tay.

“Phía thủy điện đã lập tổ kiểm kê thiệt hại để sáng thứ Hai (2/11) tiến hành thống kê thiệt hại nhằm làm thủ tục hỗ trợ cho người dân. Chúng tôi đang khắc phục và hỗ trợ tạm thời cho người dân bị trôi nhà cửa, tài sản có chỗ ở tạm và các điều kiện ăn uống thiết yếu. Thứ Sáu tuần sau chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành việc kiểm kê thiệt hại và báo cáo lên tỉnh để cấp trên có hướng xử lý đối với phía thủy điện cũng như hỗ trợ người dân”, ông A Viết Sơn – Phó chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết.

Phải chăng khi thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân, là cứ xùy tiền tươi gọi là ‘hỗ trợ’ kể như xong, bất kể an toàn tính mạng và nỗi sợ hãi của người dân vùng hạ du trong những lần chịu cơn lụt lội kinh hoàng do thủy điện xả lũ?

Đừng tại anh, tại ả

Người dân nói rằng vấn đề ở đây không phải chỉ thông báo xả rồi xả, mà là việc điều hành tích nước như thế nào vào đầu mùa mưa. Không thể theo quy trình là đến tháng đó thì phải tích chừng đó nước, mà phải theo dõi diễn biến mưa ở thượng nguồn trong lưu vực hồ hằng ngày để xả lũ sớm, chứ lo tích cho đầy hồ rồi mới xả là đại họa khủng khiếp cho hạ du.

Lúc này phải chú ý đến lưu tốc kinh khủng chứ không phải chỉ lưu lượng là đủ. Cần phải nghĩ đến tính mạng và tài sản dân vùng hạ du, chứ khi xảy ra rồi nói quanh co, tại anh tại ả, chỉ có dân là gánh chịu thôi. Giá điện tăng dân cũng gánh, xả lũ dân cũng gánh!

Một thắc mắc đã rất cũ: tại sao khắp cả nước làm dự án nhà máy thủy điện, mà không nghĩ đến hậu quả của việc làm nhà máy thủy điện?.

Tuy rằng nhà máy thủy điện cung cấp điện cho dân sử dụng, nhưng hậu quả của việc xả lũ là rất nặng nề.

Nhắc lại một câu chuyện cũ, luật sư Bùi Bá Dũng, phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam nói rằng, ai cũng biết là lũ lụt nặng thêm có phần trách nhiệm của thủy điện. Tuy nhiên, biết là một chuyện, nhưng làm thế nào để chứng minh, phân định rõ phần nguyên nhân từ thủy điện gây ra thì cơ quan nào chịu trách nhiệm?

“Chẳng có cơ quan nào cả. Bởi vậy, bảo nhà máy thủy điện đền bù hay khắc phục là rất khó” – ông Dũng nói. Đơn cử, việc tích nước thủy điện Sông Tranh 2 gây ngập hơn 30 hộ dân ở Trà Dơn, huyện Nam Trà My trước đây. Bà con có chứng cứ rành rành, kéo nhau ra tòa khởi kiện. Nhưng qua 2 phiên xét xử, phần thua vẫn thuộc về… người dân. “Bởi con kiến đi kiện củ khoai mà” – luật sư Dũng nói.

Tin bài liên quan:

VNTB – Khen nhau như thể bằng mười hại nhau

Phan Thanh Hung

VNTB – Đặc xá dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Phan Thanh Hung

VNTB – ‘Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.