Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng là Phó Tổng thống Joe Biden?

Lê Thanh Thảo (VNTB) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (TBT Nguyễn Phú Trọng), đang trên đường đến Washington, trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày (6-9/07) để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước. Và có khả năng, người tiếp đón ông là Phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng,  nhà phân tích chính trị quốc phòng Việt Nam Carl Thayer trong một bài viết trên Thediplomat cho biết.

Chuyến thăm TBT Nguyễn Phú Trọng là Trọng là chưa từng có nó đánh dầu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.

Nguồn tin ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động cho chuyến thăm này và phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng nhận được sự tiếp đón của Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Điều này là một vấn đề về giao thức, vì chức vụ mà ông Nguyễn Phú Trọng đang mang không đối ứng trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Do đó, các nguồn phương tiện truyền thông nghiêng về khả năng, Tổng Bí thư Trọng sẽ được nhận tiếp đón bởi Phó Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận sau đó. Cũng có tin đồn rằng, TBT Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp xúc với bà Hillary Clinton.

Năm 2013, Tổng thống Obama và người đồng nhiệm Việt Nam là ông Trương Tấn Sang đã ký một Hiệp định về Đối tác toàn diện. Đây là tài liệu khuôn khổ quan trọng cho quan hệ hợp tác song phương. Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã ký một văn bản Tầm nhìn chung với người đồng cấp là Đại tướng Phùng Quang Thanh, đặt ra mười hai lĩnh vực hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Cuộc họp Obama- Nguyễn Phú Trọng là đặc biệt bởi vì cả hai nhà lãnh đạo sẽ được rời khỏi chức vụ vào năm tới. Chuyến thăm của ông TBT Nguyễn Phú Trọng cũng được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trong thời điểm, đang chuẩn bị diễn ra sự chuyển đổi lãnh đạo ở cả hai nước.

Việt Nam dự kiến ​​sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của mình vào đầu năm 2016. Đại hội này sẽ thông qua văn bản chính sách chiến lược quan trọng cho 5 năm tiếp theo. 

Kể từ khi giàn khoan HY981 gây ra cuộc khủng hoảng kéo dài 2 tháng (5-7/2014) giữa Việt Nam – Trung Quốc, một số thành viên của Bộ Chính trị Việt Nam đã đến thăm Hoa Kỳ, bao gồm Phạm Quang Nghị (Bí thư TP. Hà Nội) và Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an ).

Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm một chuyến thăm bên lề tới Washington sau cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng có khả năng để thực hiện một chuyến thăm tương tự.

Phân tích nước ngoài cho thấy, sự tồn tại của cánh bảo thủ và cải cách trong Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Trọng thường được mô tả như là một nhà bảo thủ tư tưởng người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem như là một nhà cải cách, đang tìm kiếm quan hệ an ninh và kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn được đồn đoán rằng, sẽ giữ chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội toàn quốc năm 2016.

Sự sắp xếp giữa các phe phái trong Bộ Chính trị Việt Nam khá phức tạp. Ví dụ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một đối thủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được cho là cùng chiến tuyến với ông TBT Nguyễn Phú Trọng. 

Nhiều đồn đoán liên quan đến ai là thân Hoa Kỳ, ai là thân Trung Quốc. Đó có thể là sự khác nhau liên quan đến việc quản lý, đánh giá mối quan hệ rủi ro đối với lợi ích quốc gia.

Việt Nam không thể chọn các nước láng giềng và một tiên đề lâu dài của chính sách an ninh quốc gia Việt là tránh những căng thẳng thường trực trong quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam theo đuổi một cách tiếp cận đa phương trong quan hệ với các nước lớn, điều này bao gồm không chỉ Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trong bài viết này, vấn đề được đặt ra là nếu Việt Nam phát triển quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ thì: Phản ứng của Trung Quốc là gì? Hoa Kỳ có thể đáng tin cậy để thực hiện các cam kết của mình? 

Việt Nam, Hoa Kỳ nên làm gì?

Việt Nam sẽ làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ? Đầu tiên là tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, nơi có thặng dư thương mại khổng lồ. Nó khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà phân tích khác lại cho rằng, Việt Nam nên tăng cường quốc phòng và hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Tuy nhiên không ít người lại bác bỏ mối quan hệ sát cạnh giữa Việt – Hoa Kỳ, vì cho rằng Washington sẽ sử dụng điều đó để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng cách sử dụng nhân quyền và tự do tôn giáo như là đòn bẩy để thúc đẩy “diễn biến hoà bình” của Việt Nam, biến Việt Nam từ một nước độc đảng thành một nền dân chủ đa đảng.

Nhiều Đảng viên lo sợ phản ứng của Trung Quốc gia tăng khi mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đang ngày càng ấm lên. Liệu Mỹ có đáng tin cậy? Khi mà giữa hai nước vẫn chưa thực sự làm việc với nhau ngay trong giải quyết “di sản chiến tranh” – Ví dụ: vấn đề dioxin và xử lý vật liệu nổ. Dù hai vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Hoa Kỳ-Việt Nam.

Nói cách khác, Hoa Kỳ phải chứng minh ý định của mình bằng cách loại bỏ hạn chế về việc bán vũ khí cho Việt Nam chiếu theo Quy chế Arms (ITAR). Chính sách của Hoa Kỳ hiện nay là chỉ bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam – chủ yếu là liên quan đến an ninh hàng hải và xây dựng năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam – trong từng trường hợp cụ thể. Trong khi Mỹ đang giải quyết vấn đề nhiễm chất độc màu da cam và hỗ trợ trong việc xử lý các vật liệu chưa nổ, một số người muốn nhìn thấy nỗ lực này được thúc đẩy mạnh và nhanh hơn.

Một vấn đề đáng chú ý khác là, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Carter đến Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã kêu gọi gỡ bỏ tất cả các hạn chế về việc bán vũ khí và tách việc bán vũ khí ra khỏi vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, gần đây Việt Nam đã trả tự do cho ông Lê Thanh Tùng, một nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng, vào đêm trước chuyến thăm của TBT Trọng.

Lần đi này của TBT Việt Nam tới Washington và cuộc gặp với Tổng thống Obama sẽ được xem như một hình thức công nhận vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ đặt tiền lệ cho các lần thăm về sau của các nhà lãnh đạo đảng từ Việt Nam. 

Và chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên khác của Bộ Chính trị Việt Nam đến Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đánh giá xu hướng của mối quan hệ hợp tác song phương và quan trọng hơn, đánh giá của những thành viên trong Đảng về việc liệu Hoa Kỳ có thể được xem là một đối tác đáng tin cậy. Những đánh giá này sẽ được đưa vào văn bản chính sách chiến lược quan trọng được soạn thảo và phê duyệt bởi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Kết quả của cuộc họp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama có khả năng định hình tương lai của mối quan hệ song phương: cam kết của Việt Nam với các đối tác xuyên Thái Bình Dương và thỏa thuận về thương mại quốc phòng (loại bỏ tất cả các hạn chế còn lại của quy chế ITAR).

Tin bài liên quan:

Lý do Việt Nam không miễn thị thực visa cho công dân Mỹ?

Phan Thanh Hung

Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua

Phan Thanh Hung

Tín hiệu mới Việt – Mỹ: Lại “giao lưu hải quân”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo