VNTB- Tìm đồng chí mới

Phương Thảo dịch

(VNTB) – Việt nam đang sử dụng các mối quan hệ đối tác thương mại và an ninh mới để vực dậy mối quan hệ ở châu Á và xa hơn, khi bị mắc kẹt trong tình trạng căng thẳng ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn có vẻ sẽ trở nên dữ dội hơn khi Tổng Thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.



Sự vận động này là một dấu hiệu cho thấy các nước ở châu Á đang phải điều chỉnh chính sách của mình một cách nhanh chóng sau sự sụp đổ của Thỏa thuận Thương mại Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama và thiếu rõ ràng về hướng của Hoa Kỳ trong khu vực khu vực. Sau các chuyến công du của các nhà lãnh đạo Pháp và Ấn Độ trong những tháng gần đây, và của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thứ hai mới đây gặp với các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam để thảo luận về thương mại và an ninh.

“Tôi nghĩ rằng sự cần phải nghiêm túc trong việc phát triển nhiều mối quan hệ chiến lược đã được thúc đẩy do việc bầu cử Donald Trump,” ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam và là giáo sư tại Đại học Leiden ở Hà Lan cho biết. “Không ai biết ông ta ra sao.”

Các quan chức Việt Nam nói rằng chiến lược của họ bây giờ là đặt Hà Nội vào trung tâm càng nhiều hiệp định thương mại và thỏa thuận an ninh càng khả thi, trong khi cũng làm mối quan hệ của nước này với Trung Quốc trở nên dễ chịu hơn khi có thể. Hai quốc gia này đã giao chiến trong cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm 1979 và tiếp tục tranh nhau về chủ quyền biển ở vùng biển Đông dọc theo bờ biển Việt nam.

“Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi một chính sách kết bạn với tất cả các nước, đa phương hoá và đa dạng hóa các mối quan hệ trên cơ sở độc lập, tự chủ và luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tháng này.

Nhu cầu tìm đối tác bổ sung đối với Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Trong những thập kỷ gần đây, nhà nước cộng sản đã tái tạo lại như là một quốc gia thương mại và phụ thuộc rất nhiều vào tự do đi lại trên Biển Đông. Các nhà kinh tế đã xem Việt nam như là một trong những đối tượng hưởng lợi tiềm năng lớn nhất của TPP, sẽ được tiếp cận tốt hơn tới thị trường Mỹ, nơi đã là thị trường lớn nhất của Việt nam.

Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một đối tác kinh tế phát triển nhanh và là một đồng minh quan trọng trong việc đảm bảo rằng các tuyến đường biển đông đúc ngoài khơi bờ biển Đông Nam Á đất nước vẫn không bị ảnh hưởng thương mại và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc cản trở.

Vào tháng Bảy năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Nhà Trắng, nơi ông gặp gỡ Tổng Thống Obama. Tháng năm năm ngoái, ông Obama đã đến thăm Việt nam và dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương nhiều thập kỷ, được xem như là một nỗ lực dứt điểm hướng hai quốc gia vượt qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Không lâu sau đó, hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ cập bến tại cảng chiến lược ở Biển đông – Vịnh Cam Ranh lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh.

Các chính phủ mới có thể áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn trong chính sách với Trung Quốc, mà có thể là một sự tích cực cho Việt Nam. Rex Tillerson người được ông Trump giữ chức Ngoại trưởng nói trong một phiên điều trần rằng Trung Quốc cần bị cấm đến các hòn đảo nhân tạo mới của họ ở Biển Đông. Nhưng lập trường của chính quyền mới về thúc đẩy sản xuất quốc nội có thể làm tổn hại đất nước.

Các quan chức Việt Nam đã ngầm cho biết họ không chắc chắn mong đợi những gì. Một mạng lưới phức tạp với các liên minh an ninh và thương mại nhằm lôi kéo lực lượng hải quân nước ngoài nhiều hơn và giúp giữ cho vùng biển bận rộn mở cửa cho thương mại, ngày càng có vẻ là sự lựa chọn tốt nhất.

Tại Hà Nội hôm Thứ hai, ông Abe nói rằng Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra ven biển mới ngoài sáu tàu họ đã cung cấp trước đó, ông nói rằng các tàu này sẽ cải thiện khả năng giám sát biển của Việt Nam. Ông cũng ký kết một loạt các đầu tư và hợp đồng liên doanh, bao gồm cả đầu tư của Mitsubishi Corp. tại một nhà máy nhiệt điện.

“Hòa bình và thịnh vượng của khu vực này phụ thuộc vào việc vùng biển sẽ được mở ra cho tự do hàng hải. Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để các quy tắc cơ bản hàng hải – tự do hàng hải, quy định pháp luật và giải quyết hòa bình các xung đột – sẽ được thiết lập vững chắc “, ông Abe nói. Trong một dấu hiệu rằng Nhật Bản có thể được theo đuổi một cách tiếp cận tương tự với Việt Nam, ông Abe cũng đã đến thăm Philippines, Australia và Indonesia trong tháng này.

Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm Việt Nam vào tháng Chín, ký kết lên một thỏa thuận an ninh mới mà Ấn Độ đồng ý huấn luyện phi công máy bay chiến đấu Việt nam. Ấn Độ cũng đã đang đàm phán để bán các hệ thống tên lửa cho Việt Nam khi Việt nam chủ yếu dựa vào khí tài Nga. Tuần trước truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng hai nước hiện đang đàm phán về việc Ấn độ bán hệ thống tên lửa Akash đất-đối-không cho Hà Nội.

Tổng thống Pháp François Hollande cũng đến Việt nam vào tháng chín để thảo luận về thương mại, với Thỏa thuận Tự do Thương mại của Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực vào đầu năm tới.

Đó là một chiến lược có thể gây phiền nhiễu cho Trung Quốc. Một bài xã luận trên tờ Hoàn cầu Thời Báo thiên tả ở Bắc Kinh bày tỏ lo ngại rằng một thỏa thuận tên lửa giữa Ấn Độ và Việt Nam có thể “lén lút nhằm vào Trung Quốc”, và có thể tạo ra những rối loạn trong khu vực. “Trung Quốc sẽ khó khoanh tay ngồi im”.

Ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc ở Thủ đô Canberra, nói mục tiêu của Việt Nam cuối cùng là tránh việc phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam là nhằm để ngăn cách Việt Nam ra khỏi sự cạnh tranh Trung- Mỹ và đem đến cho Việt Nam với các phương tiện cơ động giữa các cường quốc chủ yếu để bảo vệ nền độc lập của mình, “ông Thayer nói.

Tuy nhiên, chiến lược mới không có nghĩa là Việt Nam đã được bỏ lơ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Thật vậy, khi Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm kỳ Hoa Kỳ John Kerry có chuyến công du ở Việt nam tuần qua như là một phần của các chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông, thì ông Trọng, lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, đã đến thăm các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tại Bắc Kinh.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)