Nguyễn Hiền Như (VNTB) Năm 2014 được xác định là cuộc khủng hoảng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến hoạt động của một giàn khoan của Trung Quốc ở khu vực phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Cuộc khủng hoảngkéo dài từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7.
Mặc dù sự khác biệt liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông là nguyên nhân căng thẳng giữa hai nước, nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng quy mô này là lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1990, với biểu tình, bạo loạn chống Trung Quốc ở các tỉnh thành Việt Nam.
Khủng hoảng với Trung Quốc và hậu quả của nó
Mối quan hệ với Trung Quốc là hết sức quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Tranh chấp về mặt chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục là một thách thức lớn trong quan hệ song phương vào năm 2014. Điều này đã được hiểu qua cuộc khủng hoảng và căng thẳng bởi giàn khoan HD-981 khi nó đến khu vực phía Tây của quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5.
Cuộc khủng hoảng kéo dài đến giữa tháng 7, khi Trung Quốc cho rút giàn khoan. Trước đó, giữa hai nước đã không có sự căng thẳng cao độ nào như vậy kể từ giữa năm 2013. Đặc biệt, giai đoạn giữa năm 2013 đến tháng 4/2014 là giai đoạn mà cả 2 nước có vẻ như đã “tiếp cận được cách quản lý tranh chấp song phương”.
Quan điểm của Việt Nam và hành động của Trung Quốc.
Việt Nam lên án việc thăm dò của giàn khoan là bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan đi. Ngoài ra Việt Nam tuyên bố rằng khu vực mà giàn khoan hoạt động là nằmtrong vùng đặc quyền kinh tế của nước này và thềm lục địa được đo từ bờ biển của nó; Việt Nam cũng tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Việt Nam tiếp tục cáo buộc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại tàu của họ trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa và bắt giữ ngư dân Việt. Đồng thời, nước này nhiều lần yêu cầu đàm phán và gây áp lực ngoại giao với Trung Quốc thông qua các kênh song phương cũng như nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc tế đối với tình trạng tranh chấp này.
Vị trí hoạt động của giàn khoan Trung Quốc là nằm “hoàn toàn trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”, tên Trung Quốc cho quần đảo Hoàng Sa .Trung Quốc cũng nhắc lại quan điểm của mình rằng các đảo là lãnh thổ của Trung Quốc và rằng đây là khu vực không có tranh chấp liên quan.
Trung Quốc cáo buộc Việt Nam tìm cách phá hoại hoạt động thăm dò của nước này, và yêu cầu Việt Nam chấm dứt hoạt động đó và rút tàu khỏi khu vực.
Giữa tháng, Trung Quốc tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý đến “xu hướng chống trung quốc,” khi ở Việt Nam diễn ra các cuộc bạo loạn tấn công vào các doanh nghiệp Trung Quốc và có xu hướng Trung Quốc.
Đối phó lại, Việt Nam tìm kiếm các hỗ trợ quốc tế cho quan điểm của mình, Trung Quốc
cuối cùng công bố rút lại giàn khoan.
Kết thúc cuộc khủng hoảng
Mặc dù nỗ lực để giảm bớt căng thẳng, một phần đó được nhấn mạnh bởi các chuyến thăm Hà Nội của nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, cũng như kết nối lại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung Quốc-Việt Nam về hợp tác song phương được tổ chức vào ngày 18/6 và cuộc họp của ông với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm của của mình.
Nhưng Trung Quốc không chịu rút các giàn khoan, và Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối, cuối cùng cuộc khủng hoảng cũng được xoa dịu khi vào ngày 16/07, khi Trung Quốc công bố rút giàn khoan vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ, sau khi phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh vòng thứ sáu của cuộc đàm phán giữa hai nước về “khu vực tranh chấp” trên biển được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 09 – 10/7.
Việt Nam phản ứng tích cực với thông báo rút giàn khoan của Trung Quốc.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố rằng họ đã đạt được mục tiêu của mình, Việt Nam bằng cách duy trì gây áp lực với Trung Quốc cho đến khi các giàn khoan cuối cùng đã được rút đi và Trung Quốc thông qua hoàn thành nhiệm vụ.Những ảnh hưởng và hậu quả chính trị và kinh tế – xã hội
Cuộc khủng hoảng giàn khoan để lại hậu quả chính trị và kinh tế-xã hội Việt Nam. Về chính trị, thông qua nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và mục tiêu đặc biệt được nhắm đến là Đại sứ quán Trung Quốc
tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” dần trở thành bạo loạn khi người dân tấn công vào các doanh nghiệp Trung Quốc và có “xu hướng Trung Quốc” như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cuộc bạo loạn cũng gây ra thương vong với một số công dân Trung Quốc. Trung Quốc phải nhanh chóng tổ chức họp báo, các cuộc đàm phán song phương, thậm chí là đưa tàu hồi hương.
Quan hệ thương mại giữa hai nước, vốn đặc trưng bởi sự thâm hụt thương mại về phía Việt Nam tiếp tục chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Nhất là khi Việt Nam đang cần nhiều đầu tư từ phía Trung Quốc. Năm 2013, đầu tư Trung Quốc lên đến 2,3 tỷ USD, so với 345 triệu USD trong năm 2012. Xu hướng này dường như tiếp tục 2014, mặc dù các cuộc bạo loạn diễn ra trong tháng 5. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thuộc Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đã lên đến gần 8 tỉ USD.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sau khủng hoảng
Sau sự rút lui của giàn khoan, hai nước bắt đầu một quá trình nhằm xây dựng lại niềm tin, bình thường hóa mối quan hệ tổng thể, và giải quyết các khác biệt về lãnh thổ.
Điều này đã được phản ánh trong các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc. Bước đầu tiên là công văn của một phái viên đặc biệt tới Trung Quốc vào cuối tháng 8 do Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phái đến gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường trong Hội nghị thưởng đỉnh Á-Âu (ASEM) vào ngày 5/10/2014.
Cũng trong tháng 10/2014 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã dẫn đầu một phái đoàn tới thăm Trung Quốc để hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc – ông Thường Vạn Toàn.
Sau cùng, là cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo Hợp tác song phương đã được tổ chức tại Hà Nội, và đáng chú ý là Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã dần đầu đoàn.
Trong tháng 11, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, trong chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (APEC).
Cuối tháng 11, một Đoàn đại biểu thuộc Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Du Chính Thanh đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo nước này, bàn về vấn đề tranh chấp hàng hải và tái lập lại mối quan hệ sau cuộc khủng hoảng giàn khoan theo hướng “win-win”.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phàn nàn về hành động xây dựng đường băng ở quần đảo Hoàng Sa, khai hoang đất ở Trường Sa của Trung Quốc.
Sự phát triển kinh tế-xã hội
Cuộc bạo loạn tại Việt Nam đã gây ra lo ngại về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Singapore, và Malaysia, vốn là những nước có đóng góp lớn trong khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam. Chưa kể đến các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng trong cuộc bạo loạn.
FDI chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và đảm bảo cân đối thương mại của nước này.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GOSV) số vốn FDI đăng ký vào tháng 11/2014 đã giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2013. Và dù số lượng dự án có tăng (21,4%) so với năm 2013, thì xu hướng cho thấy, các dự án bắt đầu nhỏ hơn về mặt đầu tư vốn.
Tuy nhiên, xu hướng giảm lại bắt đầu từ đầu năm 2014, điều đó hàm nghĩa rằng, có thể sự sụt giảm đầu tư vốn FDI bắt nguồn từ lo ngại về môi trường đầu tư chứ không chỉ liên quan đến các cuộc bạo động.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh, đã tỏ ra lạc quan bằng việc chỉ ra một thực tế là số dự án FDI quy mô lớn được cấp phép trong năm 2013 và một số các tập đoàn quốc tế đang chuẩn bị các dự án lớn tại Việt Nam như Intel, Samsung, Bridgestone và LG Electrics.
Tuy nhiên, mối quan tâm của Việt Nam hiện giờ chính là cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lao động thiếu kỹ năng, yếu kém trong hệ thống pháp lý và hành chánh.
Việt Nam không còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới mà là một trong những nền kinh tế năng động nhất và phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với kỳ vọng sẽ trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020.
Kể từ khi chính sách đổi mới và cải cách – “Đổi Mới” – được đưa ra vào cuối năm 1986, Việt Nam đã có sự thay đổi ấn tượng từ một nước với ngành nông nghiệp năng suất thấp thành một nước có ngành công nghiệp và các ngành nghề hiện đại khác. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam ước tính đã đạt 1,960 USD trong 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng 7,5%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6% trong năm 2013 và giảm xuống mức thấp 2,6% vào tháng 10/2014.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khen ngợi Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã tăng dự trữ quốc tế của mình trong năm 2014, linh hoạt trong quản lý tỷ giá hối đoái, và những nỗ lực để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, trong Báo cáo hàng năm về Việt Nam (2013) của Điều phối viên Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã cho một hình ảnh khác biệt: 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô, thay đổi nhân khẩu học kinh tế chậm lại và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Trước đó, Báo cáo thường niên UNDP năm 2012 đã bày tỏ lo ngại về sự cản trở trong tiếp cận giáo dục, y tế cần thiết của một nhóm người nghèo trong xã hội, cùng với đó là nạn tham nhũng, quản lý công yếu kém đang diễn ra trầm trọng hơn…
Ngoài ra, các nhà quan sát cũng nhận định rằng, sự tăng trưởng FDI trong nền kinh tế là không đủ để đáp ứng một nền kinh tế thị trường hiện đại, trong Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng thế giới vào năm 2014, đã cảnh báo rằng, các khoản đầu tư vốn chứ không phải là năng suất đã trở thành nguồn lực của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và đây không phải là một mô hình bền vững. Dân số trẻ đang co lại và lực lượng lao động thiếu kỹ năng đang tăng nhanh
Quan hệ đối ngoại
Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại quốc gia thông qua thắt chặt mối quan hệ song phương, các tổ chức và các sáng kiến khu vực, các tổ chức đa phương.
Việt Nam đã mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác với các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã tiếp tục tham gia tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng trong cuộc khủng hoảng giàn khoan với Trung Quốc, Việt Nam đã chuyển không yêu cầu hoặc mong đợi ASEAN công khai chỉ trích Trung Quốc.
Riêng với quan hệ Hoa Kỳ, thì vẫn tiếp tục mở rộng trong năm 2014,mặc dù Mỹ chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, nhưng sự khủng hoảng giàn khoan với Trung Quốc đã kéo 2 quốc gia lại với nhau. Một giả định đặt ra là Việt Nam đang cố gắng cân bằng với Trung Quốc bằng cách di chuyển gần hơn với Hoa Kỳ. Quyết định bỏ một phần trong cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là một dấu hiệu như vậy.
Quan hệ Việt Nam với các nước chủ chốt ở Bắc Á vẫn tiếp tục ổn định. Nhật Bản là một đối tác quan trọng không chỉ vì nó là một đối tác kinh tế, và là một nguồn vốn FDI quan trọng đối với Việt Nam, mà bởi vì Nhật Bản là một nguồn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) tốt nhất của Việt Nam. Nhật Bản cũng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc tiếp tục được mở rộng thông qua việc hai nước tiến hành nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược. Hàn Quốc trở thành nhà tài trợ vốn ODA lớn thứ hai của Việt Nam và là nguồn FDI chính.
Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại của mình với mục đích phát triển mối quan hệ tốt với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Chính sách này tiếp tục thành công. Tuy nhiên, tình hình với Trung Quốc vẫn rơi vào sự phức tạp.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và sự hợp tác chính trị giữa hai nước là chặt chẽ, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thách thức chiến lược chính của Việt Nam do các tranh chấp ở vùng Biển Đông.
Những những thách thức nói trên, nếu không xử lý đúng cách, có thể làm suy yếu tính hợp pháp của chính quyền và Đảng cầm quyền tại Việt Nam.
Theo Ramses Amer (Southeast Asian Affairs 2015)