VNTB – TPP: quyền người lao động khi Việt Nam ký kết vẫn chông chênh

Ngọc Hạ (VNTB) Công nhân Việt Nam sẽ được phép thành lập công đoàn độc lập, ngay sau khi thỏa thuận TPP có hiệu lực.

Một trong các vấn đề gây tranh cãi của TPP đối với Việt Nam, chính là nâng cao quyền cho người lao động, trong đó cho phép ra đời tổ chức công đoàn độc lập, bên cạnh công đoàn của nhà nước.

Hãng tin AFP cho hay, sau khi tổ chức đình công ôn hòa lần đầu tiên tại một nhà máy giày, nhà hoạt động lao động Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị bắt, bị đánh đập bởi công an, và bị kết án tù 4 năm. Điều này cho thấy, chính quyền Việt Nam không cho phép công nhân có bất kỳ các hoạt động này diễn ra ngoài khuôn khổ định hướng từ phía tổ chức công đoàn.

Nhưng điều này sẽ thay đổi, khi TPP có hiệu lực. Một thỏa thuận được Tổng thống đương nhiệm Obama cho đó là một nền tảng “thương mại thế kỷ 22”.

TPP tìm cách tự do hóa thương mại và chiếm lĩnh 40% của nền kinh tế toàn cầu, và nếu được phê chuẩn thì sẽ bắt buộc các bên ký – dù là Mỹ, Nhật Bản, Canada hay Việt Nam – cho phép công đoàn độc lập được hoạt động.

Điều này đã được dự báo trước, Việt Nam cần phải nhượng bộ để đổi lấy những lợi ích về mặt kinh tế, trong bối cảnh thâm hụt thương mại Việt – Trung đang gây đau đầu cho phía nhà cầm quyền.

Trong cuộc cuộc phỏng vấn với từ NYT vào tháng 11/2015, ông Lê Đình Quang, phó Bộ phận quan hệ lao động thuộc VGCL khẳng định: “Đây là một thách thức rất lớn cho chúng tôi [VGCL], nhưng vì lợi ích quốc gia, sự hội nhập quốc tế và quyền và lợi ích của người lao động, chúng tôi cần phải tìm giải pháp. Chúng tôi hiểu rằng cam kết này rất tốt cho công nhân Việt Nam.”

Đối với ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hồng Kông, sự tham gia của Việt Nam trong TPP phản ánh một “sự đồng thuận mới” trong giới cầm quyền về chính sách đối ngoại của mình.

“Hà Nội công nhận TPP nhằm củng cố bảng xếp hạng của đất nước, về kinh tế và chiến lược,” ông nói.


Tuy nhiên, ghi nhận từ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết, đó là một chặng đường dài từ cam kết đến sự thay đổi.

“Việt Nam vẫn muốn duy trì độc quyền của mình về công đoàn,” chị Đỗ Thị Minh Hạnh, người được trả tự do vào năm 2014 và hiện đang sống dưới sự giám sát cho biết. 

Công đoàn hiện nay được xem là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhà hoạt động Hoàng Dung đã cho AFP biết, nó “lập ra để kiểm soát, chứ không đại diện cho công nhân”. 

Việc thiếu sự đại diện đã đưa đến các cuộc đình công tự phát, một nhà hoạt động về quyền con người, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho hay.

“Công nhân chứng minh là họ không thể thương lượng,” chị nói.

Chị chia sẻ, bản thân không lạc quan về TPP, vì liệu rằng “ai có thể đảm bảo về các công đoàn thực sự độc lập và sẽ lắng nghe mối quan tâm của người lao động?”.

Cần nhắc lại, TPP có một cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó cho phép các công ty kiện chính phủ ra tòa nếu quyền lợi của mình bị xâm phạm. 

Nhưng thỏa thuận này không có cơ chế thực thi tương đương để đảm bảo rằng các nước thành viên phải buộc theo các cam kết của họ về lao động và môi trường.

Cố vấn cấp cao của Tổ chức Oxfam Việt Nam, ông Andrew Wells-Dang lưu ý rằng Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp ước về quyền nhân quyền (quyền lao động) trong quá khứ, nhưng việc thực hiện lại khá tệ.

TPP “có thể mở ra không gian về các vấn đề lao động … nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nó không được thực thi” ông Andrew Wells-Dang tự vấn.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)