Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trụ trì chùa có được miễn thuế thu nhập cá nhân?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Tiền công đức là cái máy đẻ ra tiền

 

Có ý kiến thắc mắc là “tiền cúng dường” chuyển vào tài khoản cá nhân của trụ trì chùa theo yêu cầu thì đương sự thụ hưởng đó có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Theo bài viết mới đây trên trang Việt Nam Thời Báo liên quan đến tiền cúng dường, thì từng gói dịch vụ cho việc gọi là “Hùn phước cúng dường trai phạn và hộ trì cho khóa tu” ở chùa Giác Ngộ (quận 10, TP.HCM) ghi cụ thể bên nhận là tài khoản cá nhân của Trần Ngọc Thảo, tức trụ trì Thích Nhật Từ. Trong lúc đó cũng đồng thời cho cúng dường thì ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh, TP.HCM) là chuyển đến pháp nhân tài khoản mang tên chùa Diệu Pháp.

Câu hỏi đặt ra là ở đây liệu trụ trì chùa Giác Ngộ có phải chịu sắc thuế thu nhập cá nhân từ cái gọi là “cúng dường” với công việc cụ thể của gói dịch vụ “Hùn phước cúng dường trai phạn và hộ trì cho khóa tu”?

Về mặt tôn giáo thì vấn đề “công đức” là nhạy cảm, và hiện nay cơ quan nhà nước vẫn là thăm dò trong quản lý qua động thái ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC, với phạm vi điều chỉnh là chỉ mới kiểm tra đối với các chùa chiền nằm trong diện di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh; và chùa chiền tổ chức lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.

Ngay sau khi Thông tư 04/2023/TT-BTC được ban hành thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát hành Công văn số 62/HĐTS-VP1, ngày 20-2-2023, trong đó có một nội dung mang tính trấn an, là:

“Thông tư số 04 không điều chỉnh quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04).

Theo quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, hoạt động tôn giáo gồm hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo; trong đó sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.

Vì vậy, việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo nói trên tại tất cả các chùa, cơ sở tự viện, tổ chức trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04.

Trụ trì các các chùa, cơ sở tự viện, người đứng đầu các tổ chức trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp cần thiết để phân định, tách bạch, minh bạch tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo với các loại tiền công đức, tài trợ khác như: tiền công đức, tài trợ cho di tích; tiền công đức tài trợ cho hoạt động lễ hội; và tiền công đức, tài trợ cho nhà tu hành.

Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo, tiền công đức, tài trợ cho nhà tu hành phải đúng mục đích theo quy định của Giáo hội, phù hợp với Giáo lý, Giáo luật và phù hợp với quy định của pháp luật”, trích nội dung của Chương 1, khoản 4.

Nhiều ý kiến quan sát độc lập cho rằng từ các vụ việc kêu gọi cúng dường qua tài khoản cá nhân của trụ trì chùa, cho thấy cần thiết nếu áp dụng một hình thức đánh thuế, thì ai sẽ là người đóng thuế, ai sẽ là pháp nhân đóng thuế, các vị trụ trì cơ sở tôn giáo tín ngưỡng?

Có thể là ‘con sâu làm rầu nồi canh’, nhưng từ những hiện tượng sử dụng tài khoản ngân hàng mang tính cách cá nhân như của trụ trì Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, Thích Nhuận Đức có thể thấy tiền công đức là cái máy đẻ ra tiền, cũng là nguyên nhân của sự xung đột lợi ích của việc kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng mang đến nguồn lợi cực kỳ lớn, nhưng không phải chịu sự điều chỉnh của thuế.


Tin bài liên quan:

VNTB – Món nợ hơn 30 năm

Do Van Tien

VNTB – Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng hai năm: nhìn lại các vụ việc nổi cộm

Do Van Tien

VNTB – Suy đoán vô tội với hành vi bị tố cáo hình sự đối với công dân Nguyễn Phương Hằng?!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.