Thái Thịnh (VNTB) Hải giám Trung Quốc một lần nữa đụng độ với các tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp trên Biển Đông, ngư dân Việt Nam nói rằng, họ bị tấn công bởi vòi rồng và sau đó bị cướp thiết bị trên tàu, báo Guancha Syndicate cho biết.
Đây là một hiện tượng phổ biến kể từ khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm bắt cá hằng năm của mình tại Biển Đông.
Phương tiện truyền thông của Việt Nam đã báo cáo một số tàu tàu đánh cá Việt Nam bị đẩy ra khỏi khu vực đánh cá (thuộc chủ quyền Việt Nam) bằng tàu Hải giám của Trung Quốc, ít nhất có một tàu cá tuyên bố rằng, toàn bộ sản lượng hải sản được khai thác đã bị tàu Trung Quốc cướp trắng.
Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đang tuần tra xung quanh quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ngày 10/05/2015. (Photo / Xinhua) |
Trong ngày 7/6/2015, một chiếc tàu đánh cá Việt Nam với 13 người đã bị “tấn công” bởi một tàu Hải giám với vòi rồng trong hai giờ. Một ngư dân 23 tuổi nói với các phóng viên rằng, Trung Quốc bỏ qua những lời cầu xin của họ khi bị tấn công, ngay cả khi họ tìm cách tát nước ra khỏi tàu để tránh bị chìm. Kết quả, hai ngư dân bị thương.
Vào chiều ngày 10/06/2015, một tàu cá Việt Nam tiếp tục bị “tấn công và cướp” bởi bốn tàu Hải giám, họ bị bao vây và bị đâm, ông còn cho biết, sáu người trên Hải giám đã nhảy lên tàu của ông và “tịch thu” thiết bị chuyên dụng cũng như lượng hải sản khai thác được, tổng trị giá lên đến 25.000 USD.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 18/5 rằng, lệnh cấm đánh bắt cá được áp dụng theo thẩm quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Đó là một biện pháp hành chính thường xuyên được áp dụng để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển sống trong các vùng nước liên quan và đây là một hành động thích hợp để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc,” ông nói.
Quần đảo Hoàng Sa là vùng biển đảo tranh chấp, nơi mà các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ.
Năm ngoái, Trung Quốc quyết định triển khai một giàn khoan dầu ở gần quần đảo tranh chấp và đã gây ra một bế tắc ngoại giao giữa hai nước Việt – Trung, dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình chống Trung Quốc và các cuộc bạo động trên khắp Việt Nam.