VNTB – Trung Quốc bỏ lơ lời kêu gọi rút tàu của Việt Nam

VNTB – Trung Quốc bỏ lơ lời kêu gọi rút tàu của Việt Nam

 

(VNTB)  – Tàu Trung Quốc vẫn ở gần các mỏ khí đốt do Nga khai thác sau khi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam.

 

Tàu nghiên cứu và các tàu hộ tống của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam,  gần các mỏ khí đốt do Nga khai thác ở Biển Đông. Trung Quốc không nao núng trước yêu cầu họ rút tàu đi của Việt Nam .

Tàu Hướng Dương Hồng 10, cùng với các tàu hộ tống đã hoạt động trong giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ ngày 7 tháng 5. Theo ông Ray Powell thuộc Dự án Myoushu của Đại học Stanford, đây là sự xâm nhập nghiêm trọng nhất. nghiêm trọng kể từ năm 2019, ông gọi đây là  “sự leo thang đáng lo ngại” trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước.

Phần lớn các vùng biển giàu năng lượng ở Biển Đông, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một cuộc đối đầu năm 2019 trong khu vực đã kéo dài hơn ba tháng và chủ yếu nhằm vào một lô dầu khí do Rosneft, một công ty dầu khí nhà nước của Nga, khai thác. Sau đó, Rosneft đã chuyển tài sản ở Biển Đông cho Zarubezhneft, một doanh nghiệp nhà nước khác của Nga. Hãng Zarubezhneft hiện đang vận hành một số mỏ khí đốt trong vùng biển có hiện đang có tranh chấp.

Trong những tuần kể từ khi tàu nghiên cứu Trung Quốc đến, tàu chủ yếu di chuyển qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetro – một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam – quản lý – theo Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận. Tàu Hướng Dương Hồng 10 cũng đi qua lô 132 và 131 mà Việt Nam ủy quyền cho Vietgazprom, công ty hợp tác giữa Gazprom của Nga và PetroVietnam, thăm dò. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng đã nộp hồ sơ dự thầu cạnh tranh để thăm dò hai lô này.

Mao Ning, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận cũng như quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan. Bà coi các hoạt động của tàu Trung Quốc là “chính đáng và hợp pháp”, đồng thời  bác bỏ tuyên bố xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Bà Mao Ning nhấn mạnh thông tin liên lạc của Trung Quốc với các bên liên quan về vấn đề này và ý định “cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông.” Bà cũng khẳng định cam kết bảo vệ “các quyền và lợi ích hợp pháp” của Trung Quốc.

Ông Powell cho biết Việt Nam đã công khai yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi hôm thứ Năm khi các tàu này đang đóng tại lô 129 do Vietgazprom quản lý. Yêu cầu này được đưa ra sau chuyến thăm của Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống Nga và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tới Hà Nội hôm thứ Hai.

Ông Powel cho biết tàu cá Việt Nam theo dõi hạm đội Trung Quốc ở khoảng cách 200-300m hôm thứ Sáu. Các tàu Trung Quốc đã di chuyển đến một khu vực lân cận với các khu vực do các công ty Nga khai thác, bất chấp các quy tắc quốc tế  về việc cho phép tàu thuyền đi qua vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, một hành động mà Việt Nam và các bên yêu sách khác ở Biển Đông là Philippines và Malaysia, coi là gây hấn.

______________

Nguồn:  Reuters

[ads_color_box color_background=”#f7f0f0″ color_text=”#444″]
Ngày 25/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Vừa qua, như thông tin đã đưa, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc, cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc và triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước.

[/ads_color_box]

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    Đã yêu cầu rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế,vùng biển của VIỆT NAM,mà trung quốc vẫn ngàn bướng không nghe,thiết nghĩ nhà nước và nhân dân VIỆT NAM nên có biện pháp mạnh trực xuất đội tàu nầy ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của VIỆT NAM.