Việt Nam Thời Báo

VNTB- Trung Quốc đang tích cực xây dựng trái phép ở Quần đảo Hoàng Sa

Asia Maritime Transparency Initiative, ngày 18/02/2017

(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


(VNTB) – Trong khi việc xây dựng bảy tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đã được truyền thông thế giới đưa tin nhiều kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu nạo vét trên quy mô lớn bắt đầu vào cuối năm 2013, thì những hành động tương tự của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa đã nhận được tương đối ít sự chú ý của công luận thế giới. Nhưng chuỗi đảo này đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu thiết lập khả năng giám sát và triển khai sức mạnh trên khắp Biển Đông của Trung Quốc. Cuối cùng, Bắc Kinh đã tiến hành nâng cấp đáng kể các cơ sở hạ tầng quân sự tại quần đảo Hoàng Sa.
Các công trình Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo trên bãi Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Asahi Shimbun.

Trung Quốc chiếm 20 tiền đồn ở Hoàng Sa. Ba trong số này hiện đã có bến cảng được bảo vệ và có khả năng tiếp đón một số lượng lớn các tàu hải quân và dân sự. Bốn tiền đồn khác có bến cảng nhỏ hơn, và tiền đồn thứ năm đang được xây dựng tại đảo Drummond. Năm trong số các hòn đảo có sân đỗ cho trực thăng, với đảo Duncan có nhà chứa hiện đại cho trực thăng. Và đảo Phú Lâm lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, có đường băng, nhà chứa máy bay, và tên lửa đất-đối-không HQ-9.
Đảo Phú Lâm
Đảo Phú Lâm, được mở rộng để kết nối với đảo nhỏ Rocky, là căn cứ quân sự chính của Trung Quốc ở Hoàng Sa và là thủ đô hành chính chính thức của ba quần đảo mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông (bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa và dãy san hô Scarborough and Macclesfield). Trong vài năm qua, Trung Quốc đã tiến hành mở rộng đảo Phú Lâm một cách đáng kể và xây dựng nhiều cơ sở mới. Nó đã được nâng cấp đáng kể hai bến cảng tránh bão, và nâng cấp căn cứ không quân của Trung Quốc tại đây với 16 nhà chứa máy bay nhỏ cho máy bay chiến đấu cũng như bốn nhà chứa máy bay lớn hơn. Đáng lo ngại nhất, vào đầu năm 2016, Trung Quốc triển khai nhiều tên lửa HQ-9 trên đảo. Mặc dù các báo cáo trong tháng 7/2016 rằng giàn tên lửa đã được di chuyển, chúng vẫn được triển khai dọc theo bờ biển phía bắc của Phú Lâm. Trung Quốc cũng đã bắn thử tên lửa hành trình chống tàu từ đảo vào giữa năm 2016, nhưng không rõ có còn giữ những hệ thống đó trên đảo này hay không. Kể từ năm 2013, đảo Phú Lâm đã được sử dụng như là một kế hoạch chi tiết cho việc nâng cấp quân sự tại ba cơ sở lớn nhất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Fiery Cross, Subi, và rặng san hô Mischief. Như vậy, sẽ là hợp lý để giả định rằng những căn cứ đó có thể sớm được triển khai các thiết bị quân sự  tương tự như những gì đã có trên đảo Phú Lâm, bao gồm cả tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình.
Palm / Đảo Duncan
Palm và Duncan Islands, đã được nối với nhau bằng một cây cầu đất, tạo thành căn cứ quân sự tiên tiến thứ hai của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa. Khu vực nằm giữa hai hòn đảo đã được nạo vét và biến thành một cảng lớn. Ngoài ra, đảo có nhà chứa máy bay và tám sân đỗ trực thăng. Như những người khác đã phỏng đoán, cơ sở này có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống tàu ngầm của Trung Quốc.
Đảo Cây (Tree Island)
Đảo Cây đã được nâng cấp đáng kể trong năm qua. Trung Quốc đã nạo vét để tạo ra cảng mới ở phía tây nam của đảo này, mở rộng đáng kể diện tích đảo trong quá trình này. Các công trình mới xây dựng trên diện tích mở rộng này bao gồm nhiều công trình ngầm lớn tương tự như những công trình được xây dựng trước đó ở đảo Phú Lâm và Fiery Cross, Subi, và Mischief.
Đảo Bắc và Trung
Trung Quốc đã bồi đắp ở phía nam của Đảo Bắc và đã bắt đầu xây dựng cơ sở mới trên đó. Sự hiện diện của một nhà máy xi măng cho thấy việc xây dựng sẽ tiếp tục và đảo có thể trở thành cơ sở hạ tầng quân sự lớn như những nơi khác trong quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cũng đã xây dựng một cây cầu nối với đảo Trung cạnh đó nhưng đã bị phá bởi cơn bão Sarika vào tháng năm 2016. Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có từ bỏ kế hoạch hay sẽ xây dựng lại cây cầu trong một nỗ lực để biến hai hòn đảo nhỏ thành một tính năng duy nhất.
Đảo Tri Tôn (Triton)
Đảo Tri Tôn là một trong bốn đảo ở Hoàng Sa mà dường như đã đã chứa bến cảng nhỏ trước chiến dịch xây dựng hiện hành. Nhưng nó đã được mở rộng gần đây, với một sân bay trực thăng mới. Hòn đảo này cũng là duy nhấtcó một lá cờ lớn của Trung Quốc và các dòng chữ nhận biết được từ vệ tinh hoặc thiết bị giám sát trên không, như là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Hoàng Sa (Pattle)
Giống như Tri Tôn, đảo Hoàng Sa bao gồm một bến cảng nhỏ và sân bay trực thăng, và gần đây nhiều cơ sở mới được xây dựng.
Đảo Linh Côn (Lincoln)
Đảo Linh Côn có một bến cảng nhỏ, nhưng không có cơ sở hạ tầng không quân cho đến nay.
Đảo Quang Ánh (Money Island)
Đảo Quang Ánh, như Tri Tôn và Pattle, có bến cảng kèm sân bay trực thăng nhỏ, cùng với một số lượng ngày càng tăng của các cấu trúc.
Đảo Duy Mộng (Drummond)
Đảo Duy Mộng cho đến gần đây không có cơ sở hạ tầng quân sự. Nhưng Trung Quốc đang trong quá trình nạo vét cảng mới cho hòn đảo này.
Đá Hải Sâm, bãi Xà Cừ và Quanfu và Yagong
Không phải tất cả các tiền đồn của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa hiện đang chứa cơ sở hạ tầng quan trọng, và chỉ có một hoặc hai tòa nhà (bao gồm hai đảo chỉ có ngọn hải đăng). Cụ thể, tại đảo Đá Hải Sâm, bãi Xà cừ, đảo Quanfu, và đảo Yagong, không có gì hơn ngoài bãi cát. Nhưng sự hiện diện của các tòa nhà nhỏ và vật liệu xây dựng cho thấy Trung Quốc chuẩn bị để mở rộng những tính năng này.
———————

Tin bài liên quan:

VNTB- Ủy ban Bảo vệ Ký giả: Hai blogger bị bắt giữ vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – Tập Cận Bình là ai: sự tôn kính và bắt chước Mao

Phan Thanh Hung

VNTB- Thêm một blogger bị kết án tù trong bối cảnh đàn áp gia tăng tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo