VNTB – Trung Quốc kêu gọi tư nhân đầu tư cơ sở hạ tầng ở Trường Sa

Thái Thịnh (VNTB) Trung Quốc sẽ mời nhà đầu tư tư nhân xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo nhân tạo, trong vùng tranh chấp Biển Đông và sẽ tiến hành các chuyến bay thường hơn trong năm nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.

Theo Reuters, năm 2012 Trung Quốc thành lập cái mà họ gọi Thành phố Tam Sa, trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).

Phó thị trưởng thành phố Tam Sa, Feng Wenhai, cho biết họ sẽ chào đón nhà đầu tư tư nhân và “sẽ bắt đầu chương trình hợp tác giữa tư nhân và nhà nước”, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết.

“Thành phố sẽ đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng một trung tâm cứu hộ hàng hải. Cáp quang ngầm sẽ được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong năm nay, Wi-Fi sẽ phủ sóng ở các đảo có người ở,” Feng nói.

Đảo Phú Lâm sẽ tiếp tục các chuyến bay thường xuyên trong năm, Feng nói thêm, nhưng sẽ dừng việc mở rộng đường băng hay xây dựng thêm.

Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 sau một cuộc chiến hải quân với Việt Nam.

Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư của Trung Quốc, Gabrielle Price, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tranh chấp phải ngừng khai hoang đất đai, xây dựng cơ sở mới, và quân sự hóa tiền đồn ở Biển Đông.

Mặc dù Trung Quốc gọi đó là thành phố, dân số thường trú Tam Sa hiện tại không quá 1.000 người, và trên một các đảo bị tranh chấp không có người ở.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bùng lên một lần nữa trong những tuần gần đây, sau khi máy bay dân sự của Trung Quốc tiến hành hạ cánh thử nghiệm trên đảo Đá chữ thập tranh chấp, đây là một trong ba đường băng Trung Quốc đợc xây dựng bằng cách nạo vét cát lên trên rạn san hô ở quần đảo Trường Sa.

Việt Nam phản đối việc làm “bất hợp pháp” này, và nhấn mạnh sẽ bảo vệ chủ quyền của mình thông qua các biện pháp hòa bình.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Sáu cho thấy những hành khách dân sự đầu tiên đi bằng máy bay đến Đá chữ Thập, là người thân của một binh sĩ đang đồn trú trên đảo này, gồm hai người phụ nữ và hai trẻ em.

Trong khi đó, đường băng trên đảo đá Subi và đảo đá Vành khăn cũng đã được hoàn tất, theo một hình ảnh vệ tinh được công bố vào ngày thứ Sáu bởi Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI).

Tốc độ xây dựng nhanh hơn dự kiến, theo Reuters. Trong khi đường băng đảo Đá chữ Thập mất hơn 7 tháng, thì đảo đá Vành khăn chỉ mất 3-4 tháng, AMTI cho biết.

Việc xây dựng lần này cũng bao gồm nhà ở, nhà máy xi măng, các cơ sở lắp ghép, và diện tích cỏ nhân tạo có thể được sử dụng cho thể thao, giám đốc AMTI nói.

Trong tuần này, liên quan đến việc, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc” và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử – Tam Sa”, người hát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phát biểu phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)