VNTB – Trung Quốc và vị trí Nhóm tư vấn Hội đồng nhân quyền LHQ

VNTB – Trung Quốc và vị trí Nhóm tư vấn Hội đồng nhân quyền LHQ

Ngân Bình dịch 

 

(VNTB) – Theo quan điểm từ hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, vị trí này đã làm dấy lên mối lo ngại về tương lai của chương trình nghị sự nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

 

Tuần trước, Trung Quốc đã được bổ nhiệm làm thành viên của Nhóm cố vấn thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ. Jiang Duan, một quan chức của phái bộ Trung Quốc tại Geneva, đã được bổ nhiệm và xác nhận, ông sẽ ngồi ở vị trí này cho đến tháng 3 năm 2021. Đặt Trung Quốc vào một nhóm có ảnh hưởng theo dõi các khuyến nghị của các chuyên gia về quyền con người gây ra nhiều lo ngại, vì hồ sơ của Trung Quốc còn tồn tại nhiều vấn đề.

Trong 40 năm qua, Trung Quốc ngày càng hội nhập vào các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong các cơ quan và tổ chức của Liên Hợp Quốc, và ngày càng muốn mở rộng ảnh hưởng.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HRC) là một cơ quan trực thuộc của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và được thành lập năm 2006 để thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. 47 thành viên của Hội đồng đã được bầu với nhiệm kỳ ba năm. Họ được phân phối trên cơ sở địa lý theo nhóm khu vực: 13 ở Châu Phi, 13 ở Châu Á-Thái Bình Dương, 6 cho Đông Âu, 8 cho Châu Mỹ Latinh và Caribbean, 7 Đại diện cho “các nhóm Tây Âu và các nhóm khác”. Trung Quốc trước đây từng là Cao ủy Nhân quyền trong giai đoạn 2006 – 2009, 2010 – 2012, 2014 – 2016 và 2017 – 2019.


Nhiệm vụ của Hội đồng là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, đặc biệt thông qua cơ chế đánh giá định kỳ toàn cầu, đánh giá hoạt động nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Ủy ban Tư vấn, Thủ tục Khiếu nại, và Thủ tục Đặc biệt, trao quyền cho Ủy ban Nhân quyền để thu thập ý kiến ​​chuyên gia và ý kiến ​​về các vấn đề nhân quyền theo các nhiệm vụ quốc gia hoặc theo chủ đề.

Nhóm tư vấn, cơ quan mà Trung Quốc vừa được bổ nhiệm, được giao nhiệm vụ đề nghị các ứng cử viên cho các vị trí theo các nhiệm vụ của Quy trình đặc biệt, Cơ chế về quyền của người bản địa và Cơ chế chuyên gia về Quyền phát triển. Nhóm này gồm năm đại sứ, đại diện cho năm nhóm khu vực của Liên hợp quốc, để tạo điều kiện bổ nhiệm các chuyên gia về tự do ngôn luận và tôn giáo, nước và vệ sinh, nhà ở, thực phẩm và sức khỏe, nghèo đói và các vấn đề ở nhóm quốc gia như Campuchia, Iran, Myanmar và Bắc Triều Tiên.


Mặc dù vấn đề nhân quyền luôn là một chủ đề gây tranh cãi ở Trung Quốc và mối quan hệ của Bắc Kinh với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu (điều này đặc biệt nghiêm trọng trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai), sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989). Thế nhưng tất cả các dấu hiệu phản đối chính sách nội địa của Trung Quốc dường như đã bị trì hoãn hoặc rút khỏi chương trình nghị sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chủ động đệ trình các đề xuất lên Hội đồng Nhân quyền với tư cách là thành viên, mặc dù gặp nhiều phản ứng. Những nghị quyết này gặp nhiều thách thức bởi việc xây dựng quyền con người và quyền phát triển theo cách tiếp cận tập trung vào nhà nước, và nhà nước có chủ quyền đối với người dân và các nhóm cộng đồng. Các chuyên gia lo lắng rằng chú trọng đối thoại và đồng thuận sẽ làm suy yếu cam kết về tính minh bạch và trách nhiệm. Ngoài ra, vào tháng 7 năm 2019, xuất hiện kháng nghị lên Uỷ ban nhân quyền về chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương – chỉ trích kế hoạch giam giữ quy mô lớn của Trung Quốc và các vấn đề khác về chính trị nhân quyền liên quan đến chiến dịch chống cực đoan và chống khủng bố của Trung Quốc. Gần đây, với các biện pháp nghiêm ngặt được Bắc Kinh áp dụng để chống lại virus corona cũng gây nhiều phản ứng về nhân quyền đối ở Trung Quốc.

Thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ và thành viên cao cấp của Uỷ ban hướng về Trung Quốc thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ (R-NJ) đã lên án về sự kiện ông Jiang Duan tham gia nhóm cố vấn thuộc Uỷ ban nhân quyền. “Không có lý do gì để ủy quyền cho  quan chức chính phủ Trung Quốc  như Jiang Duan để điều tra các vi phạm nhân quyền cho đến khi có nhận định về tình hình nhân quyền của Trung Quốc.” Smith nói.

Bất chấp những nỗ lực của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ để buộc Trung Quốc có trách nhiệm hơn đối với các vấn đề nhân quyền, chính quyền Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Hội đồng Nhân quyền vào tháng 6 năm 2018 – cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Ted Pickcone, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Brookings, nói: “Trung Quốc và các đồng minh đã lấp đầy chỗ trống. Theo thời gian, Bắc Kinh sẽ loại bỏ hoặc xác định lại các nguyên tắc cơ bản của quyền con người phổ quát.”

Việc bổ nhiệm nhân sự nằm trong các vị trí lãnh đạo của Liên Hợp Quốc tương ứng với đầu tư của Bắc Kinh vào hệ thống tổ chức này. Hiện tại, các quan chức Trung Quốc nắm giữ 4/ 15 vị trí lãnh đạo của cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc. Khi Hoa Kỳ dưới thời ông Trump rút khỏi chính sách ngoại giao đa phương, “Trung Quốc có thể tiếp tục tìm cách đóng vai trò lãnh đạo tài chính và nhân quyền mà Hoa Kỳ dường như đang từ bỏ”, Courtney J. Fung và Shing-Hon Lam viết. Đồng thời, Kristine Lee cảnh báo rằng về lâu dài, “Nếu Bắc Kinh đạt được thành công mục đích tái tổ chức của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ không còn giống như phần còn lại của thế giới,  thế giới sẽ trở nên giống Trung Quốc hơn”.

Một Trung Quốc tích cực và có ảnh hưởng hơn trong Liên Hợp Quốc có thể phần nào cho thấy hệ thống này xem xét các mục đích và mục tiêu của Trung Quốc ra sao. Tuy nhiên, sự tham gia của Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc không nhất thiết là đơn phương, và cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các vấn đề chính trị, kết quả từ sự năng động bên trong các thể chế quản trị toàn cầu rộng lớn hơn và ảnh hưởng của áp lực từ bên trong của Trung Quốc.

 

_______________

Chú thích

Tác giả là Eleanor M. Albert là nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ, chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học George Washington.

Nguồn: https://thediplomat.com/2020/04/china-appointed-to-influential-un-human-rights-council-panel

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)