VNTB – Truyền thông nước ngoài: ‘Việt Nam không phải là Trung Quốc, không có cá nhân lãnh đạo’

Thạch Lam Trần (VNTB) ĐH XII đã khép lại trong ngày 28.01, và ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ tới. Đánh giá về sự kiện này, truyền thông nước ngoài đang làm rõ đường hướng cải cách kinh tế của Việt Nam và cơ chế quyền lực của Việt Nam so với Trung Quốc. 

Tập thể lãnh đạo
Trong một bài viết, Joshi – giám đốc thông tin của AP (phụ trách khu vực Đông Nam Á) đã cho hay, “để thành công về mặt chính trị tại Việt Nam, thì cần phải có sự đồng thuận”. Và sự đồng thuận này đến từ chính cơ chế quyền lực tại Việt Nam, đó là hệ thống “tập thể lãnh đạo”.
Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam thận trọng hơn với tệ “sùng bái cá nhân”, điều này áp dụng ngay cả với vị Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Do đó, vai trò cá nhân lãnh đạo, và sức ảnh hưởng của yếu tố này trong đời sống chính trị Việt Nam không hề giống Trung Quốc. Việt Nam không hề có Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình một tay thâu tóm quyền lực, Việt Nam chỉ muốn cai trị thông qua một Bộ Chính trị – hay đúng hơn là một tập thể lãnh đạo với các đảng viên ưu tú của Đảng.
Sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, do đó là hiển nhiên.
Vấn đề mà ông Joshi đặt ra là, liệu rằng, “cải cách kinh tế” do ông Thủ tướng Dũng đang chỉ đạo có bị dừng lại? Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc? Mối quan hệ Việt – Mỹ sẽ bớt ấm hơn? 
Câu trả lời là: không.
Bởi hai nhà lãnh đạo đứng đầu Đảng và Chính phủ không hề xung đột về mặt ý thức hệ.
Bởi vậy, trong cuộc họp báo sau khi đắc cử Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, dù là một đất nước đơn đảng, nhưng “Bởi vậy, trong cuộc họp báo sau khi đắc cử Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, dù là một đất nước đơn đảng, nhưng “chúng tôi cũng có nguyên tắc dân chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo. Nếu không thì lỗi sẽ được đổ cho tập thể trong khi công lao lại được các cá nhân hưởng.”
Ai lên cũng đều phải cải cách
Thời kỳ ông Dũng lên nắm quyền Thủ tướng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 3, lên đến 2.100 USD, tăng trưởng đạt 6,7% vào năm ngoái, và đầu tư nước ngoài (FDI) đạt mức kỷ lục 14.5 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia thỏa thuận thương mại tự do TPP mà theo Fitch Ratings dự đoán, Hà Nội sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Dù cải cách kinh tế sẽ có phần chậm lại (chứ không phải là dừng lại), đặc biệt là trong 6 tháng tiếp theo, khi ông Nguyễn Xuân Phúc lên nắm quyền Thủ tướng. Nhưng ở Việt Nam, “cá nhân không đóng vai trò lớn, vì hầu hết các chính sách đều là quyết định của tập thể”, ông Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết. Trong khi, sự tồn vong của đảng cầm quyền, phụ thuộc vào mức độ cải cách kinh tế – điều mà ông Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Bộ Chính trị nhận thức rõ. 
Cần nhắc lại rằng, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào nguồn FDI, còn nguồn nội lực như DNNN hay DNTN đều thiếu khả năng cạnh tranh và bị hạn chế nhiều bởi chính sách. 
Trong khi đó, The Nation trong bản tin ngày 30.01 cho hay, điều thú vị qua ĐH lần này chính là Ủy ban T.Ư đã có một lực lượng đảng viên trẻ và ủng hộ cải cách kinh tế. Trang tin này dẫn lời TS Lê Đăng Doanh.
“Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang buộc thay đổi vì nhiều áp lực ,” nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói. “Việt Nam đang hội nhập sâu. Nếu khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, thì đó là sự cạnh tranh thiếu công bằng”.
Cũng trong tin có liên quan, The Indian Republic cũng có bình luận. Theo đó, dẫn lời học giả Lê Hồng Hiệp cho biết.
“Xu hướng của Việt Nam là thay đổi, nhưng vẫn sẽ phải thận trọng, vì mục đích cuối cùng của đảng [CSVN] là duy trì đơn nhất quyền lực”, ông Hiệp nói. 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)