Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tự do báo chí ở Việt Nam

Lê Thanh Thảo (VNTB) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước cộng sản với một hệ thống độc đảng. Vì thế, nó không chỉ được biết đến như là một đất nước với những cánh đồng lúa đẹp, mà còn bởi chính sách khắc nghiệt trong kiểm soát các phương tiện truyền thông, báo chí, blogger Aelie Peulen trong một bài viết trên mo.be cho biết.

Các nhà chức trách Việt Nam sử dụng cả hai cơ chế, pháp lý và đe dọa vật lý để trừng phạt hoặc đe dọa các nhà báo, blogger vì hành vi ‘chỉ trích’ chính quyền của họ. 


Một Pano tuyên truyền tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản kiểm soát hầu như mọi thứ: từ truy cập web đến hạn chế các phương tiện truyền thông xã hội thực hiện quyền tự do ngôn luận, mặc dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền này.
Đảng cũng đưa ra các điều luật hình sự nghiêm cấm lợi dụng tự do ngôn luận để “chỉ trích”. Dù rằng, “chỉ trích” – một định nghĩa khá mơ hồ và rất khó lý giải, nó không cho phép rạch ròi giữa điều được phép và không được phép làm.
Ba trong số những điều luật được Việt Nam vận dụng thường xuyên để bắt các cá nhân “bất đồng chính kiến” như:
Điều 88, nghiêm cấm “tuyên truyền chống nhà nước”;
Điều 79, nghiêm cấm các hoạt động nhằm “lật đổ nhà nước”;
Điều 258, nghiêm cấm “lạm dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại lợi ích quốc gia”.
Internet – kiểm duyệt sang một cấp độ mới
Không có nhiều cách để công khai chỉ trích chính sách của chính quyền Việt Nam. Bởi Đảng nắm trong tay các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí và truyền hình.
Và Internet – một đối trọng nguy hiểm với phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam càng bị- kiểm soát khắt khe hơn. 
Trong năm 2013, chính quyền đã đưa kiểm duyệt sang một cấp độ mới. Một Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quy định người sử dụng internet không được dùng các mạng xã hội để chia sẻ hay trao đổi thông tin tổng hợp. Cấm các nhà cung cấp dịch vụ internet nước ngoài “cung cấp thông tin chống đối Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc … hay những thông tin xuyên tạc, vu khống và làm mất uy tín của các tổ chức, danh dự và phẩm giá của cá nhân.”.
Việt Nam là nước có tăng trưởng người dùng internet và mạng xã hội facebook nhanh.
Theo Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), trong năm 2014 có ít nhất một tá các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị cầm tù, tạm giữ hoặc quản chế tại gia. Đây là con số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với blogger. Có vẻ như chính quyền Việt Nam đang bắt kịp với trình độ “kiểm soát thông tin” của người anh lớn Trung Quốc.
Mặc dù gặp phải sự kiểm soát đó, nhưng internet vẫn phát triển mạnh tại Việt Nam, tỷ lệ thâm nhập Internet của Việt Nam đã đạt 44%. Hầu hết sự tăng trưởng này là nhờ smartphone, thiết bị được sử dụng bởi hơn 1/3 dân số Việt Nam, và có 30 triệu người dùng mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) qua smartphone.
Sự phổ biến của Facebook cho thấy, người dân muốn tìm đến các nguồn tin chứa ít tuyên truyền và chỉ đạo từ nhà nước, điều họ không nhìn thấy ở phương tiện truyền thông truyền thống.
Thay đổi?
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế vì sự hạn chế tự do báo chí – ngôn luận, nhưng tiếc là nó đã không có nhiều tác dụng.
Tuy nhiên, gần đây, mọi thứ có vẻ thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, bất ngờ nói với các quan chức rằng “mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cắm,” ông kêu gọi quan chức sử dụng nó để truyền tải thông điệp của chính phủ.
Điều này khá thú vị, ít nhất là khi các quan chức cao cấp được khuyến khích sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với người dân. 
Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang hướng tới môi trường tự do ngôn luận? Và điều này có nghĩa rằng các điều khoản nghiêm ngặt để bỏ tù những ai ‘chỉ trích chính quyền’ trong bộ luật hình sự sẽ bị xóa bỏ? Hay nó chỉ đơn giản là cách nhà nước Việt Nam tăng cường tuyên truyền online?
Đầu năm 2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ bày tỏ quan điểm “không cấm mạng xã hội”
Hầu hết các nhà phân tích không mong đợi một bước đi tích cực. The Economist Intelligence Unit dự báo, rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì kiểm soát và rằng việc đàn áp các blogger bất đồng chính kiến và các nhà phê bình khác trong những năm tới vẫn sẽ tiếp tục.
Và trong thời điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyến khích quan chức sử dụng mạng xã hội, cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam lần thứ 5 cũng diễn ra.
Giống như nhiều tổ chức và quốc gia khác, EU đã nhắc lại mối quan tâm của khối này về hạn chế tự do ngôn luận, bao gồm cả dự luật kiểm soát Internet của chính quyền Việt Nam. 
Tổ chức này cũng bày tỏ lo ngại trước hoạt động bắt bớ, đe dọa các nhà báo, nhà hoạt động, blogger và gia đình của họ.
Kiên nhẫn
Thời gian tới sẽ cho biết Việt Nam có sẵn sàng sửa đổi Bộ luật Hình sự để hướng tới một xã hội cởi mở hơn hay không?
Đó vẫn là một ẩn số!

Tin bài liên quan:

VNTB – Từ tự do báo chí nhìn lại hai từ “nhà báo”, cộng đồng

Phan Thanh Hung

Báo chí cần phát triển theo định hướng chuyên nghiệp

Phan Thanh Hung

VNTB – 2015: Năm dân chủ ở Đông Nam Á

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo