Việt Nam Thời Báo

VNTB – Từ Mao đến Tập: Trung Quốc phải trả giá cho những gì đã gây ra

Khánh An dịch

 

(VNTB) – Trong một bài phát biểu năm 1957, lãnh đạo cách mạng Trung Quốc Mao Trạch Đông đã đưa ra một tuyên bố gây chấn động thế giới: “Tôi không sợ chiến tranh hạt nhân. Có 2,7 tỷ người trên toàn thế giới; thì một vài người chết cũng không sao. Trung Quốc có 600 triệu dân; ngay cả khi một nửa trong số đó bị giết, vẫn còn 300 triệu người.”

 

Ba năm trước đó,  Mao đã nói với Thủ tướng Ấn Độ: “Nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, một nửa nhân loại chết, nửa còn lại sẽ vẫn còn, trong khi chủ nghĩa đế quốc bị san bằng và cả thế giới trở thành xã hội chủ nghĩa.”

Tại sao sự kiện lịch sử đáng kinh ngạc này lại có liên quan gì tới hôm nay?

Trước hết, hiện nay Mao vẫn là một anh hùng với nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là đối với Tập Cận Bình đang kêu gọi tái sinh tư tưởng Mao.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay vẫn giữ nguyên quan điểm quốc gia và toàn cầu do Mao và những người kế nhiệm thông qua trong Chiến tranh Triều Tiên khiến một triệu lính Trung Quốc thiệt mạng; các cuộc xâm lược và chiếm đóng  Tây Tạng và Đông Turkestan; cuộc cách mạng văn hóa và Bước Đại Nhảy vọt đã cướp đi sinh mạng của 50 triệu người Trung Quốc; “các cuộc chiến giải phóng dân tộc” ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh; và Quảng trường Thiên An Môn nơi hàng ngàn thanh niên Trung Quốc bị tàn sát dưới thời Đặng Tiểu Bình.

Cộng sản quốc tế, cho dù là Liên Xô hay Trung Quốc, chưa bao giờ tôn trọng cuộc sống của con người và có lòng trắc ẩn đối với sự đau khổ của nhân loại. Các vụ xúc xiểm đạo đức ngày nay như nạn diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng và Tân Cương, các trại tập trung người Ngô Duy Nhĩ, thu hoạch nội tạng ở quy mô công nghiệp, quân sự hóa khiêu khích ở Biển Đông; xâm lược ở biển Hoa Đông; và đe dọa huỷ hoại  Mỹ vì vấn đề Đài Loan.

Các học giả và chuyên gia an ninh quốc gia Trung Quốc hiện đang tranh luận về việc liệu đại dịch toàn cầu hiện nay có “đơn giản” là kết quả của việc phát tán virus một cách tình cờ – từ một “chợ hải sản” hay là từ một phòng thí nghiệm y sinh thực nghiệm ở Vũ Hán. Tuy nhiên, thậm chí vượt ra ngoài câu hỏi về lây truyền trong phòng thí nghiệm so với lây truyền động vật, một mối quan tâm lớn  hơn  là liệu sự phát tán ban đầu của virus hoặc việc  quản lý dịch bệnh sau đó của Trung Quốc có là chủ đích chống Mỹ và phương Tây? Có phải Trung Quốc đã cố tình cho  virus lây lan trong một bộ phận dân cư được kiểm soát, và sau đó cho lây lan ra cộng đồng thế giới, theo quan điểm của Mao thì phương Tây sẽ chịu phải thiệt hại nhiều hơn Trung Quốc?

Hoặc, ít nguy hiểm hơn, là ban đầu chính phủ Trung Quốc chỉ sơ suất, nhưng sau đó phát hiện ra rằng họ sẽ đạt được những lợi thế địa chính trị cần có khi bệnh dịch xảy ra ở phương Tây, ngay khi điều tồi tệ nhất đã kết thúc ở Trung Quốc? Dù hữu ý hay vô tình, liệu Tập Cận Bình đã nhìn thấy khả năng chỉ với virus có thể đạt được những gì mà Mao Trạch Đông chỉ mơ tưởng về một cuộc trao đổi hạt nhân – khiến phương Tây phải khuất phục, với cái giá phải trả là chỉ một thành phố duy nhất của Trung Quốc, chứ không phải là một nửa dân số Trung Quốc?

Về câu hỏi về động cơ, chắc chắn có một lời giải thích hợp lý cho lý do tại sao Bắc Kinh đưa ra một kế hoạch độc ác như vậy. Hoa Kỳ đã quyết thắng cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump khai chiến với Trung Quốc năm ngoái. Nền kinh tế từng nhảy vọt đã sụt giảm khi Tổng thống Trump phô trương những kỷ lục tích cực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Và, với chính sách kinh tế mạnh mẽ hơn, Tổng thống Trump yêu cầu nhiều thay đổi cơ bản hơn trong giai đoạn tiếp theo trong hệ thống kinh tế Trung Quốc vốn sẽ đem đến (tác động) tiềm năng chính trị nội bộ nhất thời.

Tập Cận Bình không hạnh phúc dưới áp lực chưa từng có từ chính quyền Mỹ mà Bắc Kinh rõ ràng đã đánh giá thấp. Tập Cận Bình phải hy vọng có một cách nào đó để làm đảo lộn tiến trình đang phát triển bất lợi đối với lợi ích của chế độ cộng sản Trung Quốc (nhưng có khả năng có lợi cho người dân Trung Quốc). Tình cờ hay hữu ý, đại dịch đã xuất hiện và ngăn chặn sự ủng hộ Hoa Kỳ.

Có ý kiến cho rằng suy đoán về động lực của Trung Quốc như vậy là cực đoan, cường điệu, thậm chí hoang tưởng. Họ yêu cầu bằng chứng về việc Trung Quốc cố ý gây hoạ trên thế giới trong vài tháng qua. Nhưng họ phải tính đến một số dự kiện đáng lo ngại và không thể chối cãi:

  • Khi virus lây lan ở Vũ Hán vào tháng 1, chính quyền Trung Quốc đã cho 100.000 người dân và du khách đến dự tiệc mừng Tết Nguyên đán. Trong vòng hai tuần sau, họ đã phải chống chọi với dịch bệnh ;

 

  • Để ngăn chặn dịch bệnh, Bắc Kinh buộc phải phong toả toàn bộ thành phố Vũ Hán, thậm chí hàn cửa lại để nhốt dân trong nhà;
  • Đi lại bằng hàng không giữa Vũ Hán và các nơi khác ở Trung Quốc đã bị đột ngột dừng lại để  chống lây lan dịch bệnh, nhưng các chuyến bay giữa Vũ Hán và thế giới vẫn được phép tiếp tục bay và làm lây nhiễm bệnh  ra nước ngoài – trong khi Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới phản đối lệnh cấm đi lại  của Tổng thống Trump với Trung Quốc.

Sự thật phũ phàng là  hành động của Bắc Kinh cho phép dịch bệnh lây lan ở Vũ Hán nhưng sau đó lại tạo điều kiện cho lây lan  ra thế giới. Kết quả là, hơn 190.000 sinh mạng đã bị cướp đi trên toàn thế giới, kinh tế phương Tây đã bị tàn phá, chính phủ tê liệt và quân đội rệu rã. Trong khi đó, Bắc Kinh đổ lỗi cho người khác và tuyên bố tính ưu việt của hệ thống Trung Quốc.

Mao Chủ tịch sẽ tự hào về kết quả tình cờ của virus mang lại cho Trung Quốc mà không cần sử dụng vũ khí nguyên tử. Tập Cận Bình, người thừa kế ý thức hệ của Mao, có thể tin rằng ông ta đã tự tạo cho mình một kim bài miễn tử  vì không tuân thủ thỏa thuận thương mại và các biện pháp gây hấn ở Đài Loan, Hồng Kông và trên Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông.

Tổng thống Trump sẽ phải từ chối Tập Cận Bình về quan điểm này, nhưng sẽ không dễ dàng gì khi khuynh hướng của TT Trump là liên kết các mối quan hệ lãnh đạo thân mật với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump phải nhớ rằng ông đã đạt các bước tiến triển với  với Trung Quốc – và với Triều Tiên – khi gây áp lực tối đa.

Hiện Trung Quốc đã thêm tội làm thiệt hại kinh tế và tính mạng con người không kể xiết vì đại dịch. Với các công cụ ngoại giao và tài chính, cũng như các biện pháp tiềm năng theo luật pháp Hoa Kỳ và quốc tế có thể có nhiều lựa chọn để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.

Người dân Trung Quốc, nạn nhân đầu tiên cũng có thể tham gia nếu họ biết được sự thật từ phía Phương Tây. Nhưng hoàn cảnh đau đớn mà thế giới phải đối mặt cho thấy một cơ hội chiến lược độc đáo và một mệnh lệnh đạo đức để kiểm soát quỹ đạo của Trung Quốc và thay đổi tốt hơn. Tổng thống Trump nên nắm lấy cơ hội này. Được tái cử hay không, ông có thể sẽ trở thành người hùng và giữ một vị trí danh dự trong lịch sử, giống như Ronald Reagan sẽ mãi mãi được tụng ca với sự sụp đổ của Liên Xô.

*Tác giả là Joseph Bosco là cựu giám đốc về Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 2005 đến 2006, giám đốc hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2010. Ông là thành viên hội đồng tư vấn của Viện toàn cầu Đài Loan.

Nguồn: https://thehill.com/opinion/international/493679-china-must-pay-for-the-calamity-it-has-unleashed-on-the-world

Tin bài liên quan:

VNTB – Chẳng lẽ vì là phó thủ tướng nên được vô can?

Trương Thế Tử

VNTB – Nhà nước Việt Nam ở đâu trong việc cứu trợ dân nghèo trong đại dịch covid-19?(*) )

Phan Thanh Hung

VNTB – Đất nước mình còn nghèo, còn thảm quá!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo