Việt Nam Thời Báo

VNTB – Từ nhân dân đến Công Dân

Tôn Trọng Dân (VNTB) “Nơi nào có bất hòa, chúng ta đem đến đó sự hòa thuận. Nơi nào có sai sót, chúng ta đem đến chân lý. Nơi nào có nghi ngờ, chúng ta đem đến đức tin. Và nơi nào có tuyệt vọng, chúng ta đem đến niềm hi vọng”.- Margaret Thatcher (1925-2013) [1], cố Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Trong tiềm thức chưa hề nguôi ngoai thứ tư duy của kỷ nguyên bạo lực, Quý vị dân chủ có định hướng chống cộng vẫn cứ mường tượng là chỉ có 2 phe, và nếu có “phe” thứ Ba, đó ắt hẳn là “phe” trung lập. Mà, “phe” trung lập này chắc chắn là thứ trung lập con hoang vớ vẩn, ngây thơ chính trị, bị cs dụ khị, hoặc thứ trung lập cò mồi, thậm chí là dân chủ cuội – một nỗi ám thị phản ánh quá trình cảm xúc đã bị hoá thạch quá lâu (gọi là bị ‘vôi hoá’ thì Quý vị này lại buồn hơn). Quý vị dân chủ có định hướng chống cộng không thể nghĩ rằng, ngoài cái loại dân thờ ơ thực sự (vì hoàn toàn không quan tâm, không biết gì nên chả phân biệt được gì), ngoài cái loại dân trung lập lãng mạn ‘vớ vẩn’ chả màng vận nướcđi đâu về mô (tính ra là “phe” thứ Tư rồi đấy), còn có loại dân cung văn chuyên nghề hóng hớt/ăn theo/bám.đu.bu.đeonhững “diễn viên” nào cuốn hút và phô diễn thành công trên sân khấu (loại thứ 5), và rồi thế kỷ này còn nảy nòi ra cái thể loại dân thứ 6 nữa: họ chẳng ủng hộ bất kỳ phe nhóm nào đang diễn tuồng, chẳng hoan nghênh chính thể nào biểu hiện và rắp tâm áp dụng lại thứ tư duy nhất nguyên ích kỷ, dóc láo. Loại dân thứ..6 này, không có thật chăng?

Gọi là “phe” nhưng thực ra Loại dân thứ..6 vẫn là những người dân bình thường (đa số hay không, tuỳ Quý vị sẽ nhìn thấy sau loạt bài này, và nhận ra họ, khi bước vào đời thường, giữa nắng và gió), họvẫn ung dung đi trên đại lộ thênh thang của toàn dân tộc, không cần mượn danh/núp bóng ai. Cứ phản quốc, trái lợi ích dân tộc là họ chống. Cứ phụng sự đắc lực cho lợi ích dân tộc là họ ủng hộ
Windows có giải pháp khác so với Mac nên những hãng phần mềm khác nhau là đối tác chọn lựa tương thích với quan điểm, với công nghệ áp dụng hoặc của Mac hoặc của Win. Điều đó, cuối cùng chính cộng đồng Mạng toàn cầu.Global Network hưởng lợi và ngày càng có thêm những công ty, những tập đoàn, đi kèm là các partners-đối tác hỗ trợ/liên kết họ. Đó không là gì nếu chẳng phải là “Hấp lực” (Gravity)? Hấp lực gọi tiếp Hấp lực, thay cho Máu kêu gọi Máu, Đầu van trả Đầu.

Nhân đây cũng nói về từ: “Hấp lực” – tôi biết từ này thời học trung học lúc Sài Gòn còn là thủ đô. Một đoạn tin trên báo độc lập của bạn trẻ Phạm Chí Dũng, của một nhà báo nào đó, có thể chưa có tìm hiểu vừa đủ, đã “phán” luôn một câu…nghe sặc mùi…”yêu nước” và rất..thông thái: Thì ra “hấp lực” là ‘sức hấp dẫn’.. Đúng là một kiểu sáng tạo từ ‘nửa Tàu, nửa ta’ rất chi là tùy tiện [2]. Nghe rất là Oách, Phán, như Đúng rồi !  ̶  “Ông/Bà” nhà báo đó Làm ơn truy cập vài trang Web để đừng tăng huyết áp do ý chí “thoát Trung” kiểu 3 K [3]nữa. Từ “Hấp lực” được xã hội Việt dùng lâu rồi. Sau này, thấy có điều gì chưa hiểu, không ổn với nhận thức của mình, thấy lạ, nên tìm hiểu lại, khoan…Phán ra vẻ yêu nước. Ví dụ: Hàng không mẫu hạm là tàu sân bay. Các trí thức trẻ ngày nay, cứ thế mà hùng hục chửi rủa, do không biết là từ đó xài rồi, cũng vốn từ Hán-Nôm của cha ông để lại (tất phải có gốc Trung Hoa), không dùng nhiều nó thì thôi, lại chê chửi là ‘theo bọn VNCH ngu si’ là sao? Quý vị tiến sĩ kiếu đó còn…không dùng được tiếp, huống gì vài “lều báo” chưa mở mang đầu óc. Những vị như vậy mà cầm cờ…để định hướng cho xã hội được ư? 

Giờ đây, dẫn chứng những cái đúng mà từ các trang của cộng sản là … sẽ bị nhảy cẫng phản đối ào ạt. Biết vậy, nên tôi chỉ chú dẫn links 2 ví dụ [4]từ các webs của Quý vị chuyên chống cộng, để thấy rằng, cái “Đúng” tồn tại khắp mọi nơi, vấn đề, là: nó có phù hợp hay không, hoặc, thích hợp với khẩu vị của ai. Nếu, đó là việc phù hợpvới lợi ích chung của xã hội, nên xiển dương. Nếu, đó là việc phù hợp với riêng bạn – nên để ở nhà mà xài. Không phải nó không phù hợp với thị giác của bạn, bạn nhắm mắt lại, hoặc tiêu diệt nó, thì, nó mất. Hoặc, “họ hàng” của nó vẫn còn đó. Hoặc, Cội rễcủa nó vẫn còn đó.
. . .
Trong hoạt động chính trị, Hấp lực là sự thu hút tự nhiên đối với nhận thức và sự đồng thuận của quảng đại người dân về quyền lợi. Hấp lực, tự bản thân là quyền lực của không quyền lực.

Không như Bạo lực, Hấp lựckhông chỉ là phong vũ biểu cho thấy một tiến trình luôn dao động giữa lực hút của cái Chung xứng đáng để cống hiến và lực gia tốc từ những cái Riêng tụ hợp lại để đạt đến cái Chung ấy, mà hơn thế, nó còn quyết định kết quả Thành/Bại trên một diện rộng..

Thẳng đường đập phá/chống Cộng không tạo được Hấp lực vì áp lực gò ép dùng bạo lực để xiển dương một xã hội do một nhóm nhỏ “thông minh” tạo hình từ trên, bất chấp lợi ích thực tế của các đoàn thể quần chúng khác biệt nhau ở bên dưới, mà nó luôn “nhân danh”. Do vậy, khi không thể hấp dẫn được thì tạo ra Hấp lực giả bằng áp lực, bằng cường lực, bằng bạo lực. Hậu quả là, cách tư duy cường kích một chiều này tạo nên sự cố kết mạnh hơn cho những người muốn chế độ đứng vững để giữ vững quyền lợi của họ (số này ít hay nhiều, tự thâm tâm mỗi người cũng đã có thể hình dung), đồng thời, do thấy sự nghiệp đập phá/chống Cộng chỉ mang lại lợi ích cho một số người có thù/có khổ với cộng sản, số dân còn lại lùi xa ra, … nhường đường cho Quý vị thoải mái..tự hành tiến. Lý do? – nếu giành được chính quyền, không khác gì chính quyền cũ, chính quyền mới đó vẫn sẽ đối xử với họ như gia súc. Bằng chứng nào cho thấy điều đó? – Giản dị: Quý vị đập phá/chống Cộng không hề có, dù là 1 sản phẩm (chưa cần diễn cách trao.tặng) mang tính xây dựng, để trình dân. Dân, trong ruột của các thế lực tư duy Nhất nguyên, luôn là con dân, thần dân, chưa hề xứng với từ nhân dân huống hồ nói đến từ công dân xa xỉ.

Lực lượng nào có Hấp lực mạnh, không cần níu kéo, người dân sớm muộn cũng sẽ tụ đến. Trong xã hội Mỹ những năm 1950 của thế kỷ trước, ngay thời cộng sản đang là kẻ thù của nước Mỹ, Joseph McCarthy (1908-1957) chỉ để lại tên tuổi của mình như một vết nhơ vô trí làm phiền lòng nhiều tên tuổi (vu khống, chụp mũ cộng sản cho Charlot, Einstein…). Đảng Ku Klux Klan (3 K) cũng vậy.


Như đã có thể hiểu về tình trạng giai cấp quang vinh đương đạitại Việt Nam qua phần 2. nhân danh Mặt trời mà tôi đã thử phản ánh, vậy, lực lượng thay đổi một thể chế trong thời đoạn hiện nay là những ai?

Quần chúng (bất kể công/nông/binh/trí..) đều là kẻ làm công ăn lương, làm thuê (cũng xem phần 2. nhân danh Mặt trời), trong đó, số người ăn lương từ khu vực ngân sách công luôn ít hơn số người ăn lương từ khu vực kinh tế không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ, hoặc, độc lập hoàn toàn với ngân sách công. Đây là lực lượng nền, lực lượng quyết định ý chí của họ chính là giới chủ: các doanh nghiệp ngoài khu vực công. Liệu đã có một chính đảng nào có quyết tâm, có cương lĩnh và đủ kỹ năng để liên kết, hình thành những Liên đoàn các doanh nghiệp ngoài khu vực công (dành cho giới chủ), thay vì chỉ chăm chắm soi.chọc vào các tổ chức công đoàn vốn đang được cộng sản che bưng-tưng tiu rất kỹ lưỡng, với các chế độ nghỉ ngơi thư giãn tương đối công bằng, văn minh, lịch sự tính đến thời điểm hiện nay (tháng 5.2015)?

Bên trên là lực lượng quần chúng, thay cho cách hiểu công-nôngđang lỗi thời (chỉ còn là ưu tiên hai). Nhận diện Lực lượng lãnh đạo thay đổi thể chế trong thời đoạn hiện nay, người ta chỉ có thể nhìn thấy 2 trong 3 loại chính: những kẻ bất đồng ý kiến, những người đối lập, và những vị đối đầu-đối địch [5]. Một người, khi chuyển từ bất đồng ý kiến sang phía đối lập tức là họ chấp nhận sẽ phải dấn thân vào những hoạt động thực tế, thay vì chỉ có ý kiến trên mạng. Đây cũng chính là điểm bắt đầu rẽ nhánh giữa những người đối lập, và những vị đối đầutrên tiến trình đấu tranh cho nền dân chủ, khác xa với một công cuộc chống cộng-báo thù, dẫu rằng: đối tượng/đối thủ chỉ là 1.

Trong 3 loại này, từng cá thể, với quan điểm của họ, có thể tham gia tiến trình vận động dân chủ đến mức độ nào, tôi không lạm bàn, chỉ xin thử khách quan đặt ra vấn đề, trong 2 loại hành vi nguồn đầu tiên và trên hết mà Họ, muốn hay không, đều phải chọn: hoặc hành vi Kế thừa hoặc hành vi Phá huỷXu hướng lựa chọn của họ SẼ là gì?

Những vị đối đầu-đối địch (luôn có chủ trương rõ: đánh phá/huỷ diệt kẻ thù) thì không thể nào chấp nhận những gì của kẻ thù (đặc biệt là chủ trương, chính sách, cơ cấu nhà nước, hệ thống pháp luật, các bộ luật v.v..). Hiện thực đã cho thấy đầy dẫy thái độ đối đầu trên mạng (ngay cả … chửi từ “Hấp lực” nói trên một cách..bừa bãi) và đập phá ngoài đời. Quý vị đối lập tất nhiên không giống vậy. Ngưởi ta vẫn đả kích đối thủ ngay cả khi vẫn chủ trương Kế thừa, và Phát triển vẫn là những gam màu chủ đạo xuyên suốt nghĩ suy của loại người chọn hành vi nguồn là Kế thừa. Xin lưu ý: đả kích vừa khác biệt với đánh phá về bản chất vừa khác hẳn về mục đích và tất nhiên, về giải pháp.

Trên là xác lập quan điểm, thái độ và hành vi. Tiếp theo, thử nhìn tư thế đối với chính quyền. Ôn hoà.Bất bạo động hayĐối đầu.Bạo động (chủ trương sử dụng bạo lực nhằm giải quyết vấn đề hay không)? Sau khi không tính đến loại người trung lập không thích can dự vào quyền bính (thế nào cũng được, làm sao cũng xong, miễn là an lành cho bản thân và mọi người chung quanh), tựu trung, cả người đối lập lẫn kẻ đối đầu-đối địch đều chỉ có thể đứng trước 5 nhóm tư thế sau:

Xin, Đòi, Đánh phá hoặc nhẹ hơn là Đả kíchvà Cạnh tranh.

Ở đây lại chạm phải vấn đề Tư thế và Tư cách (2 khái niệm loanh quanh trong phạm trù Văn hoá bao la của loài người) nên xin tạm mở ngoặc đơn một chút.

Người có Tư cách không hẳn đã cần 1 Tư thế. Ngược lại, kẻ cần có 1 Tư thế, trước tiên buộc phải có Tư cách, dù là chỉ vừa đủ để những kẻ tán trợ mình tin cậy. Chẳng phải đây là một nguyên lý tất nhiên khó có thể tranh biện.bẻ.bóp.nắn.véo?

Thử xem mỗi Tư thế đòi hỏi những gì:

Đòi là ở tư thế mạnh-cần Lực; Xin tất ở tư thế yếu-cần Nhẫn; Cạnh tranh đương nhiên ở tư thế đồng đẳng với kẻ địch-cần Trí; cuối cùng,  đả kích – có thể ở mọi tư thế mà không ai biết: dù yếu nhưng vẫn có thể tỏ ra bặm trợn, vẫn là dễ nhất, chả cần phải tìm thứ Chất xám sao cho kẻ kia không có, cũng chẳng cần phô một chút bạo lực thực tế nào, mà vẫn giữ dáng vẻ thanh cao tao nhã. Chửi từ thẳng qua xéo, hết xiên đến móc, hết ngày này qua tháng nọ. Chỉ cần dẻo mồm-dai sức…chửi. Còn đánh phá? Rõ ràng, tư thế này đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động khủng bố, ám sát trong thực tế để tạo tiếng vang, để minh hoạ. Đây là tư thế duy nhất mà ai đó khi đã chọn thì không còn lối thoái lui nếu không muốn phô diễn bản thân như một loại “trót leo lưng cọp” và tự trở thành “con tin” cho các quyết định do mình đề ra.

Vậy, trong các tư thế nói trên, tư thế nào đòi hỏi kẻ dấn thân cần có Tư cách nhiều nhất và có nhiều mức độ tiến/thoái khả dụng nhất?

Xin tạm dừng vấn đề nhìn về quan điểm, thái độ, hành vi và tư thế ở đây, và chuyển sang vấn đề tầm nhìn về dạng thức tương tranh. Trong bất kỳ cuộc tương tranh nào, sau việc xác định đối thủ, người ta buộc phải nghĩ tới chuyện xác định Mặt trận (chiến lược) và Trận địa (nơi áp dụng những chiến thuật/sách lược cụ thể) – những “không gian” sẽ tương tác-giao tranh với đối thủ. Các Mặt trận mà loài người từng biết: chính trị (tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục), ngoại giao, kinh tế và quân sự. Ở đây tôi không đặt 2 khái niệm: tôn giáo và sắc tộc vào phạm trù “Mặt trận” thậm chí “Trận địa” vì đây là 2 yếu tố cực kỳ nhạy cảm, khi đã chạm vào tức vừa sử dụng con dao hai lưỡi, vừa mở toang cánh cửa tang thương/phân hoá miên viễn cho toàn dân, khó thể hàn gắn hơn cả những vết thương vì hận thù ý thức hệ, đất nước sẽ vỡ tung, ngay cả khi đã có lập tức một chính quyền mới-phi cộng sản đầy hữu hiệu. Hơn thế, đưa tôn giáo trở về với thế tục để xua tôn giáo vào hí cuộc tranh quyền giành lực là phá vỡ tư thế ‘tu thân’ mà tôn giáo nào cũng nghiêm cấm kẻ hành đạo, vốn chỉ hướng về cõi trên của thế tục. Thần quyền và Thế quyền, tốt nhất, nên an vị của mình. Cũng như thế, lực lượng nào xáo đảo vấn đề sắc tộc, lãnh thổ đã hoá thạch của Việt Nam, lực lượng đó khó thể đồng hành với toàn dân Việt bước vào Kỷ nguyên Xã hội Công dân tôn trọng tinh thần Hợp tác đa chiều, đa nguyên.

Quan điểm thiển lậu của dân bệt sàn tôi, là vậy.

Ở phương diện Mặt trận, kẻ xác định mình thuộc vị trí đối đầu-đối địch (với các chủ trương: đánh phá/phá huỷ/huỷ diệt), muốn hay không, đều buộc phải có tầm nhìn và lực lượng có thể bao quát cả 4 mặt trậnnói trên, trước khi nói tới các chuyện hậu sự khác. Trong khi đó, có bao nhiêu mặt trận xuất hiện trước mặt những người ở vị trí đối lập?

Tiếp tục cùng xem, vậy, trận địa của từng loại quan điểm/tư thế sẽ ra sao?

Để chiếm được Chính trường, các Trận địa truyền thống mà loài người từng biết, gồm: Thị trường, Nghị trường, và Chiến trường. Phía đối đầu-đối địch kiên quyết đánh phá, luôn xác định tư thế “đập vỡ đầu cộng nô” thì do bản chất, luôn phải xác định Chiến trường đi trước để có thể giành được Chính trường, rồi mới tính đến Nghị trường và rồi Thị trường. Trong khi đó, hướng đi của người ở vị trí đối lập vừa ngược lại, vừa không cần trận địa: Chiến trường.

Vậy, trong các dạng thức tương tranh nói trên, giữa người đối đầu và kẻ đối lập, Ai sẽ có khả năng phải mở ít Mặt trận nhất, và nhờ thế có thể dùng một lực lượng nòng cốt ban đầu hạn chế nhất để có thể tập trung đột kích sâu hơn vào cácTrận địa

Đến đây, có lẽ Quý vị cùng thấy như tôi, đất nước Việt Nam “lầm than” hiện nay đang cần loại quan điểm/vị trí/tư thế nào, cùng với những phương thức tiến hành đi kèm ra sao. Tôi, không chen ngang bình luận vẹo vọ thêm. Bây giờ, điểm cuối cùng: thử nhìn xem về vấn đề Lực lượng có thể tham gia Tiến trình đấu tranh vì Dân chủ.

Trong cách hiểu của tôi, Lực lượng này bao gồm những ai đang giữ trong tay mình năng lực quy tụ sinh mệnh của người dân – đây là những người dân đang tạo ra của cải cho xã hội, đang ở tư thế duy trì sức sống cho đất nước. Trong khi đó, những người dân bần hàn, cơ nhỡ, nạn nhân của chế độ thuộc về một số không nhiều (khác hẳn với lúc mất nước) – là đối tượng cần được các chính đảng dân chủ chăm sóc, bảo vệ, cùng họ lên tiếng tìm lẽ công bằng: họ, không phải là lực lượng một lần nữa đáng bị đẩy xô vào vòng khổ nạn. 

Tôi tạm bỏ lửng vấn đề tại đây, vì, tôi không định dùng loạt bài này để thuyết giảng về một giải pháp mới “phát minh”. Mà, thay vào đó, là những câu trả lời tự chúng sẽ xuất hiện, tuỳ thuộc vào góc độ nhìn/tầm nhìn của Quý vị tự nguyện dấn thân vì nền dân chủ đối với các vấn đề thực tiễn nhi nhiên mà tôi mạn phép tạm ‘chụp’ lại, rồi thô thiển bày ra qua 6 phần bài vừa rồi.
. . .
Thử nhìn lại Tiến trình đấu tranh vì Dân chủ của 20 năm (tạm tính chỉ từ 1995, khi mạng truyền thông đã ít nhiều hữu dụng) với đủ loại ý kiến về đủ các mặt trận hoặc lẫn lộn với / hoặc không xác định chính xác loại trận địa, hoặc, nếu có thì nghiêng đậm hẳn về vị trí đối đầu, với tư thế đánh phá/đả kích là chủ yếu, xác định chiến trường/đấu trường là cơ bản, trong đó, cổ vũ nhiệt thành cho các loại hình tranh chấp, xung đột đường phố, đô thị là chủ yếu và hầu như là duy nhất. Tiến trình đấu tranh vì Dân chủ đó chỉ có 1 mục tiêu cao quý: truất phế cộng/giành quyền lực từ tay cộng ngu, trong khi đó, quên khuấy tâm trạng nhân dân, lẫn quên khuấychuẩn bị trong tay một lộ trình Dân chủ, một mô hình chính thể mới. Quý vị chỉ đang chống cộng, nhưng, không làm gì để giành dân. Phát hiện này còn cho thấy những điều gì?

Có thể không khó hình dung vấn đề hơn, khi thử nhìn sang lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông: từ chỗ đang “sống” trong môi trường Dos khô khan.nghèo nàn.cứng nhắc (năm 1981, hệ điều hành MS-DOS đầu tiên ra đời: thế giới hỗn mang của không gian mạng bắt đầu hình thành), 4 năm sau, 1985, loài người đã đồng thuận vui vẻ cùng nhau tiến vào thế giới “ngôi nhà chung” do Windows thiết lập, để tiện điều hành và quản lý mà vẫn không đánh mất, thậm chí còn phát triển hơn nữa tính dân chủ đa nguyên trong mọi hoạt động ứng dụng của tư duy. Thoát ra khỏi “ngôi nhà chung” đó chỉ có hỗn loạn, không làm việc được (xin Quý vị cứ thử dũng cảm xoá sạch hệ điều hành trên máy tính của mình để thấy…điều gì xảy ra? Tôi không chắc trong 100 người, có bao nhiêu Quý vị làm ngay điều đó, nếu, không phải là …một chuyên viên máy tính lành nghề đang cần format/định dạng lại ‘thế giới’ của anh/cô ta).

Đừng quên: môi trường không gian ảo này mô phỏng chính thực tại thật bên ngoài. Nó không phải là con đẻ của tư duy trên mây, mặc dù giờ đây, nó đang sử dụng thế giới của những đám ‘Mây’.

Cũng vậy, khi mọi thứ được set-up.thiết lập/install.cài đặt xong, mọi việc sẽ vận hành theo chương trình của những phần mềm tương thích với hệ điều hành. Phá hỏng hệ điều hành khi không hề có một hệ điều hành hoàn chỉnh khác (chưa nói là hay hơn) là… ‘thông thái’? Cài đặt một chương trình chưa biết rõ là tương thíchhay không tương thích để gây lỗi cho hoạt động của máy? Là người sử dụng cuối-end.user, liệu các công dân tương lai sẽ chọn giải pháp nào?

Sử dụng cách chiếm đoạt hệ điều hành? Hay, giành quyền điều khiển hệ điều hành bằng cách sử dụng những chương trình phần mềm cạnh tranh với các chương trình của hệ điều hành, để giành ưu thế trong các options.tuỳ chọn cho người dùng cuối? Kết luận luôn tuỳ thuộc giải pháp. Giải pháp luôn bắt nguồn từ mục tiêu, từ tâm.ý, từ óc.ruột của người viết chương trình/cung cấp chương trình: đối lập hay đối đầu: muốn nổi tiếng hay thực sự muốn chinh phục người sử dụng để họ luôn thích sử dụng sản phẩm của mình, thay vì sử dụng sản phẩm của hãng độc quyền kia. Vấn đề là ở điểm cốt tử này.

Và, Bạn, người đang đọc những dòng này, Bạn làm thuê cho ai? Hay, Bạn đang có mơ ước tự mìnhcó cổ phần cho mình làm chủ phần đời của chính mình trong tương lai mà mình có dự phần quyết định? – chính đảng nào giúp cho người Dân làm được điều này mới chính là chính đảng thuộc về dòng tư duy dân chủ đa nguyên.

Đó là vài logic (vừa có tính người, vừa thuần lý tính) trong thì hiện tại, ở thời điểm của nửa năm cuối trong 15 năm đầu thế kỷ 21, quá cách xa với 5 năm cuối cùng của thế kỷ thứ 20, huống gì mò mẫm.sờ mó đến … tận 40 năm, 90 năm về trước.

Cố giáo sư Nguyễn Mạnh Tường từng lưu ý: “Nếu con người là điểm phát xuất và cũng là điểm đến cuối cùng của giáo dục và văn hoá thì nhân dân cũng phải là điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng của mọi lực lượng chính trị[6].

Nhà nước Việt Nam hiện nay đang tạo hạ tầng cho mình trong giới kinh doanh. Đây chắc không nên là một trong vài điểm khởi phát trọng yếu của Xã hội Công dân chăng? ‘Tam nông’ là 1 chủ trương đúng. Cổ phần hóa là tỏa rộng xã hội hạ tầng, và là gì nếu không phải là một cánh cửa mở cho Quý vị yêu dân chủ (trọng pháp luật, hiểu pháp lý), muốn đưa đất nước đến với xã hội công dân (biết cạnh tranh bình đẳng, biết tổ chức để thắng trên thị trường)? Vẫn đeo bám chống cộng và dám chứng tỏ chống được trong khi không nhận thức đủ rằng, đang đối đầu với 1 chính đảng đã từ dưới đáy đứng vổng lên, và bỏ ra khá thời lượng để học được rất nhiều từ những đảng cầm quyền uy tín trên thế giới – điều này “định hướng chống cộng” hẳn đã lượng định nghiêm túc sức của mình?

Rõ ràng, khi ý thức đến đây thì khái niệm “chiến trường” là máuđã trở nên lạc lõng, lạ lẫm, mà chiến trường ngày nay đích xác là thị trường (“biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” – điều mà tận từ năm 1992 Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan đã đưa ra và được khối ASEAN nhiệt thành tán trợ đến nay và còn lâu vẫn thế), “chiến trường” đó hoàn toàn đòi hỏi chất xám, vốn– là những thứ rất trù phú từ cộng đồng người Việt hải ngoại?

Mong lắm thay.

Có 1 sự thật khá phũ phàng cho những ai không chuẩn bị tinh thầnTrong một thành phố có chiến tranh, những kẻ giàu có luôn là kẻ tài trợ cho nhiều phe phái. Trong một đất nước đang hòa bình, những kẻ giàu có luôn tài trợ cho phe phái nào mạnh nhất và/hoặc có tương lai nhất.

Chú thích:
[1] Ngày 4 tháng Năm, 1979 phát biểu khi bước chân vào Dinh Thủ tướng ở số 10 đường Downing và trở thành phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Vương quốc Anh, bà Margaret Thatcher trích dẫn lời của Thánh Francesco d’Assisi (1181-1226), nguyên văn: «Where there is discord, may we bring harmony. Where there is error, may we bring truth. Where there is doubt, may we bring faith. And where there is despair, may we bring hope». 
[2] Đoạn “văn phán hay ho” này, nếu lỡ ‘Việt Nam Thời Báo’ có .. gỡ bỏ để..giấu, Quý độc giả nào muốn tận mắt xem, xin gửi địa chỉ mail cho tôi, tôi sẽ cung cấp lại..ảnh chụp cho (Tôn Trọng Dân). 
[3] Thời còn nạn phân biệt chủng tộc Trắng-Đen, đảng 3 K tại Mỹ tự do cho phép mình truy đuổi tận diệt người da đen chỉ vì…họ da đen. 
[5] Về khái niệm đối đầu, trong quan điểm “đối lập chính trị cần có ba đặc điểm” Giáo sư Nguyễn văn Bông (1929-1973) cho rằng các chính đảng dùng võ lực hay phải hoạt động âm thầm trong bóng tối thì chỉ được xem là những hành động đối kháng. Còn, đối lập phải hoạt động trong vòng pháp luật. 
[6] xem hồi ký của giáo sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) “Kẻ bị mất phép thông công – Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức” (Un Excommunité – Hà Nội 1954-1991: Procès d’un intellectuel) do Nguyễn Quốc Vĩ dịch từ nguyên văn tiếng Pháp. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu bởi NXB Quê Mẹ (Paris) vào năm 1992.
* Bài “Từ nhân dân đến Công Dân” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo”
* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”
* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhất nguyên đối diện Đa nguyên

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ BOOMERANG đến RUBIK: cách Đời thực ‘đón chào’ rác rưởi

Phan Thanh Hung

VNTB – Bóc gỡ Mạo – Mị trong Kỷ nguyên Bạo lực

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo