Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nghệ thuật chắp vá tượng đài- một sự khủng hoảng nghệ thuật XHCN

Tượng đài

 Giang Tử

(VNTB) Tượng đài ở các nước xã hội chủ nghĩa nhiều nhất là tượng lãnh tụ đảng, tiếp theo là tượng tập thể và tượng sự kiện… Khi hình ảnh trong lòng người phai nhạt thì khối bê tông cốt thép cố gắng lấp vào.

 

Đôi nét lịch sử và nghệ thuật tượng đài

 

Tượng thờ vốn có từ thời cổ đại, là sinh hoạt tín ngưỡng cổ sơ.

Giai đoạn một: Tượng quỉ thần linh là nhân vật đầu tiên, người nguyên thủy vốn sợ ma quỉ thần thánh, nặn tượng, khắc tượng mong quỉ thần nhập vaò tượng để được thờ cúng, lấy lòng và cầu xin giúp đỡ phò hộ/

 

Giai đoạn hai: các tôn giáo đúc tượng thần để quảng bá đức tin cho tín đồ (ngõ hầu giúp tín đồ nhìn thấy vị thẩn ảo hiện ra trước mắt). Hầu hết các tôn giáo đều có tượng thần. Nổi tiếng thế giới là nước Ý nơi có nhiều thần tượng nhất tọa lạc nơi công cộng.

 

Giai đoạn ba: các nước xã hội chủ nghĩa: dẫn đầu là Liên Xô (cũ). Đa dạng tượng đài, chiếm số một là tượng lãnh tụ đảng, số hai là tượng tập thể và tượng sự kiện. Trung Quốc chỉ cho phép loại tượng độc quyền Mao Trạch Đông, còn ở Việt Nam thì đủ loại tượng tả pí lù.

 

VIệt Nam đang ở vào giai đoạn ba.

Nghệ thuật khắc, đúc tượng và tượng đài  của loài người đã định hình từ thời trung cổ.

Nghệ thuật tượng nói chung: gồm 3 thể loại, tượng tròn, tượng phù điêu và tượng đài.

Theo nghệ thuật học, tác phẩm Tượng cũng như mọi nghệ thuật khác, là tác phẩm duy nhất không lặp lại.

Hai tác phẩm tượng sau đây đều phạm các sai lầm nghiêm trọng.

  1. Tượng đài kỷ niệm “Chi bộ đầu tiên của xứ Thanh Hóa” (tượng đài)

Vốn dĩ đã có 3 tác phẩm độc lập: Trống đồng, chim Lạc và Búa liềm.

 

Nay chồng chất lên lên nhau và gọi là “tượng đài”- đó là sự báng bổ nghệ thuật tượng đài, bày trò cười cho thiên hạ (xem phần MXH ở dưới)

 

  1. Tựợng tròn Vua Công lý Việt Nam (tượng tròn).

Gồm hai bộ phận: vua Lý Thái Tông cầm quyển sách, đeo kiếm (2 mẫu tác phẩm riêng của ông Cục phó Cục mỹ thuật Bộ VH-TT-DL).

tượng đài

Vua còn một tay đỡ giơ cao cái “cân công lý” (vốn đạo từ tượng thần Công lý của châu Âu)- nhưng tại sao không giơ cao cuốn sách “bộ Hình luật đầu tiên”?

Sai lầm thứ nhất: ăn cắp sáng tạo của người khác (cái cân).

Sai lầm thứ hai là sự chắp vá tùy tiện, không tạo một chỉnh thể nghệ thuật độc lập tạo ra mâu thuẫn: giơ cao cái gì mới là chính đáng nhất?

tượng đài

Dưới đây là tin tức và dư luận trên báo chí chính thống và đặc biệt Mạng Xã Hội:

 

Báo Công Luận – Cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam (1)

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Gần 50 tỷ đồng tôn tạo nơi thành lập Đảng bộ tỉnh.  Gọi tắt là tượng đài thôn Yên Trường, nơi thành lập chi bộ đầu tiên ở Thanh Hóa.

 

Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Đây là một trong 3 nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh và cũng là nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930). Nếu được HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua tại kỳ họp vào tháng 6/2020, dự án sẽ có tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng. (Ảnh: Quang Duy)

 

Sau đây là “hội thảo nhóm” trên FB của một số giáo sư, nhà văn, nhà giáo, nhà báo –  bạn tôi):

Khac Hoa La: GS kiến trúc Lê Công Đàn, các ông Đỗ Ngọc Thống, Dung Nguyen Anh, Lưu Đức Hạnh, Uông Ngọc Dậu và nhiều ông khác, quê đất “rau má” thử nhìn cái biểu tượng này, xem có đúng là Thanh Hóa quyết dùng búa liềm đâm thủng bụng hạc (hay búa liềm cưỡi hạc) để hóa thành dân tộc không? ôi, lão không biết nên cười hay mếu đây?

Hai Pham: Đúng là một ý tưởng bệnh hoạn !

Dung Nguyen Anh: Một sự pha trộn láo nháo!

Đặng Tiến:Kiệt tác nghệ thuật Thầy ạ!

Thi Đào:Nhà báo TS Nhị Lê: “Đảng đã trở thành dân tộc”.

Tác giả tượng đài trên: “Dân tộc đã trở thành Đảng”.

Biết đâu tác giả tượng đài có ngầm ý gì ?

Khac Hoa La: Lê Công Đàn, bạn tôi, người Thanh Hóa, là Giảng viên trường kiến trúc đã nghỉ hưu, không phải là tác giả biểu tượng nói trên. Tôi chỉ muốn hỏi ông ấy và mấy ông đồng hương Thanh Hóa xem có phải tỉnh mình thật lòng muốn giết chết chim Hạc hay không thôi (Thanh Hóa có Hạc Thành, lấy biểu tượng chim HẠC, giống như chim LẠC).

Thi Đào: Đảng ngày nay luôn muốn xác lập tính chính danh về mặt pháp lý, nhưng khó quá. Do đó tìm cách xác lập tính chính danh về mặt tinh thần. Ông NPT xuất bản cuốn “Đảng vững mạnh, dân tộc trường tồn, đất nước phát triển”. Ông Nhị Lê vừa rồi đồng nhất Đảng vào dân tộc. Còn tác giả tượng đài có lẽ muốn dân tộc (phải) đồng nhất vào Đảng!

Nguyễn Thanh Tâm: Khổ thân con hạc ghê thầy ạ! hi!

Xuan Trieu: Kinh!

Le Ngoc Vuong: Con hạc này khổ rồi.

Đúng là họ muốn cắm búa và liềm vào tất cả mọi thứ. Liệu sau này dựng tượng ai đó họ có cắm búa liềm lên đầu không nhỉ?

Vũ Xuân Tửu: Thưa thầy, Đảng và Dân tộc là 2 khái niệm khác nhau về bản chất. Đảng không thể trở thành Dân tộc, nhưng trở về với dân tộc lại rất đáng hoan nghênh. Dân tộc thì không bao giờ thở thành Đảng. Ai cố tình làm điều đó là hủy hoại Dân tộc.

Thi Đào: Người sáng tác tượng đài muốn gửi vào thông điệp: xưa biểu tượng dân tộc là trống đồng và chim lạc, nay dân tộc là búa liềm (Đảng).

Giai đoạn vừa rồi người ta đã chuyển khái niệm “yêu tổ quốc” thành “yêu tổ quốc XHCN”. Nhưng đến nay thấy lố quá, cho n…

Lưu Đức: Trống đồng con hạc… Xưa rồi….?

Văn Giá Ngô: Búa liềm đâm lòi ruột hạc và đâm thủng trống đồng. Một tượng đài thuần túy tuyên truyền, mà là tuyên truyền hỏng, phản nghệ thuật, xúc phạm văn hóa dân tộc.

Nguyễn Thanh Tâm: Tự thấy xấu hổ thầy ạ! Hic

Đỗ Trọng Khơi: Thô và bỉ ! Cực kỳ ngu dốt cho kẻ tạo ra cái khối bê tông này.

Qùy Thạch: Đỗ Trọng Khơi: nhà thơ nên nghĩ lại. Nghĩ cho thật sâu để khỏi đánh mất đi một người bạn (tác giả bức tượng) của chính nhà thơ đấy !

Qùy Thạch: thi sỹ ơi, là ai đấy ạ? Quả em không biết tác giả bức tượng là ai, song quả thực dù đó là một nhà điêu khắc, họa sỹ tên tuổi đi chăng nữa thì tác phẩm này vẫn là tác phẩm rất thô thiển, phản văn hoá, mỹ cảm. Có thể giới chuyên môn tạo hình nói khác, kệ. Em thấy vậy nói vậy.

Phượng Nguyễn

Búa liềm cưỡi hạc đi đâu?

Đi đâu kiếm được tí mầu thì đi.

Nghệ thuật là cái quái gì?

So sao được với bánh mì và cơm?

Nguyen Huu Hop: Tôi dự đoán cái khối bê tông này cũng tiền tỷ, chả chơi!

Dang Than: Búa liềm đập chết Lạc Hồng?

Lâm An Đồng Nghệ: Sao dạo này ở xứ Thanh “phong trần” nhiều chuyện thầy nhỉ

Nam Sơn:Lại mất oan tiền tỉ của dân ăn rau má rồi!

Duy Chuẩn Nguyễn:Khổ thân Chim Lạc quá!

Nguyễn Công Lý : Tay KTS nghĩ ra được như thế, lạ thật.

Qùy Thạch : Cần tự biết mình mong gì, muốn gì, nghĩa là phải có ý thức bản thân trước khi khen chê nội dung tác phẩm. Cái nào bạn đồng tình, cái nào bạn phản đối ? Cho sòng phẳng rõ ràng lập trường của mình đi rồi hãy khen chê bức tượng

Hoa Kitty Nguyen :Phải về chụp ảnh mặc áo dài đứng cạnh thôi

Quoc Ca Pham: Một sự kết hợp các hình tượng rất khiên cưỡng!

Nguyen Cuongnt: Rất đương đại “Nghệ thuật vị …QUÁI DỊ” !

Trần Tư Bình: Búa liềm đè cỡi trống đồng.

Vu Thach: “Đâm thủng bụng” hạc cũng đúng mà “đè đầu cưỡi cổ” hạc cũng đúng…

Khánh Trần Hữu: Ôi nghệ thuật tả pí lù của vương quốc “rau má”!

Nguyễn H. V. Hưng: Thương con hạc, phen này chắc chết.

Lưu Đức Hạnh: Tôi thấy hẵng để cho tác giả và bên lựa chọn giải thích ý nghĩa đã ! Nhưng qua cái hình tượng này thì dù họ giải nghĩa thể nào tôi cũng chỉ bình một câu – đảng ta vĩ đại thật !

Khac Hoa La: LưuĐức Hạnh

Ông mang búa,

Ông múa liềm,

Đè lên lưng hạc,

Ắt phọt xiền ra.

Le Van Tin: Búa liềm đang ém hạc

Qùy Thạch:Chỉ cần thái độ của bạn đối với bức tượng này, tôi biết bạn là ai ?

Trần Khánh Thành: Tại hạ cho rằng, bọn làm tượng này rất đểu. Nhìn bức tượng này tại hạ thấy: “Công nông” (Công nông trong nháy nháy) đè đầu cưỡi cố dân tộc”

Nguyễn Cảnh Thuỵ: Hãy gác nội dung tuyên truyền sang một bên, chỉ nhìn và đánh giá bức tượng đài ở góc độ mỹ thuật, kiến trúc thôi, cũng thấy đây là một sản phẩm quái thai của tạo hình, một công trình có thể xem như dựng lên để phỉ báng nghệ thuật (!)

Phung Hoai Ngoc: Nghệ thuật phải đồng nhất nội dung; Không tách ra được.

(nguồn: https://www.facebook.com/khachoa.la)

 

Đây là bài thơ của kỹ sư Ngô S Đồng Toản (2):

 

Búa Liềm Cắm Lưng Chim Lạc

 

Ai vào Thanh Hóa hãy tới trông

Kìa chim thiêng Lạc cưỡi trống đồng

Than ôi, nhưng hãy dòm lên thử

Búa liềm sắt máu cắm lưng hồng!

 

Xi măng thô thiển đắp ngô nghê

Ý tưởng hết đát vẫn rước về

Đông Sơn khắc họa sai tứa lứa

Hậu cảnh bết bát sân diễn hề

 

Xin người hãy bớt vọng ngoại lai

Đừng đè dân nước chết bi ai

Cội nguồn dân tộc Văn Lang thuở

Không thể bôi tro trát trấu dài.

 

Thuế dân là máu, nước lã đâu

Chức sắc duyệt chi kém sắc sâu

Phải chăng tham vọng xiềng mê mị

Ám quẻ Đại Việt bét năm châu?

 

Ta khuyên lớn bé hãy bảo nhau

Đừng đi xa quá, khắc thêm đau

Hãy thả xiềng xích trên lưng

Anh linh tung cánh Tự do giàu !

 

NSĐT 29/5/2020 *

 

Giời ạ , cái quần thể tượng đài búa liềm này ở Thanh Hoá ngốn hết 50 tỉ tiền thuế của nhân dân đây:

Đã tới lúc Vạch rõ ranh giới Đâu là Cội Nguồn Dân Tộc

Búa Liềm ngồi chễm trệ bên trên đánh lận với Biểu tượng của Dân Tộc VN Văn Hiến bao Ngàn Năm qua .
Đang hí ha hí hửng lướt web chào ngày mới thì khi thấy biểu tượng này con tim lại quặn đau … Vì sao vậy???
Chim Lạc là biểu tượng anh linh của dân tộc Văn Lang Đại Việt thời lập quốc… Chim là phải tung cánh giữa trời, tự nhiên thằng cha con mẹ nào cắm phập vật sắc nhọn vào giữa thân người của nó…???
Này thành con chim cánh cụt luôn rồi bay gì nỗi nữa …
Trống Đồng thì khắc họa sai tứa lưa
Man rợ, ấu trĩ…. Một loại tư duy đè đầu cưỡi cổ và tanh tưởi mùi máu..

(Nguồn: MC Huỳnh Như)

https://www.facebook.com/100009624094816/posts/2605150073149104/?sfnsn=mo

 

Tượng đài Công lý Việt Nam

 Tin: Tòa án Tối cao đưa ra sáng kiến đúc tượng đài Công lý: Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường trình bày cạnh ba mẫu tượng vua Lý Thái Tông do ông phác thảo. Ảnh: CHÂN LUẬN

“Việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông, nếu tiến hành trong tương lai, vào thời điểm thích hợp sẽ không dùng ngân sách mà là bằng sự đóng góp của toàn thể ngành tòa án. Đây là việc ngành tòa án tự nguyện làm để ghi nhận, tôn vinh công trạng của vị hoàng đế Lý Thái Tông” – ông Nguyễn Hòa Bình kết thúc.

“Dư luận từng băn khoăn”

Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, theo công văn của TAND Tối cao thì từ ngày 23 đến 28-4, cơ quan này tổ chức lấy ý kiến của TAND các cấp về lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND Tối cao, trụ sở Tòa án quân sự và TAND các cấp.

Trước đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã thống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử. Dự kiến chất liệu tượng và khối phụ trợ được đúc bằng đồng đỏ nguyên khối. Tuy nhiên, ý tưởng này đã khiến dư luận và ý kiến của nhiều người và giới chuyên môn khá băn khoăn…

 

“TAND Tối cao vừa có công văn gửi TAND các cấp về việc tổ chức lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND Tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp.

Theo đó, sau khi lấy ý kiến đóng góp, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý của TAND và hoạt động xét xử.”

https://plo.vn/phap-luat/ban-khoan-viec-dung-tuong-vua-lam-bieu-tuong-cong-ly-908745.html

 

“Nhiều ý kiến băn khoăn”

”Một thẩm phán tại TP.HCM cho biết không nên chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng ngành tòa án. Biểu tượng công lý xưa nay nhân loại đã có nữ thần công lý với tay cầm cán cân biểu tượng cho sự công bằng.

 

Trong khi các phác thảo tượng vua Lý Thái Tông mà TAND Tối cao đưa ra thì lại na ná tượng vua Lý Thái Tổ vốn đã quen thuộc.

 

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) băn khoăn: “Việc lựa chọn hình tượng nào để trưng bày theo tôi không có ý nghĩa gì về mặt nhận thức. Quan trọng là đạo đức, trí tuệ của thẩm phán có đủ để đem lại công lý cho người dân hay không”.

 

Cũng theo luật sư Quynh, việc dựng tượng và các nghi lễ liên quan còn gây tốn kém, lãng phí không cần thiết trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

 

“Việc chọn biểu tượng công lý này thật sự có cần thiết hay không?” – luật sư Nguyễn Văn Quân (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) đặt câu hỏi.

 

Biểu tượng công lý có thể bao quát hết hoạt động xét xử hay không, trong khi đây là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có tranh chấp.

 

Ngoài ra về thẩm quyền, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có thể quyết định một hình tượng của ngành tòa án hay không? Việc này sẽ tạo tiền lệ cho các cơ quan tư pháp khác đều tự mình lựa chọn một biểu tượng cho hoạt động thì sẽ ra sao?

 

Do đó, theo luật sư Quân, việc này cần phải có thời gian và lấy ý kiến từ nhiều ngành trong xã hội. Việc lấy ý kiến của TAND Tối cao chỉ diễn ra trong năm ngày, từ 23 đến 28-4 liệu có quá gấp gáp. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần xem xét để có quyết định đúng đắn nhất.

 

Một thẩm phán TAND Tối cao về hưu cũng không đồng tình với việc chọn biểu tượng công lý và dựng tượng như trên. Vì theo ông cảm nhận, không thấy đó là biểu tượng của công lý…(Hoàng Yến)

 

Kết

Không có gì lạ.

Khi hình ảnh trong lòng người phai nhạt thì khối bê tông cốt thép cố gắng lấp vào.

 

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

_______________

Chú thích:

(1) https://congluan.vn/huyen-tho-xuan-thanh-hoa-gan-50-ty-dong-ton-tao-noi-thanh-lap-dang-bo-tinh-post80747.html6

(2) https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10163719979945068&id=617485067&sfnsn=mo

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Đúc tượng đồng Lênin là theo ý của Ban Bí thư trung ương Đảng

Do Van Tien

VNTB – “Dân chủ đại diện” và các kiểu “dân chủ” khác

Phan Thanh Hung

VNTB – Những ngày “Đồng Tâm” bức xúc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo