VNTB – Ủy ban bảo vệ nhà báo thế giới: Trung Quốc là ‘địa ngục’ của các nhà báo năm 2015

Thạch Lam Trần (VNTB) Trung Quốc là địa ngục lớn nhất của các nhà báo trong năm 2015. Đây là năm thứ hai liên tiếp Bắc Kinh chiếm giữ ngôi đầu bảng, trong khi đó, số nhà báo bị giam cầm ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng mạnh so với năm 2014, một nhóm vận động và giám sát tự do báo chí giám sát cho biết trong một báo cáo thường niên công bố hôm thứ Ba, theo AP.

Nhà báo Ai Cập như Mohammed Fahmy, Peter Greste và Baher Mohamed bị giam sau song sắt

“Một số ít các quốc gia tiếp tục sử dụng phạt tù có hệ thống để bịt miệng những lời chỉ trích,” nhóm Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, có trụ sở ở New York cho biết.
Số nhà báo bị giam giữ năm 2015 tính đến đầu tháng 12 là 199 nhà báo, giảm 22 người so với năm 2014. Một phần tư trong số đó là ở Trung Quốc.

Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã có 49 nhà báo đứng sau song sắt, đây là số lượng cao nhất đối với Trung Quốc kể từ khi CPJ bắt đầu khảo sát hàng năm của nó vào năm 1990.
Thay đổi đáng kể nhất so với năm trước đólà sự gia tăng bắt bớ – giam cầm ở Ai Cập, trở thành đất nước tồi tệ thứ hai, sau Trung Quốc. Nhóm cho biết các nhà chức trách Ai Cập đã bắt giữ 23 nhà báo, gấp đôi so với 12 năm trước, nguyên nhân là do sự gia tăng chính sách của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi, người “tiếp tục sử dụng lý do an ninh quốc gia để kiểm soát bất đồng chính kiến.”
 
“Có lẽ không nơi nào có khí hậu đối với báo chí xấu đi nhanh chóng hơn ở Ai Cập,” báo cáo cho biết. Trong tháng Tám, Tổng thống Ai Cập el-Sissi chấp thuận một đạo luật quy định mức phạt nặng đối với các nhà báo.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước từng dẫn đầu danh sách vào năm 2012 và 2013 nhưng sau đó “tụt hạng” vì trả tự do cho hàng chục nhà báo trong năm 2014, lại tiếp tục trở thành nơi áp bức đối với các phương tiện truyền thông trong năm nay. Số lượng các nhà báo trong các nhà tù của Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp đôi (14 người), dưới sự cầm quyền cả Tổng thống Recep Tayyip Erdogan giữa hai cuộc tổng tuyển cử, người đang mắc vào cuộc nội chiến Syria và kết thúc thỏa thuận ngừng bắn với phiến quân người Kurd .

Những địa ngục khác đối với nhà báo năm 2015 bao gồm Iran (19 nhà báo bị bắt giam); Eritrea (17 nhà báo bị bắt giam); Ethiopia (10 nhà báo bị bắt giam); Azerbaijan (8 nhà báo bị bắt giam); Syria và Saudi Arabia (7 nhà báo bị bắt giam); Việt Nam (6 nhà báo bị bắt giam); và Myanmar, Bangladesh và Bahrain (5 nhà báo bị bắt giam).

Mặc dù những lời buộc tội chống nhà nước là thủ thuật thường được sử dụng, chiếm tỷ lệ 55% trong các trường hợp bị bắt giam, thì báo cáo cũng cho hay, 25% là sử dụng biện pháp trả đũa – được định nghĩa là “những lời buộc tội vô căn cứ như sở hữu ma túy hoặc vũ khí trái phép, biển thủ… “

Báo cáo của CPJ không có danh sách những nhà báo bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng bắt giữ hoặc sát hại, nhưng ước tính có ít nhất 40 nhà báo bị mất tích ở Trung Đông và Bắc Phi. Một báo cáo khác công bố hôm nay của các phóng viên Không Biên giới tại Paris liệt kê 153 nhà báo hiện đang bị cầm tù khắp thế giới, cùng với 161 “nhà báo công dân.” Báo cáo cũng cho biết 54 nhà báo hiện đang bị giữ làm con tin trên toàn thế giới, và nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang nắm giữ 18 người ở Syria và Iraq, nhóm phiến quân Houthi ở Yemen giữ 9 người.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)