VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 12)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 12)  

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

Tôi bắt đầu viết bài này vào những ngày cuối tháng mười một. Năm nay đông đến sớm và sẽ khắc nghiệt nên trời Hà Nội vừa ‚mùa thu vàng thoang thoảng mùi hoa sữa’ đang thơ mộng thế mà đột thiên nhiên có nhiều đợt gió mùa đông bắc trở lạnh ngay, trời u ám sao, mưa phùn gió bấc cứ như đã vào tiết Tết ra vậy.

Buồn thế, nhất là với cụ già U80 này. Thế cho nên như bài trước đã nói, phải tiếp tục viết hồi ký thôi, dù đau đầu và sẽ đụng chạm nhiều người đây, nhưng cần thiết phải viết lại sử, từ trên 3/4 thế kỷ nay Viện sỹ Trần  Huy Liệu mà tôi quý mến TT Công, anh bạn thân tôi sớm ra đi thế, với vụ bịa chuyện Lê Văn Tám châm lửa vào bản thân chính mình để vào đốt kho xăng Nhà Bè, là quá lâu để  bảo thủ và ngăn cản cho sự thay đổi, nên thay đổi là cần thiết, không chóng thì chầy sẽ phải xảy ra thôi. Nhưng muốn thế nhất thiết cần những người ‚cầm đèn chạy trước ô-tô’, để xã hội cần có một cái nhìn khác trước, bởi lẽ cũng sự kiện ấy nhưng sẽ nhìn từ các góc độ khác nhau sẽ có kết luận khác nhau. Đi tìm chân lý chính là thế. Chứ đừng nói chuyện ‚bịa’. Không thể chấp nhận việc đó dù bất cứ vì lý do gì và xin đừng lấy các ‚vị tiền bối’ ra mà hù dọa…

Lên Viện Goethe Hà Nội thấy rất nhiều báo mới về nên thoải mái đọc. Chuyện Merkel mấy hôm nữa ra đi sau 16 năm cầm quyền chỉ còn nhắc lẻ tẻ, phân tích công tội nghiêm chỉnh, khen Tây thì cứ khen suốt ngày thôi. Cái hay là mấy số liên tục (39a-41) vừa về của tờ Spiegel (xin xem hình 1, 2) ngoài bài ‚Radikal, brutalvisionär Der Außerirdische, warum Elon Musk vergöttert und verteufelt wid’-Kẻ ngoài hành tinh quá khích, viễn kiến đến quái dị nên Elon Musk được thần thánh hóa và bị thóa mạ đến thế, vì sao? trên trang bìa, phân tích quá hay về các sáng kiến của nhà tỷ phú giàu có và thông minh nhất thế giới này với hai hãng SpaceX và Tesla vĩ đại và những ý tưởng mang tính tiên phong, đột phá đến mức điên rồ nhưng đang tiến hành như giao thông trong ống đã hút chân không hyperloop, du lịch vũ trụ starlink… còn các bài khác đều phân tích khá kỹ tình hình nước Đức sau bầu cử, cuộc đua tranh quyền lực công khai ở các nước dân chủ giữa các đảng phái không chỉ thể hiện trước mà cả sau bầu cử, và ở nước chỉ có hai đảng đua tranh nhau như  hai Đảng Dân chủ và Cộng hoà như ở Hoa Kỳ, hay là hai đảng lớn là CDU-CSU và SPD và các đảng nhỏ nay chủ yếu là Xanh và FDP, mà nói hình ảnh là Đen, Đỏ, Xanh và Vàng ở CHLB Đức, và vì không thắng tuyệt đối nên SPD phải liên minh nên mới có chuyện lập hai phương án Ampel hay Jamaica, và Olaf Scholz của SPD hầu như chắc chắn sẽ làm Thủ tướng, nhưng sẽ theo phương án liên minh nào, sẽ  ảnh hưởng đến nền chính trị nước Đức nhiều năm tới, cả đối nội lẫn đối ngoại.

Với Việt Nam và những nước chậm tiến Đông Nam Á còn phải phấn đấu chắc không hàng trăm thì bét ra cũng hàng chục năm nữa.

Trên báo lại còn chuyện tham nhũng ở Áo mà gần như chắc chắn là Thủ tướng Sebastian Kurz sẽ phải ra đi (ông ta từng là Thủ tướng trẻ nhất châu Âu, bỏ học năm 24 tuổi để làm Quốc vụ khanh, 27 tuổi làm bộ trưởng ngoại giao để 31 tuổi làm Thủ tướng), thế nhưng liệu ông đã mua nó (qua truyền thông) chứ chẳng có tài cán gì (Spiegel khi đó từng gọi ông là Wunderwuzzis-thần đồng).

Và nay bây giờ đã rõ, người tổ chức mọi chuyện, hay cha đẻ của chiến dịch nay là Stefan Steiner, lão luyện trong chính trường, cố vấn cho tất cả mọi vấn đề.

Còn có những vấn đề đáng chú ý khác như bài về IA sáng tác tiếp bản giao hưởng X cho Beethoven, bài phỏng vấn nhà vật lý giải Nobel người Đức năm nay là Klaus Hasselmann và ý nghĩa của thời tiết và khí hậu cũng không kém quan trọng trong vật lý như hạt cơ bản hay môn khoa học vũ trụ-thiên văn học, và cả chuyện lùm xùm quanh cách điều khiển độc đoán của ông chủ Facebook Zuckerberg rồi sẽ có ảnh hưởng toàn cầu. Và chuyện lạm phát sau đại dịch cúm Vũ Hán trên toàn thế giới là điều hiển nhiên, khỏi phải bàn cãi, chỉ cố gắng làm sao cho nó nhẹ nhàng nhất có thể.

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Nhìn người lại nghĩ đến Việt Nam ta, ‚Đảng ta’ tài tình làm sao?

Cách dạy lỗi thời của GD nước ta: Dùng “văn mẫu” và “nêu gương” 

Bài này muốn nêu lên chặng đường muôn vàn khó khăn để xóa bỏ những cách dạy rất lạc hậu hiện nay vẫn đang tồn tại trong giáo dục nước ta. Dẫn chứng sử dụng của bài là cách dạy môn Văn bằng văn mẫu và dạy nhân cách bằng nêu gương. Thành quả đấu tranh, tuy “có”, nhưng rất thấp và tốn rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết. Nguyên nhân: Cách dạy này chỉ là ngọn, xuất phát từ cái gốc rất khó sửa đổi. Do vậy, bài cũng cần nói sơ lược về mục tiêu gốc của GD nước nhà.

Dạy thêm – Học thêm, Bộ Giáo dục đừng đá quả bóng trách nhiệm vào chân người khác 

Trên diễn đàn Quốc hội ngày 11/11/2021, vấn đề dạy thêm học thêm một lần nữa nóng lên, sau đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện”. Nhiều người tỏ ra bất mãn, bức xúc với đề xuất này, tuy nhiên tôi lại thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Học thêm là một nhu cầu có thật, và cấm là việc không dễ cũng như không hẳn là hợp lý. Chính vì thế, đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (đưa dạy thêm học thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện) theo chúng tôi là đúng và thậm chí còn là một yêu cầu cần được thực hiện nếu như muốn quản lý được vấn đề phức tạp này.

Lịch sử “Dư luận viên” 

Tôi mới học được một danh từ mới: mạ thủ. Một cách ngắn gọn, mạ thủ là một kẻ chuyên nghề chửi, giống như “dư luận viên” ngày nay. Lịch sử ra đời của mạ thủ vẫn còn mang tính thời sự ngày nay.

Ba người trong một gia đình nhận giải thưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam năm 2021 

Ba nhà hoạt động vì quyền đất đai trong cùng gia đình, một nhà hoạt động môi trường và một nhà hoạt động nhân quyền khác vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) công bố nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam 2021. MLNQVN cho biết thông tin này trong một thông cáo báo chí hôm 20/11/2021.

Người Việt thế hệ hai trong xã hội Anh đi tìm văn hóa Việt

“Liverpool là thành phố khuyến khích những nền văn hóa khác nhau,” Kenny nói với BBC trước khi bắt đầu ca làm việc của mình tại một tiệm làm móng tay ở trung tâm thành phố Liverpool.

Câu chuyện về Võ Văn Ba, điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

CÔ BA

Tôi nhận quyết định điều động đi theo đoàn Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) trở về miền Nam chỉ ba ngày trước khi đoàn lên đường. Một ngày bàn giao công tác. Một ngày xe com-măng-ca đưa đến các kho hậu cần ở Hà Nội nhận súng đạn, tăng, võng, màn, thuốc men và đồ hộp. Một ngày nghỉ ở nhà. Không học chính trị, không tập luyện, không ăn uống bồi dưỡng sức khỏe nhiều tháng trời như tất cả những người khác.

Ông Hai Luận – trưởng đoàn – đọc quyết định điều động của tôi xong chỉ hỏi một câu “có người yêu chưa?”. Tôi trả lời “chưa”. Ổng nói: “Ở TTXGP con gái đẹp nhiều lắm. Có cô Ba T. Con gái ở cả Hà Nội này không có đứa nào đẹp bằng đâu”.

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Để tuổi già minh mẫn, hãy cố gắng ‘leo cao’ nhất có thể 

(VNTB) – Người Việt chỉ khỏe mạnh đến tuổi 64, dù tuổi thọ trung bình hơn 73.

Hội Lão khoa Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức Hội nghị Lão khoa Quốc gia lần thứ II với chủ đề “Phát triển chính sách trong hệ thống y tế Lão khoa tại Việt Nam”.

Nhân ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo”… 

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy… Không thầy đố mày làm nên… là các câu ca dao của Việt Nam nói lên “nghĩa vụ” của người con, của người học trò đối với bậc phụ mẫu và thầy giáo. Văn minh Trung hoa mà Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm còn nhấn mạnh vai trò của người thầy trong xã hội. Thứ bậc của người thầy đứng trên cha mẹ: “quân, sư, phụ”. Đứng đầu là vua, kế đến là thầy, sau chót mới là cha (mẹ). Đọc truyện, hay coi phim Trung hoa ta thấy người học trò, “đệ tử”, gọi thầy là “sư phụ”. Sư là thầy và phụ là cha. Thầy đứng trên cha.

Khi người tài làm Bộ trưởng Giáo dục, trong 4 tháng họ làm được gì?

Người trong hình là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Mỹ thuật của chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945. Thành tựu của cụ trong 4 tháng làm Bộ trưởng ngắn ngủi là làm ra cho nước ta chương trình trung học đầu tiên dạy bằng Việt ngữ. Cụ cũng là người làm ra cuốn sách các danh từ khoa học bằng tiếng Việt đầu tiên giúp người Việt có các từ này để xử dụng tới bây giờ.

Nguyễn Phú Trọng rút cả tỉ đồng từ ngân sách quốc gia ra tập sách mới để làm gì? 

(VNTB) – Tập sách dầy trên 822 trang nhưng tuyệt nhiên không dám đăng một bài nào phân tích và nhận định thẳng thắn khoa học và khách quan về bài viết của Nguyễn Phú Trọng!

Ngày 16.11. 2021 tại Hà nội Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Dự lễ ra mắt sách có Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng.

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Việt Nam có ‘dân chủ’ hay không

(VNTB) – Dân chủ Việt Nam: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.”

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Washington không có kế hoạch tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà thay vào đó sẽ tìm kiếm một “khuôn khổ kinh tế phù hợp”, South China Morning Post đưa tin hôm 17-11.

Há miệng chờ sung nhé!

EV-FTA và nước cờ dang dở của những nhóm XHDS độc lập Việt Nam 

Ngày 09/11/2021 đại diện của hai Nhóm Tư vấn Nội địa (DAG) thuộc Liên minh Âu Châu (EU) cũng như Việt Nam, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên trực tuyến, sau khi cuộc họp lên kế hoạch ngày 3-4/6/2021 bị hủy bỏ, vì Chính phủ VN nêu quan ngại về sự tham gia của xã hội dân sự.

Những kẻ mù dẫn đường

Suốt nhiều thập niên ở miền Bắc, cũng như ở miền Nam sau “giải phóng”, đám học sinh sinh viên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” luôn được quán triệt rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho con người, chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại.

Cũng đáng xem như bài trước và nói về đúng thực tế nước ta trước đây và ngày nay vẫn vậy, dù những người lãnh đạo có khôn ngoan hơn chút đỉnh mà thôi. Bầy cừu  cứ lẽo đẽo theo sau người chăn!

18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown

Vào ngày này năm 1978, Jim Jones, người sáng lập giáo phái Peoples Temple, đã khiến hàng trăm tín đồ của mình tự sát tập thể ngay tại ngôi làng của họ, nằm ở một vùng hẻo lánh của đất nước Nam Mỹ Guyana. Dù nhiều tín đồ của Jones sẵn lòng nuốt chất độc, số khác thực ra đã uống thuốc vì bị chĩa súng vào đầu. Số người chết tại Jonestown ngày hôm ấy là 909 người, một phần ba trong đó là trẻ em.

Xem bài này sao thấy nó giống CNCS của Mác-Lê nói chung, hay lý thuyết kinh tế thị trường định hướng CNXH ở Việt Nam theo tư tưởng HCM của GS NPT tệ?

Minh bạch quyền lực 

(VNTB) – Việc minh bạch hóa quyền lực hiện nay sẽ mãi tù mù, luẩn quẩn, bàn cho vui.

Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cho rằng chủ trương hoán đổi đất không phải là của ông, mà ông chỉ thực hiện theo chỉ đạo của chủ tịch UBND. Trong quá trình ra các văn bản, ông Tài đều báo cáo cho chủ tịch.

Luôn muốn trừng trị kẻ khác mình? Bạn có thể có tính cách độc đoán 

Ai cũng có thể bị tiêm nhiễm tính cách độc đoán. Đó là nền tảng của chế độ độc tài.

Độc tài (authoritarian) thường được xem là đặc tính của một chính quyền hay một chính đảng. Ít ra là trong phạm vi chính trường Việt Nam, chúng ta thường nhắc đến độc tài như là một tính từ đương nhiên để nói về một thứ rất to tát, rất trừu tượng.

Live stream Nguyễn Phương Hằng: Việt Nam điều tra phát ngôn ‘báo chí cộng sản’

Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam điều tra phát ngôn về “báo chí cộng sản” trong live stream vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức.

Mỹ – Trung tranh đấu, Biden có bỏ quên nhân quyền ở Việt Nam?

Từ khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ đầu năm 2021, ông Joe Biden đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ nhân quyền trên thế giới, tương tự như giai đoạn tranh cử khi ông đã nói sẽ “chống tham nhũng, bảo vệ trước chủ nghĩa độc đoán, và thúc đẩy nhân quyền”.

Thắc mắc của cô giáo Trần Thị Lam

THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?

Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:

Nghiên cứu và ứng dụng vật lý hạt nhân nửa thế kỷ trước ở Việt Nam

Thiết bị hạt nhân đáng giá đầu tiên ở nước ta là máy phát neutron 14 MeV do Viện Dubna tặng Viện Vật lý. Món quà cũng thể hiện mối tình thân hữu giữa Viện sỹ G. N. Flerov và giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, người sáng lập và lãnh đạo Viện Vật lý từ đầu thập kỷ 1970.

Kèm theo máy gia tốc còn có máy phân tích biên độ 1024 kênh, detector nhấp nháy và hệ thống chuyển mẫu tự động bằng khí nén để phân tích kích hoạt dựa trên các đồng vị sống ngắn.

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Nguồn: “Will the world economy return to normal in 2022?”, The Economist, 8/11/2021. Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời.

Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam

Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

NGƯỜI SAIGON… XƯA !!

Dù bạn sinh quán ỏ đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: NGƯỜI SÀI GÒN.

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học.

*****

… Xin quay trở lại với hồi ký.

Hai hôm nữa kỷ niệm ngày nhà giáo, bài trước nhắc đến các thày dạy những năm đầu đại học  đã ra đi, nay xin ôn lại năm thứ hai trên sơ tán, chúng tôi học môn Đại số với thày Huỳnh Sum, cùng thày NK Phúc mà sau này cũng về VKHVN, đều là những cán bộ nòng cốt khoa Toán, rồi khi có điều kiện ‚cứu nhà’ đều đi dạy châu Phi hay Algeria nói riêng. Thày Sum đi lứa sớm nên được dạy ở trường Université Houari Boumédie ngay trên thủ đô Algier, thành phố biển nên nhiều sương mù, chắc như Hà Nội những ngày này, hôm ấy thày phải dạy giờ sớm nên lên đường từ rất sớm, mà mắt lại kém nên không để ý, bị xe cán nên không qua khỏi. Thày là người đầu tiên và cũng duy nhất được đưa xác về nước và cũng được phía Algeria đền bù chứ những anh em sau này đều chết vì vướng đường tình mà thôi nên hoàn toàn không có việc đó, dù được gia đình hay bạn bè giải thích theo cách nói tránh để bảo toàn danh dự cho người quấ cố mà thôi.

Dẫu sao cũng không nên trách họ khi lỗi là của hệ thống hay chế độ, tùy cách dịch của từ  gốc là system.

Những người đi đầu này trên Algier còn phải kể các anh CC của VVL và NVChi của ĐHBKHN, và thày PVThích của ĐHTHHN ở Oran nữa, Anh NHKhôi mà sau này thân thiết với tôi đến thế, đi sau cũng về Oran, anh ĐN và tôi về Constantine là hai thành phố lớn tiếp theo, thày Thích bị kẻ ghen ghét nói xấu với Sứ quán, nên khi về phép Bộ GD không cho đi lại, mãi sau được đi thì phải cùng thày Phúc về Biskra, thành phố nằm mãi tít sâu trong sa mạc Sahara, tôi cũng đã có lần đến thăm và sẽ kể ở bài sau. Những năm tháng sau ‚giải phóng Miền Nam’ rồi hai cuộc chiến tranh phía Tây và phía Bắc đó thật sự khủng khiếp ên đó cũng là giải pháp hay nhất có thể.

Nhưng hãy nói về hai năm 65, 66 đó. Sau năm đầu mà nhà trường thí điểm áp dụng học trình 5 năm của Liên Xô mà chúng tôi học rất căng thẳng nhưng lại hết sức hứng thú đó, thậm chí có cả môn logic (mà tôi không biết hiện nay có trong chương trình của khoa Lý ĐHKHTN và các trường khác hay không), toàn do các thày rất giỏi dạy, thì chúng tôi có mấy tháng hè trước hai năm học đó để học quân sự, mà chỉ khóa 9 chúng tôi duy nhất trên toàn quốc được thực hiện, vì quá tốn kém. Nhân đây xin gộp hai đợt đó lại để kể chứ không tách ra theo hai năm.

Có lẽ đợt học quân sự ấy hoàn toàn do quân đội (Bộ Quốc phòng) tài trợ vì chúng tôi được đối xử hoàn toàn như các học viên thực thụ của trường sĩ quan pháo binh E 400 vốn đóng tại thị xã Sơn Tây, nhưng phải sơ tán về các làng xung quanh con đập Suối Hai vì cuộc chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc cũng đã ác liệt, và chính sách sơ tán áp dụng ngay từ năm 1965. Thế nên điều kiện ăn ở miễn chê, tuy ở trong làng gần nhà dân nhưng có lán trại xây dựng hết sức đường hoàng,  chỗ ở rộng rãi, quần áo và trang bị không khác gì quân đội, ăn uống thì – những năm 60 đó vốn được Tố Hữu ca ngợi là đã lên ‚đỉnh cao muôn trượng’ cơ mà – thịt cá tuy không ê hề nhưng chắc chắn không phải thiếu thốn. Nhưng ở tuổi 20 và nhu cầu vận động cao thế chắc chỉ tạm đủ. Trang bị các máy đo như phương hướng bàn hay pháo đối kính, hoàn toàn do Liên Xô hoặc Trung Quốc chế tạo, pháo 122mm do Trung Quốc sản xuất. Thày giáo toàn học Trung Quốc về, dù có đã đi học từ thời kháng chiến chống Pháp thì cũng còn khá trẻ, nên rất quí mến bọn sinh viên chúng tôi. Thế nên phải công bằng mà nói rằng, kết quả các giờ học này, cả lý thuyết lẫn thực hành, đều hết sức tốt. Hai khoa toán lý chúng tôi học sĩ quan chỉ huy (cấp bậc thiếu úy, trung đội trưởng chỉ huy các tiểu đội tình báo và đo đạc chuẩn bị dữ liệu cho trận địa pháo), các bạn khoa sinh vật, văn và sử học sĩ quan trận địa là cứ theo số liệu chúng tôi cung cấp mà bắn trúng các mục tiêu do chúng tôi phát hiện và đưa số liệu để cho nã pháo vào đúng mục tiêu đó. Bọn chúng tôi khi đó đang trẻ trên dưới hai mươi, tiếp thu rất nhanh các thao tác, tính toán thì khỏi nói vì phải đọc nhanh từ bản đồ ra các số liệu, ngày nay có google map thì mọi thứ đơn giản và cực kỳ chính xác, chứ thời ấy chúng tôi được phát bản đồ rất chính xác vì đã đo đạc từ thời Pháp và chúng tôi đã quần nát các quả đồi và đồng ruộng, làng mạc khu vực Sơn Tây. Lăn lê bò toài đủ kiểu để phát hiện, tiếp cận địch rồi đo đạc và báo về cho trận địa. Ban ngày học lý thuyết và thực hành mệt như thế mà đêm lại phải thay nhau trực đêm, và rất nhiều buổi hành quân bộ, phải nói lúc ấy trẻ mới thấy nhẹ nhàng, thoải mái chứ bây giờ xin vái khi đã bị bệnh gút trên hai chục năm nay. Các đêm trực ban và trực chiến liên tục nên mới có thiên tiểu thuyết toàn tê do bạn N Lưu sáng tác mà bài trước có nhắc.

Cũng nên nói lại là để tỉnh táo, thời ấy chúng tôi hầu như đều hút thuốc lá cho nên tôi đã mắc chứng nghiện, may mà sau đó, cũng do bắt đầu thấy chứng đau dạ dày, và tôi cũng có đủ quyết tâm nên đã bỏ được, chứ không thì đã không có cuộc hôn nhân hôm nay.

Bởi vì bà vợ (hiện nay) của tôi đã đặt điều kiện rằng, hôn phu tương lai phải đủ ba tiêu chuẩn, một là không vướng víu chuyện tình cảm, nghĩa là nếu đã ly hôn thì vợ con phải ở nước ngoài, hai là phải ít nhất không gốc khu IV hay là người Hà Nội càng tốt, tôi đã hoàn toàn đủ tiêu chuẩn một, còn tiêu chuẩn hai thì cũng đạt 1/2 rồi, khi chỉ cha tôi là người gốc Huế, còn tiêu chuẩn thứ ba là không được nghiện thuốc lá (dân y mà, rất tỉnh táo về vấn đề sức khỏe) thì tôi cũng đã cai được, may quá thế là các tiêu chuẩn ban đầu đã đạt. Chưa nói là cả nhà bà ấy đều là người của quân đội, bố bác sĩ quân y, mẹ dược tá quân y, cậu em cũng cựu sĩ quan, mà tình cờ vốn là cũng học viên cũ của trường sĩ quan pháo binh E 400 trên Sơn Tây.

Nhớ tuổi trẻ được ăn ở học hành như thế, suốt từ khi sinh cho đến đó là tốt nhất có thể ở điều kiện Việt Nam.

Tôi còn nhớ những chủ nhật (thời ấy chưa được nghỉ thứ bảy) chúng tôi đều có tổ chức các hội diễn văn nghệ, nào kịch cọt, đồng ca, đơn ca, ngâm thơ… Có những nhân tài như N Lưu (sau này có lần được giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam) hay VC Lập (mà tôi sẽ kể sau ở bài nói về các bạn lớp Lý khóa 9 ĐHTHHN chúng tôi thành đạt ra sao) nên phải nói là trình độ không thể kém, tôi cũng có mang theo cây phong cầm nên dàn đồng ca chúng tôi hát bè nghiêm chỉnh, mà toàn những bài hay nhất thời ấy, rất hoành tráng như ‚Việt Nam tổ quốc tôi’,’Hà Nội niềm tin và hy vọng’, ‚Quảng Bình quê ta ơi’, ‚Thanh Hóa anh hùng’…

Cũng nhớ có lần diễn kịch cần bộ áo choàng trắng y sĩ, may quá Viện Nhi chỗ bà bác tôi VT C công tác, đang sơ tán ngay gần nơi đóng quân, cho nên tôi thoải mái đến mượn bác. Và khi cần xxafphongf hay những dụng cụ vệ sinh khác mà thời chiến, lẽ ra phải rất thiếu thốn thì với tôi lại là chuyện dễ như trở bàn tay, có họ hàng và người quen khắp nơi sướng thật . Không những thế mà sau này qua Pháp hay Algeria cũng vậy, thé cho nên tôi luôn muốn lặp lại câu đã nói trăm cả lần rồi ‚Dù là điều kiện không thể chứ nếu được lặp lại cuộc đời thì tôi vẫn muốn y nguyên như cũ mà không hơn hay, chẳng kém gì’. Âu cũng là một cách tự an ủi để hài lòng với chính mình chăng, kiểu ‚an phận thủ thường’, điều mà qua cuốn hồi ký này và những bài tôi đã viết, hy vọng bạn đọc chẳng đồng tình, bởi lẽ tôi cũng đã từng có những cố gắng nhất định chứ không thuộc loại người dễ buông xuôi.

Nhưng để kết thúc bài này cũng phải xin nhắc lại, tôi đã ngã lòng cuối năm 1965 khi trên sơ tán. Khi ấy được tin hầu như tất cả các bạn bè Moritzburger chúng tôi đều được trở lại Đức học tiếp, mà như nhật ký cho thấy ở bài trước, tôi ‚mê’ đi học Đức thế nào. Thế mà bây giờ là một trong số những người giỏi nhất trong số đó phải ở lại nên tôi hết sức bất bình và từ Thái Nguyên đang đêm dùng xe đạp trở về làng Đại Từ, Chương Mỹ là quê ngoại tôi và nơi bà ngoại tôi sơ tán trước khi cùng toàn gia đình cùng với toàn bộ trường ĐHTHHN sơ tán lên Thái Nguyên. Trng đêm ấy cha tôi đã phân tích cho tôi rõ đấy là điều không thể và vì cha tôi là người kiệm lời, và tôi hoàn toàn tin cậy, nên tôi đã được thuyết phục và trở lại trường, dẫu nó để lại dấu ấn trong kết quả học tập của tôi, nhưng mãi sau này tôi mới nhận ra, nhất là khi đến làm bằng TS với thầy R. König ở Berlin thì thày bảo: „Chúng tôi biết ông học vật lý trong điều kiện thế nào, ở giữa rừng rậm không có điện nước, nên chỉ yêu cầu ông trung thực với các số liệu đã thu được mà thôi“.

Cái trung thực là quan trọng nhất trong đời mà chúng ta hay quên, nhưng hy vọng bạn đọc nhận ra khi tôi viết những trang hồi ký này, cố găng nhiều nhât để tránh điều đó, còn nếu không thì cuốn hồi ký này sẽ vô nghĩa khi nó hoàn thành.

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.

 

___________

Các hình minh họa:

1. Trang đầu của tờ Spiegel số 41

 

2. Trang đầu của tờ Spiegel số 39a

3. Ảnh tác giả chụp năm 1965 tại trường sĩ quan pháo binh E 400 trên Sơn Tây và năm 1966 trên đồi cao Đại Từ nhìn xuống lán trại mới xây của sinh viên khoa Lý.

 

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)