VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 23)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 23)  

 

Ngụy Hữu Tâm

 

(VNTB) – Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào hai ngày nghỉ cuối tuần sau hai tuần nằm bệnh viện HNVX. Trời ra Tết là thời tiết đặc trưng cho miền Bắc: sau nhiều ngày mưa lạnh ẩm ướt đã dần ấm lên, và thi thoảng đã có những tia nắng ấm le lói trên bầu trời thường vẫn đầy mây, sáng sớm vẫn có sương mù. Tôi chỉ nằm yên trên giường căn phòng bệnh nhân trên tầng 6 ngôi nhà H1 nhìn ra ngoài. Hy vọng cho một tương lai sáng láng hơn cho đất nước sau hai năm điêu đứng vì dịch cúm Tàu, dẫu cho số F0 vẫn tiếp tục ra tăng, cho dù tình hình đã bớt nguy hiểm hơn vì tỷ lệ tiêm chủng đã rất cao nên số ca tử vong là không đáng kể. Nhưng tình hình thế giới thì quá ư nguy hiểm. Nga đã bắt đầu đánh chiếm Ukraine. Nước này đã bị mất hai tỉnh ly khai giáp Nga. Kiev và Odessa hiện lên màn hình vô tuyến cứ như Hà Nội những ngày Noel bị B52 ném bom hủy diệt. Chỉ khác lần này là vì bom đạn và tên lửa của tên sát nhân mới còn nguy hiểm, xảo quyệt hơn mang tên Putin, tên Xa hoàng mới của thế kỷ 21. Tôi hết sức lo lắng vì có thể nhân dịp thế giới rối ren như thế này mà cộng đồng quốc tế mất cảnh giác để cho tên Hoàng đế Trung Hoa mới hết sức nham hiểm, quỷ quyệt và tàn bạo mang họ Tập tận dụng cơ hội đánh chiếm Đài Loan và Biển Đông chăng. Hãy chờ xem và sẽ là không thừa nếu được phép nhắc lại câu nói nổi tiếng của Julius Fuçik: „Loài người ơi, hãy cảnh giác“.

Đấy là chuyện ngoài xã hội, còn với riêng cá nhân tôi, tình hình sức khỏe cũng chẳng khả quan gì cho cam: sau 2 tuần kiểm tra với những phương pháp vật lý hiện đại nhất mà ngày nay Việt Nam chúng ta có như: cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân, nội soi tia X, huỳnh quang, siêu âm và cuối cùng là sinh thiết ở hai Khoa Ngoại và Khoa Ung bướu Xạ trị thì đã có đủ kết quả để sáng thứ hai này, ban lãnh đạo khoa họp bàn ra quyết định phác đồ điều trị, để sáng thứ ba tới tôi trở lại bệnh viện bắt đầu thực hiện phác đồ đó. 

Tôi đã mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, căn bệnh phổ biến của giới nam nhi, may là nay không còn nguy hiểm như trước nữa. Cậu em ruột hiện định cư tại Munich, mắc bệnh này từ trước nay hơn mười năm, liên tục gửi các bài báo về để tôi biết bệnh này là thế nào và có những phương pháp gì để điều trị và nhất là, bệnh nhân sau khi đã tìm hiểu kỹ, phải ứng xử ra sao với bệnh và cả với các bác sĩ điều trị mình khi bắt đầu quyết định tiến hành điều trị, bởi vì nước Đức là nước dân chủ mà. 

Tôi chỉ xem lướt qua những bài báo đó vì, may quá, bà vợ vốn làm trưởng phòng Y vụ Bệnh viện U bướu Hà Nội từ khi nó thành lập cách nay cả trên hai chục năm và sau khi về hưu, nay vẫn đang làm ở Bệnh viện Thu Cúc, rất am hiểu vấn đề và điều còn quan trọng hơn ở Việt Nam ta là: „nhất quen, nhì thân“, có bà bạn thân là PGS BS M., nguyên trưởng khoa Hóa trị Bệnh viện K, vốn là bạn học cùng khóa, cùng lớp, lại là nhóm 5 cô vẫn chơi thân với nhau từ sau khi tốt nghiệp đến bây giờ. 

Mà ở cuộc đi tắm nước khoáng cuối tuần, khi được biết tôi đã khám nghiệm cả tuần và đã có quyết định mổ ở Khoa Ngoại thì nổi xung lên mà bảo vợ tôi: „sao các cậu dại thế, có bao nhiêu phương pháp hay hơn để can thiệp khỏi phải mổ, nhưng trước hết phải kiểm tra K đã, rồi mới bàn tiếp“. 

Hú vía. TS BS T., Trưởng Khoa Ung bướu Xạ trị BVHNVX, lại là học trò cũ từng làm TS do bà hướng dẫn nên bà gọi điện ngay. 

Lẽ ra tôi đã phải nhập viện vào khoa Ngoại từ thứ sáu nhưng tôi từ chối vì mắc bận 2 buổi ra mắt sách ‚Chiếc khoen đồng’ và ‚Hoàng Cầm’. Thế là ngay sáng thứ hai tôi chuyển khoa, việc lẽ ra là không thể nếu tôi đã nhập viện, và như thế là cuối tuần thì đã có kết luận cuối cùng cho khâu xét nghiệm. 

Thật sự nhanh chóng bất ngờ. Dù cho chẳng mấy khả quan, nhưng cũng không đến nỗi bi đát. Anh ĐVM, nguyên Chủ tịch LHHKH&KTVN vốn bị bệnh này từ nhiều năm nay, hiện vẫn khỏe như vâm. Còn ông bạn cùng phòng, GS tiếng Anh tên Ng. vốn là cán bộ giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội, và cũng có đi chuyên gia Angola nhiều năm, mắc bệnh ung thư phổi từ 2017 ở Canberra, Australia, nơi cô con gái út đã định cư cùng gia đình, khi đến thăm cô nhiều tháng, cùng vợ cứ 3 ngày ở viện 3 ngày ở nhà suốt 5 năm nay. Ba cô đầu đều có xe riêng, hai ông con rể, Phó tổng giám đốc, thậm chí còn có xe cơ quan kèm lái xe, nên có xe đưa đón, hàng sáng lái xe mang cơm đến tận cổng bệnh viện, chỉ vì dịch cúm phải xét nghiệm, chứ như trước đây, chắc chắn đã mang lên tận phòng. GS Ng khi đến cũng như khi về đều ăn vận com lê ca vát tê, đội mũ phớt cứ như đại gia đi hội nghị, tay xách va li nhôm cứ như đi du lịch nước ngoài. Ai dám bảo mắc ung thư là khổ nào? Còn ông T, vốn học tiếng Tây Ban Nha ở Havana và nguyên làm đại sứ tại nhiều nước châu Phi, cũng đi đi về về như vậy. Hai ông bạn cùng phòng còn lại, tuổi chỉ quanh quẩn năm mươi, đương chức, một là Phó chủ tịch thành phố Điện Biên, người kia tỉnh ủy viên Lai Châu. Đều đẹp trai, ăn nói có duyên, ăn vận cực kỳ lịch sự, tay xách ca táp da cực mốt, tất nhiên có cả xe công lẫn lái xe riêng, chỉ đến một hay hai ngày để truyền dịch. 

Chỉ có tôi là thằng ăn vận cứ như tên du thủ du thực, ăn nói liên hồi cứ như bà bán dưa lê ngoài chợ. „Jedem das Seine, chacun à son sort“, mỗi người mỗi số phận mà, nào ai hơn ai? Cùng bệnh nhân ung thư cả mà thôi. Chỉ có tôi là thằng lần đầu tiên vào viện (rồi chắc chắn sẽ cũng tiếp tục như thế) nên đau đớn ê chề. Sau cú nội soi sinh thiết buổi trưa về giường thì hậu môn vẫn hơi chảy máu, khó tiểu tiện nhưng may không sốt do nhiễm trùng vì liên tục truyền kháng sinh. Nhưng đến đêm không đi tiểu tiện được, phải đặt xông, đau ơi là đau, giờ vẫn nhức, chắc đến thứ ba vào viện mới được tháo ra. Sao khổ vậy, thôi an ủi là về già ai chẳng thế.

Xin tạm kết thúc đề tài này.

Nói chuyện khác, xảy ra cho tới nay là đúng 31 năm. Cuối tháng hai 1991, cha tôi vào Sài Gòn họp Ủy ban TWMTTQVN để đến đầu tháng ba hôn mê nằm trên băng ca phòng VIP bay ra Hà Nội, nằm ở ngôi nhà một tầng cũ thời Pháp làm phòng cấp cứu dành cho cán bộ cao cấp thuộc BVHNVX này một tuần, rồi ra đi ở tuổi 78, cùng tuổi tôi bây giờ. 

Vậy cho phép tôi ôn lại cuộc đời Người và những năm tháng được sống bên Người, tròn 37 năm, như nhân ngày giỗ thắp nén nhang để tưởng nhớ đến công ơn Người. Đứa con có hiếu nào mà chẳng mang nặng ơn bậc sinh thành, truyền thống dân tộc Việt vốn vậy mà. 

Về cha tôi có quá nhiều bài viết. Riêng tôi cũng đã viết ba bài, đã đăng vào nhiều dịp khác nhau và trên những tờ báo khác nhau, nay xin bổ sung thêm. 

Có những điều mà ngày trước chưa nói được, thì bây giờ nhất thiết phải nói, chắc cũng không còn dịp khác nào nữa, vì biết sống được bao lâu nữa? 

Cũng xin lượng thứ, nếu bạn đọc đã biết và bảo: „Biết rồi khổ lắm nói mãi“.

Cha tôi ở nhà thì qúy và tận tình giúp đỡ vợ con, anh chị em, họ hàng. Ở trường thì ông quý học sinh và đồng nghiệp, ai cũng rõ cả rồi. Gây ấn tượng nhất chắc chắn là ở bài „Người thày với mái tóc bạc huyền thoại“ của anh Phạm Thành Hưng.

Cha tôi vốn là học trò của GS Fréderich Joliot-Curie và về nước theo lời khuyên của ông chứ hoàn toàn không phải theo lời khuyên của ông Hồ như nhiều người lầm tưởng. Ông cũng có bạn thân khi học ở Trường Sorbone là ông Ngô Đình Nhu, và ông này thậm chí làm phù rể cho đám cưới cha mẹ tôi năm 1943. Điều này ông giữ kín với con cái. Chỉ sau SG sụp đổ 1975 chúng tôi mới được biết. Thế nên phải nói nhờ cha mẹ tôi, và một phần nào cũng phải nhờ ông Ngô Đình Nhu, mới có tôi sinh ra trên thế gian này. 

Cha tôi, như đã nói, rất quý con cái, chẳng bao giờ đánh mắng chúng tôi, thậm chí đến nặng lời cũng chẳng bao giờ. Tôi còn nhớ, khi nào ông bất bình với tôi, mà điều này hết sức hiếm khi xảy ra, thì ông chỉ trừng mắt lên mà thôi.

Có một lần mà cho đến bây giờ tôi còn nhớ kỹ. Đó là vào đầu năm 1966 khi còn sơ tán trên Đại Từ, Thái Nguyên, tôi đã ngã lòng. Không phải do cuộc sống khó khăn nơi rừng rú, cũng chẳng vì khó khăn trong học hành, IQ tôi cũng không thấp đến thế. Mà do tôi bất bình với số mệnh. Tôi giỏi giang thế thì phải học trong nước, còn các bạn Moritzburger của tôi, nhiều người học lực rõ ràng kém tôi, thậm chí có người còn thi trượt lên xuống đại học nhiều lần, đều được gọi đi Đức cả. Thế cho nên tôi điên rồ quyết định bỏ học, chờ năm sau biết đâu được đi. Làm sao có chuyện đó được?

Đang đêm tôi đùng đùng đạp xe trăm rưởi km từ huyện Đại Từ, Thái Nguyên, về làng Đại Từ, huyện Chương Mỹ, Hà Đông, nơi cha mẹ tôi đưa bà ngoại tôi về sơ tán ở quê ngoại. Cha tôi không hề giận dữ, nhìn mắt ông, tôi biết ông buồn lắm. Cha mẹ tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ lẽ phải cho tôi, mà trong cơn ghen tức tôi không hề nghĩ ra được.

Thế nên may mắn thay tôi đã nghĩ lại được. Lại đùng đùng đạp xe trăm rưởi km trở về lại huyện Đại Từ, Thái Nguyên, địa điểm sơ tán của trường. Và lại tiếp tục học tập, dẫu cho điểm số sa sút trông thấy, may quá, vẫn qua khỏi.

Còn những lần được gặp cha tôi ở nước ngoài mới đáng quý làm sao, khi trống vắng tình cảm. Người Đức tuy tốt thật, nhưng dẫu sao văn hóa họ vẫn khác, cho nên về mặt tình cảm càng vậy, khi cha tôi ghé thăm tại trại hè Sayda trên vùng núi Erzgebirge càng đáng quý. Làm sao tôi quên được. Chúng tôi đang ăn trưa, mồm tôi còn đầy thức ăn chưa kịp nuốt hết thì cha tôi đến. Tôi xúc động quá, chẳng nói lên lời, chỉ rơm rớm nước mắt nghe ông kể chuyện mẹ và các em tôi ở Hà Nội ra sao.

Lần sau nữa là lần cha tôi sang chữa tiền liệt tuyến ở bệnh viện chính phủ ở Buch, ngoại thành Berlin, năm 1976 khi tôi đang làm bằng TS ở Viện ZOS, AdW d DDR, Berlin Adlershof. Lần đó ông ở cả tháng, chúng tôi đi thăm thú được nhiều địa điểm nổi tiếng ở Berlin, tôi đưa ông đi thăm được nhiều bạn bè người Đức của cha tôi như vợ chồng ông bà Franz và Irène Faber, người dịch „Kiều“ sang tiếng Đức, bạn tôi như gia đình ông bà Chiến Sĩ, ông bà TS Luật và Y Weigel. Cha con chúng tôi còn mời được các giáo sư của viện tôi đến thăm và ông cũng ghé thăm được khu viện AdW d DDR, Berlin Adlershof. Tôi cũng còn nhớ rõ, cùng đoàn với cha tôi còn có vợ chồng nhà văn N Ngọc, bà vợ anh hùng NV Trỗi. 

Trong hàng ngũ cán bộ trường ngay dưới cấp, có lẽ ông quí nhất ông bà hiệu phó Diệp Tư, hiệu phó GS Lê Văn Thiêm và ông bà trưởng phòng giáo vụ Trương Văn Vinh. Còn bí thư đảng ủy, ông quý nhất ông Tuấn, trung tá giải ngũ, tôi nhớ hai người hết sức tâm đầu ý hợp. Còn bí thư đảng ủy ông ghét nhất là ông Lê Hoàng Linh, bí thư đảng đầu tiên của trường ĐHTHHN. Ông bảo tôi: „Cha này về để phá trường đây mà“.

Năm 1951 khi Đảng Lao động ra đời, NKToàn, ủy viên TW, thứ trưởng phụ trách Bộ Giáo dục (cụ NV Huyên làm cảnh là chính) gọi cha tôi, khi ấy đang làm tổng giám đốc Trung học vụ  vào đảng, cha tôi từ chối: „Tôi chưa biết gì về đảng nên chưa vào“. Thật ra đảng quá biết đi chứ, họ dùng trí thức làm cảnh mà thôi, để lừa dân chúng, biện hộ cho tính chính danh của họ, nhất là về mặt quan hệ quốc tế. Chứ họ quyết định hết, có bao giờ thèm hỏi trí thức, họ là lũ ít học mà, giàu ý chí, cực kỳ bền gan, thế nhưng khi đã ít học thì dẫu muốn dùng trí thức cũng không thể dùng được. Thế nên năm 1956, khi cha tôi, vì muốn ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con cái, thì Linh thẳng thừng từ chối: „Anh ở ngoài đảng phục vụ đảng được tốt hơn“. Nham hiểm đến thế là cùng, những quyết định nhân sự quan trọng nhất của trường nằm trong tay y, một dạng mini của Lê Đức Thọ. 

Lại nói cha mẹ tôi vô cùng quí mến nhau. Thấy nhiều người được đưa vợ con đi chơi nước ngoài thoải mái, cha tôi bày tỏ nguyện vọng này cho cuối đời, được đưa mẹ tôi đi thăm châu Âu thế mà chẳng có ai quan tâm. Chỉ sau khi ông mất, may quá các cậu tôi ở Mỹ và Pháp còn tổ chức được một chuyến đi Paris thăm họ hàng cho mẹ tôi và cậu Cơ tôi. Phục vụ CS sướng thế đấy. Cuối đời, sau bao năm cống hiến cho họ, mới được người thân ở phía „thế lực thù địch“ bao bọc cho. Hiểu được bản chất những người CSVN thì đã muộn, họ chỉ biết khôn lỏi lợi dụng trí thức để phục vụ những mục đích chính trị cho riêng bọn họ, chứ làm gì có chuyện ân nghĩa ở đây. Đó là một thế giới mafia ác độc thôi mà. Khi ĐCS chưa giành được chính quyền thì họ còn mỵ dân chứ lúc giành được chính quyền thì bộ mặt thật của họ mới lộ ra nguyên vẹn. ĐCS luôn di trá là như thế đấy. 

Cũng còn phải nhắc đến kỷ niệm cuối cùng này với cha tôi. Số là vì cùng xuất thân là dân miền Trung, cha tôi có mối liên hệ thân thuộc với gia đình Thủ tướng PVĐ. Tôi nhớ nhiều lần được cùng cha mẹ tôi đến thăm gia đình em vợ ông này ở sâu trong Hoàng Mai, rât chi là thân thiết.

Khi tuổi cao, sức hoạt động yếu dần, ông cũng đã có bước chuẩn bị đưa người thay mình là anh NĐ Tứ, học trò cũ và lãnh đạo trường ĐHTHHN là hợp lý nhất vì anh thừa đủ tài đức nhận trách nhiệm đó, phải để nhà khoa học tự nhiên mới hiểu cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn để quản lý cả hai ngành này được. Thế mà ông TT PVĐ nào thèm hỏi ý kiến gì ông (hay bản thân PVĐ cũng chỉ là con rối trong bàn cờ chính trị của LĐT và ban tổ chức TW, nào ai biết được thực hư trong hậu trường cái đảng mafia là ĐCSVN?), 1982 quyết định ngay cho ông về hưu, mà không đưa anh NĐ Tứ lên hiệu trưởng mà thẳng đứng lên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, thậm chí cuối cùng còn đưa anh vào Bộ chính trị BCHTWĐCSVN, vượt quá sức anh, để anh phải mất sớm ngay khi có quyết định đó mà chưa làm việc được một ngày nào. Nói về lịch sử ĐCSVN, không biết nên khóc hay nên cười?

Rồi họ đưa ông PV Dật, nguyên chủ nhiệm khoa Sử lên làm hiệu trưởng, điều hết sức vô lý vì ông này là nhà nhân học tài hèn mà đức cũng mọn. Thế là trường ĐHTHHN cứ xuống cấp dần, rồi lại còn tách đôi theo hai môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn, theo mô hình Mao, chia để trị, hay chỉ để tạo thêm ghế ngồi cho thuộc cấp ở một thể chế vốn đã phình to đến mức hết sức vô lý, chỉ ăn hại dân mà thôi.  Để ngành khoa học giáo dục và nghiên cứu khoa học Việt Nam càng ngày càng lụn bại. Biết bao giờ giới trẻ chúng ta mới vực được nó dậy, ngay cả sau khi đã thay đổi thể chế?                       

Cha tôi là người ham hoạt động nên sau khi về hưu ông yếu dần. Ông có dậy môn Lịch sử vật lý, làm Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, tham gia hoạt động Mặt trận Tổ Quốc là những môi trường vốn quen thuộc của ông. Nhưng do ít hoạt động mà sức khỏe càng ngày càng sa sút, bệnh thận vốn mắc từ rất lâu càng ngày càng nặng thêm.

Thế cho nên đầu năm 1992 khi có cuộc họp Mặt trận TQVN trong SG, tôi đến hỏi ý kiến các bác sỹ thì họ đã khuyên không nên đi, và để ông hoàn toàn tự quyết định. Ông thấy chán cuộc đời vì đã bị ĐCSVN lợi dụng, nên đã quyết định ra đi mãi mãi…

Mấy ngày nữa giỗ cha, con viết những dòng này như muốn xin linh hồn cha mau được siêu thoát.

Mong cha tha cho con những lỗi lầm mà con đã mắc với cha mẹ.

Rồi sớm hay muộn, con lại được gặp cha mẹ và tổ tiên thôi…                      

Chuyện cũng đủ dài, sớm mai vào viện, chưa biết bao giờ được ra. 

Xin bạn đọc lượng thứ để tạm kết thúc bài này ở đây. 

Xin để bài sau kể tiếp . 

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian hai ngày qua, tôi theo dõi được: 

Những bài học về Ukraine

Tuy tình báo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo về khả năng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi và bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Điều gì phải đến đã đến. Rạng sáng ngày 24/2 (giờ Moscow), Tổng thống Putin đã tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine. Ngay lập tức, quân đội Nga đã đồng loạt bất ngờ tấn công Ukraine từ ba hướng: phía Đông, phía Bắc, và phía Nam. 

Tuy Putin nói “Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine”, nhưng ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tin rằng “Nga có ý định lật đổ chính phủ Zelensky” để lập một chính phủ mới thân Nga tại Ukraine. Việc Nga chiếm Chernobyl không chỉ để kiểm soát cơ sở hạt nhân này mà còn mở đường để dễ dàng đánh chiếm Kiev. Tổng thống Biden điều động 7.000 quân không phải để bảo vệ Ukraine chống Nga, mà để bảo vệ các nước NATO giáp Nga.   

Chiến “dịch quân sự đặc biệt” của Putin tại Ukraine mới bước sang ngày thứ ba nên còn quá sớm để đánh giá về cuộc chiến này. Tuy lúc này không ai có thể làm gì để ngăn được chiến sự đang diễn ra, nhưng có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine có tác động to lớn và khó lường đến thế giới, nên các nước phải tìm cách không để xung đột lan rộng và tác động đến các nơi khác như Đài Loan và Biển Đông. 

Những sự thật trong mối quan hệ giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. Phần 1 (*)

Kể từ khi Nga bắt đầu các hành động gây hấn với Ukraine, các quan chức Nga đã cáo buộc NATO một loạt các mối đe dọa và hành động thù địch.

Trong bài này, NATO đã chứng minh những cáo buộc của Nga là sai lầm và dối trá:

Những sai trái trong lập luận pháp lý của Tổng thống Nga Putin

Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế ở Ukraine khi sử dụng những cáo buộc vô căn cứ và phản ứng của các quốc gia cần được hướng dẫn phù hợp.

Nga đã bắt đầu một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào Ukraine, khi lần đầu tiên tuyên bố công nhận Donetsk và Luhansk là các quốc gia riêng biệt. Hầu như không cần nói rằng Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế – vi phạm điều cấm trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) về việc sử dụng vũ lực, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác và vi phạm điều cấm can thiệp.

Thoả thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (tiếp theo)

VIỆT NAM ĐƯỢC MẤT GÌ TỪ CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE

Chênh lệch lực lượng quân sự Nga – Ukraine lớn đến mức ai cũng biết được kết cục cuộc chiến. Chỉ là bao nhiêu thời gian từ khi bắt đầu. Để Ukraine đơn thương độc mã, kết thúc cuộc chiến nhanh như kế hoạch, ông Putin không ngần ngại đe dọa dùng bom nguyên tử trả đũa tức thì với “hậu quả kinh hoàng chưa từng thấy” cho bất cứ ai giúp Ukraine, cản trở ông Putin. Lời đe doạ này hướng vào các nước gần Ukraine.

Đồng ý đàm phán chỉ là quân bài để giảm dư luận. Đừng cả tin vào những nhà chính trị nham hiểm. Ông Putin sẽ chiếm Kiev bằng vũ lực, lật đổ chính phủ đương thời, lập lên chính phủ thân ông Putin. Ukraine sẽ bị chia cắt. 

Ủng hộ ai là quan điểm từng người. Tôn trọng các quan điểm khác biệt. Quan điểm phụ thuộc vào vị trí, lượng thông tin, nhận thức…, và quan trọng hơn nữa là mục đích và quyền lợi. Nhưng đừng đồng nhất cá nhân với nhân dân, chính quyền với đất nước, đừng lầm thời đại này với thời đại kia. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Nga-Nato: Putin ra lệnh báo động cho lực lượng nguyên tử Nga để đối phó Nato

Tin hôm 27/02: Tổng thống Vladimir Putin nói ông đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng hạt nhân của họ trong tình trạng “báo động đặc biệt” để đáp lại cái mà ông mô tả là “sự hung hãn” của Nato.

Trước đó, trả lời báo chí hôm 24/02/2022, bộ trưởng ngoại giao Pháo Jean-Yves Le Drian xác nhận lời đe dọa của ông Vladimir Putin được hiểu là “Nga sẵn sàng dùng vũ khí nguyên tử”.

Trước đó, ông Putin nói ai đe dọa Nga sẽ ‘lãnh hậu quả chưa từng có’, khiến các báo châu Âu bình luận rằng đây là cách ông Putin cảnh cáo các nước ủng hộ Ukraine rằng Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân.

Bộ trưởng Le Drian tuy vậy đã nói trên kênh TF1 của Pháp rằng Nga “cần biết Nato là một liên minh có vũ khí nguyên tử”.

Zelensky: Từ diễn viên hài đến lãnh đạo thời chiến đầy thuyết phục

Volodymyr Zelensky có bài phát biểu trong đêm muộn, chỉ vài giờ trước khi cuộc xâm lược bắt đầu

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, một diễn viên hài không có kinh nghiệm làm chính trị khi được bầu lên ba năm trước, bỗng chốc nổi lên như một nhà lãnh đạo thời chiến đầy thuyết phục. 

Ông đã làm dấy lên tinh thần dân tộc với các bài phát biểu và các video tự quay và là tiếng nói bày tỏ sự tức giận và kiên cường của Ukraine trước sự hung hãn của Nga. 

Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có vẻ như ngày càng thất thường – cáo buộc Ukraine “tội diệt chủng” ở các nước CH ly khai Donetsk và Luhansk, và nói rằng cần phải “phi Phát xít hóa” nước này – thì Tổng thống Zelensky, xuất thân từ một gia đình Do thái nói tiếng Nga, tiếp tục thể hiện sự chững chạc, lòng quyết tâm và khả năng ăn nói rành rẽ. 

Zelensky cho thấy một mặt của ông mà nhiều người chỉ trích ông – kể cả một bộ phận lớn trong giới tình báo – không lường trước được. 

Trái ngược nghi ngờ, quân đội Ukraine đang ‘anh dũng chiến đấu’ chống Nga

Putin ra lệnh răn đe hạt nhân trong tình trạng ‘báo động đặc biệt’

Một số diễn biến chính hôm nay:

  • Tổng thống Vladimir Putin nói ông đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng hạt nhân của họ trong tình trạng “báo động đặc biệt” để đáp lại cái mà ông mô tả là “sự hung hãn” của NATO. 
  • Động thái này – điều không có nghĩa là Nga dự định sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân – đã bị lên án rộng rãi, với Hoa Kỳ nói là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, và người đứng đầu NATO mô tả là “nguy hiểm” và “vô trách nhiệm”. 
  • Các phái đoàn Ukraine và Nga dự kiến sẽ gặp nhau ở biên giới Belarus để đàm phán, theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
  • Các lực lượng Ukraine nói họ đã đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào thành phố lớn thứ hai Kharkiv 
  • Số người chạy khỏi Ukraine giờ đã lên tới 368.000, theo con số mới nhất của LHQ 
  • Các quốc gia châu Âu tiếp tục có hành động chống lại Nga, với nhiều nước trong vài giờ qua quyết định đóng không phận với các chuyến bay của Nga

Chuyển biến lớn: Đức tăng chi tiêu quốc phòng và chính sách để chống Putin

Ngày Chủ Nhật 27/02 đến với nước Đức bằng các sự kiện lớn.

Hàng trăm nghìn người dân, gồm cả một số người gốc Việt, đã đổ về khu vực trước trụ sở nhà Quốc hội, Bundestag và Cổng thành Brandenburg, Berlin để biểu tình n phản đối cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.

Đầu tuần này, Đức cũng xác nhận sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger tới Ukraine.

Ngoài ra, kho vũ khí của Bundeswehr (quân đội liên bang) được mở ra để chuyển 400 súng phóng lựu cho quân Ukraine.

NHỮNG NƯỚC ĐỒNG MINH CỦA PUTIN TỪ BỎ HẮN TA VÌ CUỘC XÂM LĂNG UKRAINE

Bất chấp bị trừng phạt cứng rắn về kinh tế, tài chính; bất chấp bị những nước đồng minh từ bỏ; bạo chúa tham tàn Putin chắc sẽ không từ bỏ tham vọng đã theo đuổi cả đời!

Nhưng Putin đâu thể nào có thể sống đến 1 ngàn năm để hưởng thụ kết quả của sự vơ vét, bành trướng lãnh thổ!

Hy vọng là tham vọng theo đuổi cả đời của Putin, rồi sẽ qua nhanh và suy tàn mau chóng như một “giấc mộng kê vàng!”

Một số nước đồng minh thân cận nhất của Nga và những quốc gia thuộc Liên Bang Sô Viết cũ đã lên án gay gắt tổng thống Vladimir Putin về cuộc xâm lăng Ukraine vô cớ của hắn ta.

Khi thế giới phương Tây đang tìm cách biến Putin trở thành một tên cặn bã quốc tế, ngay cả những nước đồng minh thân cận nhất của hắn ta cũng đang từ chối ủng hộ việc hắn ta tấn công Ukraine.

Tổng thống Czech, Milos Zeman, và thủ tướng Hungary, Viktor Orban, cả hai trong lịch sử từng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ nước Nga ở Liên Minh Âu Châu, đã lên án cuộc tấn công này là “một hành động xâm lăng vô cớ,” AP đưa tin.

“Nước Nga đã phạm tội ác chống lại hòa bình,” Zeman nói…

Nghĩ đến UKRAINE

Trong nỗi thống khổ tột cùng

Nhiều người không muốn sống

Trong cô đơn cùng tận, trong hoàn cảnh khốn cùng

Nhiều người quẫn trí, vẫy vùng trong tuyệt vọng… 

Tôi nghĩ đến Ukraine và xa xót

Sinh ra đời trong đất nước chiến tranh,

tôi cảm thông, thương Ukraine bất hạnh

Quốc gia nhỏ cạnh “thằng” Nga to lớn

Như Việt Nam nằm bên cạnh thằng Tầu…

Liệu liên minh Nga – Trung có đang bị rạn nứt?

Nga và Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm, nhưng mối quan hệ đó dường như đang bị đặt dấu hỏi sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra quyết định xâm lược Ukraine và thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng.

Theo Bloomberg News, hai ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đã thông báo vào hôm thứ Sáu rằng họ sẽ hạn chế các hoạt động tài chính cho các giao dịch mua hàng hóa của Nga.

Các chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã ngừng phát hành thư tín dụng mệnh giá đồng đô la Mỹ để mua hàng hóa vật chất sẵn sàng xuất khẩu của Nga, trong khi Ngân hàng Trung Quốc cũng hạn chế cấp vốn.

Đầu tiên, Biden giao nộp người Afghanistan cho Taliban. Giờ đây, ông ta ném Ukraine cho bầy sói

Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới phương Tây bước vào một khúc quanh kỳ lạ, trong đó chúng ta quên đi những thực tế của các nền chính trị cường quốc. Theo một cách nào đó, Tổng thống 79 tuổi Joe Biden đã nhân cách hóa tính hay quên đó.

Trong suốt những năm 1990, phương Tây đã làm ngơ trước nạn diệt chủng ở Rwanda và chỉ thức tỉnh trước cuộc Chiến tranh Balkans sau rất nhiều biến động. Tại Bosnia và Kosovo, sự can thiệp muộn màng của Hoa Kỳ đã cứu thoát cho Châu Âu.

Sau ngày 11/9, chúng ta tập trung vào mối đe dọa từ một hệ tư tưởng – chính trị hoặc Hồi giáo cực đoan hoặc chủ nghĩa Hồi giáo – chứ không phải từ một cường quốc. Chúng ta đã “đi vào cuộc chiến chống khủng bố“. Mỹ dẫn đầu và châu Âu hầu hết theo sau.

Tường thuật trực tiếp Đức trực tiếp gửi vũ khí chống tăng và tên lửa đến Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ gửi vũ khí trực tiếp đến Ukraine gồm 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger.

Berlin cũng đã bỏ một số hạn chế liên quan đến việc gửi các vũ khí do Đức chế tạo đến các khu vực xung đột, điều này có nghĩa các quốc gia thứ ba sẽ có thể gửi thêm vũ khí đến Ukraine.

Ông Olaf cho biết cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine đã tạo nên một bước ngoặc.

Động thái này đảo ngược chính sách lâu nay của Đức là cấm việc xuất khẩu vũ khí sang các khu vực có xảy ra xung đột.

Tổng thống Pháp lên án quyết định của Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án quyết định của Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, ông Macron yêu cầu nhà lãnh đạo này phải yêu cầu phía Nga rút binh sĩ khỏi Belarus “nhanh nhất có thể”.

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây:..

Những lời sáo rỗng ghê tởm của một con cáo già ác độc.

Nửa thế kỉ sau nhưng vẫn chưa mở mắt, cứ tưởng đỏ là chín!

(VNTB) –  Chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin – Chuyến thăm Trung quốc của Nixon 50 năm trước – Những bài học chính trị và lịch sử nóng bỏng và  quan trọng cho Việt Nam.

Trong chính trị và lịch sử có những lúc xẩy ra những sự kiện, biến cố  mà bình thường khó có thể tưởng tượng được. Nhưng nó đã hoặc sẽ gây ra những ảnh hưởng và hậu quả lâu dài cho đất nước, khu vực và có khi cả thế giới. Quyết định của Tổng thống (TT) Nga Puttin ngày 21.2.2022 sát nhập hai phần lãnh thổ của Ukraine vào Nga, rồi chỉ hai ngày sau ra lệnh tuyên chiến với Ukraine, đang gây ra tình hình cực kì nguy hiểm nhất ở Âu châu từ sau Thế chiến II. Vì Nga là cường quốc nguyên tử và Putin là nhà độc tài lại có tính khí cực kì bất bình thường. 

Sau Thế chiến II, đặc biệt từ sau khi Liên xô sụp đổ, Âu châu đã giữ được hòa bình, dân chủ và thịnh vượng. Nhưng những tham vọng sai lầm của nhà độc tài Putin đang đưa cả Âu châu đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Trong thời đại toàn cầu hóa cả trên kinh tế, thương mại và tài chính. Những biến động lớn ở Âu châu có thể ảnh hưởng nhanh-rộng tới nhiều khu vực trên thế giới. Vì thế các nước trong Liên minh Âu châu (EU), Hoa kì và NATO đang đoàn kết đưa ra các biện pháp phong tỏa chính trị, kinh tế, ngoại giao và quốc phòng chống lại Putin. Tổng thư kí Liên hiệp quốc (LHQ) và hầu hết các nước trên thế giới kết án chiến tranh xâm lược của Putin. Ngay cả nhân dân Nga, dù bị bưng bít và kìm kẹp, nhưng đã có những cuộc biểu tình ở nhiều thành phố chống lại Putin. 

Tôi không thể chấp nhận ý tưởng về một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nhưng tôi ở thủ đô Kyiv khi các cuộc không kích bắt đầu và Nga xâm lược đất nước tôi.

 Xưng danh “tôi” ở đây là của Nataliya Gumenyuk, một nhà báo người Ukraine chuyên đưa tin về các vấn đề đối ngoại và xung đột. Cô cũng là tác giả cuốn truyện “Hòn đảo đã mất: Chuyện kể về Crimea bị Nga chiếm đóng”.   

Tôi không thể chấp nhận ý tưởng về một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nhưng tôi ở thủ đô Kyiv khi các cuộc không kích bắt đầu và Nga xâm lược đất nước tôi.

Một nhà báo độc lập nổi tiếng của Nga đã gọi cho tôi để hỏi ý kiến sau khi Nga tiến hành các cuộc không kích trên khắp Ukraine. Chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau, nhưng cô ấy bắt đầu câu chuyện bằng những lời xin lỗi và xin tha thứ cho những gì đất nước cô ấy đang làm và có thể làm đối với đất nước tôi. Cả hai chúng tôi đều là những phóng viên dày dặn kinh nghiệm và đã từng đưa tin về những câu chuyện và xung đột rất khó khăn. Chúng tôi đã nói chuyện, và chúng tôi đã khóc.

Trước một Joe Biden cực kỳ yếu ớt, Vladimir Putin xâm lược Ukraine là tất yếu

Vào tháng 2 năm 2014,  Vladimir Putin xâm lược và sau đó sáp nhập Bán đảo Crimea, vốn thuộc quyền tài phán của Ukraine.

Thời điểm đó không phải là ngẫu nhiên, bởi nó xảy ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống khi đó là Barack Obama từ bỏ “ranh giới đỏ” vũ khí hóa học của riêng mình đối với nhà độc tài Syria, Bashar al-Assad, trao việc giải quyết cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học mới xảy ra vào tay Putin một cách hiệu quả. Putin, giống như một con cá mập ngửi thấy mùi máu, cảm nhận được điểm yếu và hành động liền theo đó. Cho đến ngày nay, Crimea trên thực tế vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Động cơ thúc đẩy hành động của Putin trên bàn cờ địa chính trị không hẳn là một điều gì bí ẩn. Ông ta là một cựu đặc nhiệm KGB, người đã công khai coi việc Liên Xô tan rã như một trong những bi kịch lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Nếu Putin có những cơ hội để lựa chọn cho riêng mình, “Nước mẹ Nga” một lần nữa sẽ trở thành “Nước Nga vĩ đại hơn” – có khả năng bao gồm tất cả các bộ phận dân tộc Slav ở Trung và Đông Âu. Và như thế giới đã thấy ở Crimea, Putin sẽ hành động với những cơ hội để lựa chọn đó, một khi ông ta được khuyến khích bởi tình trạng có vẻ như thiếu sự răn đe. Con cá mập này ngửi thấy mùi máu – rất nhiều.

Kinh hòa bình cho người Ukraine, người Nga và cả cho chúng ta 

(VNTB) – Những ngày đạn bom này chợt nhớ về các ca khúc thân phận con người trong cuộc chiến của Trịnh Công Sơn. 

Tố giác chiến tranh thường phải được coi là một hành vi chính trị, như phong trào “phản chiến” trong giới trẻ Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Phong trào phản chiến Tây phương có một lập trường chính trị rõ rệt, là chống sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam. Các ca khúc về chiến tranh của Trịnh Công Sơn đã bị một số người đồng hóa một cách dễ dàng với phong trào ấy, và cũng được gọi là bài hát phản chiến.

Thật ra về cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn sáng tác với tâm trạng của một người trong cuộc. Nội dung các bài hát của ông là tình cảm của ông đối với đất nước và dân tộc ông bị tàn phá chứ không nhân danh một lập trường hay phe phái chính trị nào hết.

Trong lời mở đầu của tập nhạc nhan đề Kinh Việt Nam, Trịnh Công Sơn viết:

Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định.

Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.

Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại.

Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chặn những mưu toan phi nhân.

Tác động của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tới an ninh của Việt Nam

Nước Nga của Putin đã tổng tấn công vào một loạt thành phố của Ukraine, không chỉ vào hai tỉnh “ly khai” một phần. Trong đó, cuộc đổ bộ vào Odessa, thành phố đối diện với Istabul của Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ biển Đen, phản ánh những tham vọng và ảo tưởng địa chính trị kiểu thế kỷ 19 của Putin. Bất kể Nga chỉ uy hiếp hay xóa sổ chính phủ Ukraine đương nhiệm, nhanh chóng rút quân hay chiếm đóng, bị sa lầy hay đè bẹp các lượng Ukraine nổi dậy, thì các cuộc trừng phạt, phong tỏa toàn diện của Âu Mỹ Nhật đối với Nga và các nước có quan hệ kinh tế và quân sự với các công ty quân sự và quốc doanh lớn của Nga là khá cao.

Nhìn vào sự tác động của sự biến này đến Việt Nam, chúng ta thấy có lẽ khí tài quân sự là việc ngay bây giờ Việt Nam cần phải xem xét, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc. 

Why don’t the Khmer Krom rise up against Vietnam and join Cambodia?

Why would they rise up? The Khmer in Vietnam enjoys the same rights as Vietnamese and lives better than how Cambodia treats Vietnamese living in Cambodia that not given the nationality for their second generation born in Cambodia.

Please meet Chuong Thi Kieu, a Khmer born in Vietnam and member of Vietnamese woman football that just qualified for woman football world cup 2023. She was awarded the Labor Order by President of Vietnam for her merit and money enough to build a house for her family.

Do you think Vietnam is a little China culturally?

Answer: From the Vietnamese views, there are many Vietnamese will think that you are insulting them if you said Vietnam is a little China culturally.

Vietnam and China shared a lot of cultural similarities due to the common borders and also thousand of years of Vietnam being colonized brutally by China. There are more than once that the Chinese Empire had tried to erase all of the Vietnamese histories, culture, and identity, also imposed the Chinese language, costumes, customs, into Vietnam but the Vietnamese resisted strongly and resiliently. For example: During the fourth Chinese Ming occupation of Vietnam 1407–1428, the Chinese rulers had tried to destroy all of the Vietnamese cultures[1] .

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Đọc gì về một cuộc chiến bị lãng quên?

Rạng sáng ngày 17/2/1979, hơn sáu trăm nghìn quân Trung Quốc cùng xe tăng và đại pháo tấn công vào sáu tỉnh dọc tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Người Hà Nội nhận tin dữ qua loa phóng thanh sau một ngày.

Lúc đó vẫn là tháng Giêng. Tết Nguyên đán Kỷ Mùi 1979 trong ký ức của nhà văn Bảo Ninh là một bầu không khí giữa hai cơn bão: nửa tháng trước Tết bắt đầu cuộc chiến ở phía Tây Nam, nửa tháng sau Tết là cuộc chiến ở phía Bắc. “Dữ dội, hiểm ác, bất thần”. [1] Lệnh tổng động viên lại được phát đi. Những người lính vừa quen với thời bình nhận giấy gọi tái ngũ. Có đến hàng chục nghìn người trong số họ không có ngày về.


Bài viết chống Tập Cận Bình dài hơn 40.000 chữ thu hút sự chú ý
 

Gần đây, một bài viết chống Tập dài 40.000 chữ có tiêu đề “Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình” được lan truyền trên mạng internet. Chuyên gia phân tích, đây là quả bom chống Tập Cận Bình mới nhất được ném ra bởi phe phái Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, mục đích là ngăn cản ông Tập tái nhiệm tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Bài viết được lan truyền rộng rãi bên ngoài Trung Quốc này có tựa đề “Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình“, được chia thành 3 phần thượng, trung, hạ, được đăng trên mạng tiếng Trung 6park ở bên ngoài Trung Quốc, tác giả ký tên là “Thuyền lớn và Trung Quốc”. Bài viết này có bối cảnh liên minh chống Tập Cận Bình trong nội bộ ĐCSTQ. 

Nội dung văn bản đánh giá

Mạng lưới gián điệp do một người nước ngoài giàu có, người này có quan hệ trực tiếp và lâu dài với chính phủ nước ngoài và với các cơ quan tình báo nước ngoài, người này sử dụng tài khoản ngân hàng nước ngoài để tài trợ các chi phí hoạt động gián điệp tại Úc.

Cựu đại sứ Mỹ nói gì về các nguyên thủ Việt Nam, tham nhũng và thách thức ‘địa lý’ 

Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius nói ông Trọng là người “kín đáo” trong khi ông Dũng “không

trong sạch.”

Trung Quốc là nguyên nhân cản trở sự phát triển mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội, theo ĐS Ted Osius

Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius đưa ra những nhận định về các nguyên thủ của Việt Nam, cả hiện tại và trong quá khứ, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ông cho là người “không trong sạch” khi điều hành quốc gia Đông Nam Á “có nhiều tham nhũng.”

Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? 

Tại sao lại phải tách bạch một cách khá rành mạch giữa luật tư và luật công trong xây dựng pháp luật là một câu hỏi mà nhẽ ra Quốc hội phải trả lời, nhưng chúng tôi (những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy) lại luôn bị chất vấn khi góp ý xây dựng pháp luật.

Trên thực tế, rất nhiều đạo luật được Quốc hội thông qua trộn lẫn thiếu lý do giữa luật tư và luật công.

Quyền lợi là vấn đề trọng tâm của pháp luật mà nó có thể được chia thành quyền lợi công và quyền lợi tư. Luật công là luật xác lập và giới hạn quyền lợi công. Còn luật tư là luật xác lập và giới hạn quyền lợi tư.

Olympic Mùa Đông 2022: Cuồng nhiệt tặng hoa và cuồng loạn “ném đá” 

Trong khoảng một tuần, ba vận động viên người Mỹ gốc Hoa đã trở thành tâm điểm chú ý tại Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh. Thực tế cho thấy, các vận động viên trẻ gốc Hoa đã bị lôi kéo vào mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, trong một kỳ Thế vận hội gây chia rẽ nhất, bị kiểm soát chặt chẽ nhất và “nặng mùi” chính trị nhất trong lịch sử Olympic. Từng được xem là “những đại sứ văn hóa” giúp xây dựng cầu nối giữa hai nước, người Mỹ gốc Hoa giờ đây đang phải chịu sự giám sát gắt gao, và mỗi sai sót chính trị đều phải trả giá ở cả hai bên.

VN: Công nhân đình công liên tiếp và vai trò mờ nhạt của Công đoàn

Kinh tế Việt Nam có thể nói là được xây dựng trên sức của người dân làm thuê cho tư bản, phần lớn là của nước ngoài, nhưng báo chí lại có rất ít thông tin về tình cảnh người lao động. 

Chỉ khi nào có một biến cố lớn như việc công nhân bỏ chạy về quê trong dịch Covid hay đình công chúng ta mới có chút ý niệm về hoàn cảnh của họ.

Ngày 15/12/2021, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH về việc kéo dài thêm giờ làm việc. Đáng nói là quy định mới không phân biệt công việc bình thường và công việc nguy hiểm độc hại. 

Trước đây công nhân làm việc nguy hiểm độc hại tối đa là 48 giờ/tuần, kể cả giờ làm thêm. Cho công việc bình thường giờ làm tối đa (kể cả giờ làm thêm) là 64 giờ/tuần. Nay thì tất cả làm việc tới 72 giờ/tuần, tăng giờ làm thêm trong tháng từ 40 giờ lên tới 72 giờ. Những quy định mới này vượt quá giới hạn mà luật Lao động 2019 cho phép, được ghi ở chương VII, mục 1. Cho tới nay, chưa thấy nhà nước sẽ hợp thức hóa những điều này như thế nào.

Combien de temps pensez vous que la Chine peut tenir encore sous ce régime avant d’imploser comme l’ URSS ?

Je ne suis pas sûr à propos de l’URSS (même si je connais beaucoup de Russes). Mais j’ai eu de longues conversations avec des habitants de l’ancienne Allemagne de l’Est, qui sont devenus mes collègues au début des années ’90. Je peux dire qu’il n’y a aucune comparaison entre le niveau de liberté en Chine aujourd’hui, et ce qu’ils vivaient à l’époque. Aucune.

En Allemagne de l’Est, vous ne pouviez absolument pas parler de politique si vous étiez plus que trois personnes. Pourquoi? Parce l’un de vous trois allait forcément vous dénoncer, anonymement, bien sûr. Comme vous étiez trois, vous ne sauriez jamais c’était qui. Donc, aussi bien le faire vous-mêmes! Il y avait donc un climat de suspicion et de peur permanent. Le film “La vie des autres” décrit bien cet état de fait.

Hai cú đột phá của hai ông trùm

Nói gì thì nói, đến thời điểm này, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng là trùm của các trùm, có lẽ hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm là hai ông trùm chỉ dưới một người mà trên triệu người trong hệ thống quyền lực Đảng. Và cũng có thể đoán rằng, chức danh Tổng Bí Thư sẽ nằm trong tầm cạnh tranh giữa ông Lâm và ông Phúc, khả năng rơi vào tay Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính là rất thấp. Bởi chí ít, đến lúc này, cuộc chạy đua và test thử nghiệm quyền lực của cả hai ông khá là ngoạn mục, khác xa sự mờ nhòa của Huệ cũng như càng làm càng rối của Chính.

Hội Nhà văn không kết nạp kẻ “bản chất cộng sản” mà từng “thở ra” từ … “lỗ đít”, “dương vật”

Một cái hội với những câu chuyện bi hài bất tận suốt mấy chục năm qua, lâu lâu không có chuyện cười cho thiên hạ, nay nhân đầu năm mới đã có.

Ấy là chuyện một nhà thơ/văn, chẳng thèm xin mà lại được đích thân ngài Chủ tịch Hội Nhà văn VN mời vào hội; mọi thủ tục đã xong, đã có tin được mời tới dự lễ kết nạp (Tiền phong), nhưng lại có tin là “không có tên trong danh sách hội viên mới” (Tuổi trẻ).

Tất cả đều xoay quanh câu chuyện về một bài thơ bị coi là “tởm lợm”“quái đản”, trong đó còn nêu đích danh một số nữ văn sĩ, thi sĩ bị tác giả của nó thổ lộ là … “muốn làm tình”, “muốn hiếp”.

Bài thơ có tên là “Lỗ thủng lịch sử”, tác giả là Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nó ra đời … từ đời tám hoánh, 2003. 

Pourquoi la Chine n’a-t-elle mis qu’un mois à maîtriser le Covid-19 ?

La raison pour laquelle la Chine a agi de manière si agressive est que ses experts en épidémiologie ont informé le gouvernement central des risques potentiels pour la population/le pays que présente un nouveau coronavirus s’il n’est pas maîtrisé immédiatement.

La manière dont elle a maîtrisé le covid-19 après l’épidémie a été le fruit d’une mobilisation nationale.


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)