Việt Nam Thời Báo

VNTB – Văn hóa pháp lý với vai trò ‘cầm trịch’ của Đảng

Chủ tịch Quốc Hội XV

Thới Bình

 

(VNTB) – Hiến định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

 

Nhân dịp Hà Nội vừa tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc, xin được luận bàn về văn hóa pháp lý mà vai trò ‘cầm trịch’ của Đảng thời gian qua cũng lắm chuyện cần được công khai mổ xẻ.

Văn hoá được hiểu là tất cả những gì, kể cả bản thân con người, do con người từ thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau thông qua lao động sáng tạo ra và xây dựng nên nhằm đáp ứng các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của mình. Mọi quốc gia, dân tộc đều có nền văn hoá riêng được xây dựng và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.

Văn hoá pháp lý là một bộ phận hợp thành của nền văn hoá dân tộc và hàm chứa trong nó ba yếu tố: ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật và trình độ, kỹ năng, nghệ thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội.

Có thể nhận thức tổng thể về hiện tượng “văn hóa pháp luật/ pháp lý” như sau:

Một là, văn hóa pháp luật thể hiện ở các thiết chế, thể chế gắn liền với điều chỉnh của pháp luật và trong ý thức, hành vi của chủ thể pháp luật;

Hai là, văn hóa pháp luật chứa đựng trong nó những giá trị pháp lý có ý nghĩa, hữu ích đối với đời sống xã hội, và là nền tảng đời sống pháp luật của mỗi xã hội;

Ba là, văn hóa pháp luật chỉ là góc nhìn về phương diện pháp lý trong các hoạt động, đời sống của con người, cá nhân, cộng đồng. Theo quan điểm của UNESCO, văn hóa pháp luật cùng với các loại hình văn hóa khác đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Trên cơ sở quan niệm chung về văn hóa pháp luật trên đây, có thể xem xét vấn đề văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp.

Bài viết này chỉ luận bàn đôi chút về hoạt động lập pháp.

Đối với mỗi bộ máy nhà nước, các lĩnh vực hay quyền gắn với pháp luật được chí thành 3 lĩnh vực: Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp. Như thế, trong bộ máy nhà nước lập pháp chỉ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước.

Theo cách hiểu trong khoa học pháp lý về mặt ngữ nghĩa thì “lập pháp” là công việc làm luật của cơ quan đại diện Quốc hội (nghị viện hoặc tên gọi khác) phân biệt với “lập quy” là hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước không phải là Quốc hội thực hiện.

Tuy nhiên, trong thực tế, Quốc hội tuy được gọi là cơ quan lập pháp nhưng không phải chỉ làm nhiệm vụ xây dựng và ban hành luật. Nó thường còn làm cả các công việc khác như quyết định các vấn đề quan trọng lớn với đất nước, giám sát,…

Văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, ở mức độ tổng quát, văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp phản ánh các đặc điểm của môi trường, trong đó hoạt động lập pháp thường gắn vai trò điều chỉnh của pháp luật với tính cách là hoạt động tạo nên các quy tắc pháp luật cơ bản, tạo nền tảng cho hoạt động của quốc gia. Vì vậy, ở đây đề cập đến là vấn đề văn hóa tranh luận, phản biện,…

Thứ hai, cũng từ vai trò tạo “nền tảng” như trên của luật, ý thức, hành vi lập pháp của các cá nhân, đại diện cho tổ chức, cơ quan luôn cần đến tính “chuẩn mực” mà mọi biểu hiện đi chệch chuẩn mực đó về dân chủ, quyền con người, lợi ích nhóm,… đều chịu sự phê phán nghiêm khắc có thể đến “mất mặt”.

Thứ ba, hoạt động lập pháp là một hoạt động đặc biệt, hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước ở tầng cao và tác động đến các quan hệ cơ bản của đời sống – xã hội. Vì vậy, hoạt động này chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Do đó, khi các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước thì yêu cầu đặt ra là các chủ thể đó phải thể hiện văn hóa pháp luật trong việc “gương mẫu” tuân thủ các quy định pháp luật nhằm tránh trường hợp quyền lực nhà nước bị lạm dụng, mất kiểm soát,… cũng như tạo ra các quy định xung đột hoặc bất hợp pháp.

Thứ tư, có sự tác động của các đặc tính cá nhân, môi trường trên phương diện văn hóa pháp luật đối với chủ thể lập pháp.

Ở đây luôn có mối tương quan giữa hành vi với cách nghĩ, cách ứng xử, niềm tin, tôn giáo của chủ thể lập pháp với các đặc tính nhân học và môi trường mà họ sinh sống.

Và cũng cần nhấn mạnh rằng, không chỉ hành vi của các chủ thể lập pháp mới chịu tác động bởi mối tương quan đa chiều trên mà các hoạt động bình thường của bất cứ cá nhân nào cũng đều chịu sự tác động của các điều kiện đó. Nghĩa là, dấu ấn cá nhân như cách nghĩ, niềm tin, tôn giáo, môi trường sinh sống đều phản ánh lên mỗi hoạt động của họ qua lăng kính văn hóa pháp luật.

Tuy nhiên đứng trên tất cả những điều trên cho thấy một khi không có hay chưa có được văn hóa pháp luật về lập pháp, đó là lỗi hoàn toàn thuộc về Đảng, vì Điều 4, Hiến pháp đã ghi rõ ràng rằng Đảng phải chịu trách nhiệm về các quyết định gọi là “lãnh đạo toàn diện”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Cảng nước sâu Trần Đề sẽ được ông chủ Trung Quốc đầu tư?

Phan Thanh Hung

VNTB – Dữ liệu liên quan vụ án lây truyền dịch bệnh truyền nhiễm cho người

Phan Thanh Hung

VNTB – Thất nghiệp và tinh giản biên chế

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo