VNTB – Về lá thư "tha thiết kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA

VNTB – Về lá thư "tha thiết kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA

[ad_1]

Nguyễn Hiền

(VNTB) – Ông Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vừa có một lá thư gửi Chủ tịch Quốc Hội EU và các quan chức cao cấp khác của khối này “kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA.” [1]

Lý do được đề ra, “95% những khuyến nghị của EU về cải thiện nhân quyền trong những năm qua đã bị chính quyền Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm”. Hiện tượng “bắt bù” liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây với số lượng dao động từ 10 – 20 người.

Trước đó, trong cuộc tiếp xúc đoàn đại biểu quốc hội EU vào chiều ngày 29/10, TS Nguyễn Quang A [2], người thông tin “ tình hình nhân quyền từ tháng 10 năm ngoái đến nay không được cải thiện mà còn xấu đi” trong bối cảnh dự kiến Hiệp định giữa Việt Nam – EU sẽ “ký kết vào 1-2020.”

Tình trạng EVFTA có thể được miêu tả qua dòng “cân đo đong đếm thương mại và nhân quyền” ở cả hai phía EU và Nhà nước Việt Nam. Phía xã hội dân sự Việt Nam đang bị bỏ rơi bằng sự tham vấn hời hợt về phía EU và cả sự trấn áp từ phía Việt Nam.

Ông Thứ trưởng Trần Quốc Khánh bày tỏ, EVFTA không xuất phát từ con số 0 mà “xuất phát từ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau nên tiến trình đàm phán đã diễn ra tương đối thuận lợi.” Nhưng đúng như lá thư ông Phạm Chí Dũng mô tả, EU đang rơi vào trạng thức, sự nhận thức của khối này về vấn đề nhân quyền Việt Nam đầy sự mơ hồ, hoặc nhận thức của chính EU đang bị che mắt bởi nhóm lợi ích doanh nghiệp của khối.

Liệu ai sẽ còn tin vào giá trị nhân quyền mà khối EU khởi xướng khi mà bản chất của “cân đo đong đếm” trong EVFTA và IPA nghiêng hẳn về phía thương mại? Chính vì yếu tố đó mà đã thúc đẩy nhân quyền Việt Nam trong năm 2019 không những cải thiện, mà hàng loạt Facebooker bị kết án với thời gian tù dài hạn và quyền của người lao động về công đoàn độc lập tiếp tục bị kéo dài hơn trong xác lập và thi hành?

Làm thế nào để tin được các cam kết nhân quyền của Việt Nam khi mà ngay trong thời kỳ nhạy cảm nhất, tức là sát nút ký kết Nhà nước Việt Nam vẫn không khoan dung với người bất đồng chính kiến? Và liệu rằng đó có phải là cảnh báo tức thì của Nhà nước Việt Nam sau khi ký kết xong sẽ đẩy mạnh một cuộc trấn áp trên bình diện rộng hơn, với mức độ nặng nề hơn?

Lá thư của ông Phạm Chí Dũng là đáng chú ý, vì ông cảnh báo hiện tượng lịch sử lặp lại, khi mà lời “hứa hẹn suông” về nhân quyền có từ thời kỳ ký kết WTO tiếp tục hiện diện ở EVFTA. Cũng như nhún nhường những vấn đề “dân sự” chưa thực sự cấp thiết như giới tính để làm đẹp báo cáo nhân quyền cho phía EU.

Cho đến nay, ngoài TS Nguyễn Quang A ra, thì TS Phạm Chí Dũng là người nằm trong khối xã hội dân sự độc lập theo dõi sát sâu nhất về tiến trình đàm phán và ký kết EVFTA, cũng như lên tiếng về vấn đề nhân quyền, cam kết và khả năng thực thi nhân quyền trong hiệp định thương mại tự do này?

Nhưng tại sao đến nay chỉ cũng có hai người này? Những người còn lại đang ở đâu và đang làm gì?

Tại sao đến nay, sau bản kiến nghị chung của các tổ chức xã hội dân sự, lại chỉ có mỗi một mình ông TS Phạm Chí Dũng là ra lá thư “tha thiết kiến nghị”. Có phải những cá nhân, nhà hoạt động và thúc đẩy nhân quyền Việt Nam đang chán chường trước tính chất “bị bỏ rơi bên thềm hội nghị” mỗi khi có một hiệp định thương mại gắn liền với nhân quyền? Hay là vì những cá nhân và nhà hoạt động, thúc đẩy nhân quyền Việt Nam chưa nhận thức được khả năng nâng cao, hạ xuống về nhân quyền khi EVFTA được ký kết mà không có sự đấu tranh điều chỉnh? Hay là vì bản thân những cá nhân, nhà hoạt động và thúc đẩy nhân quyền cho rằng, đây là cuộc chơi riêng của nhà nước Việt Nam và EU?

Dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, thì lá thư của ông Phạm Chí Dũng cũng đánh động nhiều vấn đề, không chỉ nằm ở “chiến thuật ký kết và đàm phán” của Nhà nước Việt Nam, mà cả thái độ “thờ ơ, lạnh nhạt đến khó hiểu” của EU, và một cộng đồng xã hội dân sự cũng không kém phần chán chường.

Nếu không có quá nhiều cá nhân “tha thiết kiến nghị” dựa trên sự hiểu biết đa chiều, và không có quá nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập hoặc được chính phủ công nhận giám sát, thì nhân quyền (về quyền dân sự và chính trị) chắc chắn sẽ bị bỏ rơi.

EVFTA và IPA có tốt không? Hẳn nhiên là rất tốt, tốt cho nền kinh tế quốc gia, và dân tộc? Nhưng tại sao ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Quang A liên tiếp lên tiếng kêu gọi “hoãn ký kết”, đó là bởi cả hai ông và nhiều những người khác nhận thức được rằng, khi nhân quyền được ghi nhận nhưng không được cam kết và thực hiện thì có khả năng những thành quả thương mại EVFTA và IPA sẽ không đảm bảo tính lâu dài (bền vững). Và tác động của EVFTA, IPA sẽ tác động rộng lớn, có chiều sâu đến nhiều người thay vì chỉ một đối tượng nhỏ là doanh nghiệp. Nhân quyền là bệ đỡ của thịnh vượng, là bạn đồng hành của thương mại, chứ không phải là “con rơi” của thương mại, càng không phải “thảm lót đường” cho thương mại.

Hiện nay, vẫn có một sẽ quan điểm hẹp cho rằng, hãy cứ cổ vũ và ủng hộ EVFTA, IPA. Vì “nước giàu, dân mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, thế nhưng câu chuyện “nước mạnh” không đồng nghĩa với “dân chủ” được mở rộng, và trường hợp Trung Quốc là một viên thuốc đắng cho các chính khách Mỹ từng theo đuổi lý thuyết “giàu có, ĐCSTQ sẽ mở rộng dân chủ” [1].

Lá thư của ông Phạm Chí Dũng không chỉ thể hiện quyền của một nhà báo độc lập ưa chuộng tự do, dân chủ, mà còn là một công dân tâm huyết, trăn trở với sự bền vững và thịnh vượng lâu dài của quốc gia – dân tộc Việt Nam.

Chú thích

[1] http://tiny.cc/8plagz

[2] https://www.facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2592654134295946

[3] https://www.npr.org/…/capitalism-is-making-china-richer-but…

http://www.vietnamthoibao.org/…/vntb-ve-la-thu-tha-thiet-ki…

VNTB – Về lá thư “tha thiết kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA

Việt Nam Thời Báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam – IJAVN
[ad_2]

Source

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)