VNTB – Vì sao không thử khi đã có chứng minh?

VNTB – Vì sao không thử khi đã có chứng minh?

Út Sài Gòn

 

(VNTB) – “Virus rất nhanh, nhưng chúng ta phải nhanh hơn virus. Lúc này hàng trăm con người đang chạy đua với virus” – ông Vũ Đức Đam nói và tuyên bố dập dịch trong 10 ngày

 

Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào những ngày đầu tiên của bình thường mới, dưới chỉ thị 18 của nhà chức trách thành phố này. Dù không còn gắt gao như chỉ thị 16, tuy nhiên, trong chỉ thị 18, cũng còn có những quy định hạn chế một số công việc, ngành nghề trong kinh doanh.

Mục II, phụ lục 1: “Hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân”, về các hoạt động tiếp tục tạm dừng, trong đó có: “Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử”…

– Thiệt là chán quá xá chán.

– Cái gì mà than thở vậy anh Tám?

– Chẳng biết thành phố mình sẽ như vậy đến bao giờ?

– Như vậy là như thế nào? Tui thấy bây giờ đã đỡ hơn lúc trước rồi mà.

– Thì đúng là đỡ hơn thiệt. Thật ra mà nói, để ý đi, thành phố từ thời ông Phong còn làm chủ tịch cho đến bây giờ, đúng là tập trung phòng dịch nhưng cũng không quá gắt với đời sống, mưu sinh của người dân, chăm lo đời sống người dân. Đến khi cái ông Đam gì đó ngoài Bắc vào, là thay đổi hoàn toàn. Từ việc siết chặt rồi nghiêm cấm dân ra đường, người nghèo thì đói, mạnh thường quân thì không đi phát quà cứu trợ được. Đủ thứ rắc rối do thằng cha đó gây ra.

Nói thiệt, cái gì mà zero covid. Thế giới đã công nhận, sống chung với dịch, vậy mà còn tư duy bảo thủ zero covid. Cuối cùng ai lại người thiệt thòi? Ông Đam có đói không, có hiểu thực tế như thế nào không? Thực tế không phải như những cái ông nói, ông thấy hay mấy cái ông chắp tay sau đít ngó ngó rồi chỉ chỉ trỏ trỏ đâu.

Cũng may, dù hơi muộn, nhưng cũng phần nào nhìn ra, chấp nhận mở cửa trở lại. Có điều, mở cũng còn nhiều bất cập. Đồng ý là phải có lộ trình, nhưng cái gì đã được thực tế ghi nhận thì nên công nhận đi.

– Ý anh là sao?

– Thực tế ghi nhận, việc kiểm soát quá chặt người dân đi lại, ảnh hưởng không chỉ đời sống, chén cơm manh áo của chính người dân mà còn là câu chuyện khó khăn về nhân sự cho doanh nghiệp. Rồi chuỗi hàng hóa đứt gãy, nơi thừa nơi thiếu. Nơi thiếu thì chi phí lên cao, giá vận chuyển cũng cao. Thiệt, tui chẳng hiểu cái ông phó thủ tướng Đam học hành kiểu gì mà để như vậy luôn đó.

– Chắc buổi học đó ổng cúp cua nên vậy đó anh Tám.

– Nếu cúp cua thì nên lắng nghe đi. Còn nếu không cúp, cũng nên lắng nghe, núi này cao có núi khác cao hơn mà, sao chuyên gia người ta góp ý vẫn không nghe?

– Anh chán là chuyện đó hả?

– Ừ, nó là chuyện lớn, thiệt ra nói về vụ đó, buồn nhiều hơn. Vì ông Đam mà cả thành phố phải khó khăn. Còn chán chuyện nhỏ hơn, là không biết bao giờ mới được ra quán ngồi ăn.

– Tính ra anh có tâm hồn ăn uống quá hen.

– Dân dĩ thực vi tiên mà.

– Mà giờ cho bán mang về là khỏe rồi, người dân được tự do đi mua nữa. Còn than thở gì.

– Thì đúng, nhìn khía cạnh tích cực, vậy là mừng. Không phải mình “được voi đòi Hai Bà Trưng” nhưng mình thấy kỳ kỳ.

– Kỳ là kỳ thế nào?

– Chị Bảy có nhớ vụ bánh canh O Thanh không? Chủ quán nhiễm, gia đình nhiễm, nhưng quá trời người đi ăn đó, có nhiễm đâu? Tui nhớ có cái ông công an gì bên quận 6 cũng ăn, cũng đi xét nghiệm, rồi âm tính. Đó, ăn tại chỗ đó, có nhiễm đâu? Tiếp xúc thời gian ngắn giữa chủ quán với thực khách, chắc gì dễ nhiễm? Đó là chưa kể đến việc chưa ăn thì chưa tháo khẩu trang nữa…

– Ừa, anh nói cũng có lý hen.

– Nhiễm do quán nào, tui chưa thấy tin tức đó. Nhưng bánh canh O Thanh, một trong những ổ dịch lớn khi đó, đã chứng minh, ăn trong quán, chưa hẳn là bị nhiễm.

Đó là còn chưa kể đến, không phải món nào cũng có thể… bán mang về…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)