VNTB – Vì sao nên khuyến khích báo chí phát triển?

VNTB – Vì sao nên khuyến khích báo chí phát triển?

Lê Tự Do

 

(VNTB) – Phải chăng nếu có báo chí tư nhân thì Tuyên giáo sẽ không có quyền định hướng?

 

Khi đưa ra vấn đề này, có ý kiến cho rằng, sở dĩ không khuyến khích báo chí phát triển – thực tế có một số tờ báo còn bị đóng cửa, rồi Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc, là có nhiều lý do.

Nếu như trong các lý do đó, có tồn tại vì khó quản lý nên chưa khuyến khích báo chí phát triển, có lẽ, phải coi lại.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nói một cách dễ hiểu, việc có hay không việc quản lý báo chí, quản lý như thế nào, quản lý ra sao là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông.

“Tin chắc rằng Bộ Thông tin Truyền thông sẽ làm tốt nhiệm vu này, cứ nhìn vào thực tế sẽ biết, trách nhiệm của họ, công việc của họ, cho nên ngày nào họ cũng ngồi soi, ngồi đọc nhiều tờ báo từ chính thống đến không được chấp nhận, từ nước ngoài (nói về Việt Nam) cho đến nước trong.

Với những tờ báo không có giấy phép do Bộ cấp là sẽ dựng tường lửa, khó khăn trong việc truy cập; tờ nào có giấy phép là họ phạt lập tức. Cho nên, nếu nói khó quản lý, thì thật khó tin và nếu thật sự có thật, nên truy xét lại vai trò và trách nhiệm của Bộ Thông tin Truyền thông”, một ý kiến yêu cầu ‘phiếm chỉ’, biện giải.

Nhược điểm trong việc phát triển báo chí thì ít nhưng bù lại, ưu điểm thì nhiều: Nhiều tờ báo sẽ đưa nhiều kiểu tuyên truyền khác nhau, bản thân mỗi tờ báo cũng muốn có một cái gì đó riêng biệt, không giống ai. Thay vì chăm chăm đưa thông tin tiểu sử của một người, từng tờ sẽ có thể đưa riêng từng người.

Có thể nói, việc này giúp thu hút được nhiều người dân hơn, thay vì phải tốn tiền tốn công đi tuyên truyền, in áp phích, giờ đây đã có báo chí lo, mỗi báo khai thác mỗi khía cạnh khác nhau của vấn đề. Mỗi độc giả mỗi cách tiếp nhận và nhìn nhận vấn đề khác nhau, giống như có nhiều cách giải trong một bài tập vậy.

Cũng tương tự như ưu điểm nói trên, về tình hình sức khỏe (như hiện tại đang có dịch Covid-19), các báo sẽ đa dạng hơn trong vấn đề này từ tuyên truyền về các chính sách, về tình hình dịch bệnh, về vaccine (đối tượng nào ưu tiên, đối tượng nào chưa nên tiêm…), cách phòng bệnh cho đến đời sống của người dân trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19.

Nhiều tờ báo sẽ đưa nhiều tin tức về xã hội hơn, thay vì phải khảo sát, phải nghiên cứu thực tế người dân đang cần hỗ trợ gì, việc đó đã có báo chí lo.

Thêm một nơi thực tập cho các sinh viên nói chung cũng như các sinh viên chuyên ngành Văn học, Ngôn Ngữ, Báo chí nói riên;g và cũng là nơi để nhiều người tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến con chữ có thể thực hiện cái đam mê của mình.

Có thể nói, việc định hướng báo chí là việc thừa thải. Bởi người làm báo vốn dĩ là người có ăn học đàng hoàng, họ hiểu cái gì có thể lên trang báo được, cái gì nên tránh, nó không chỉ đơn thuần là cái tên của tờ báo mà còn là niềm đam mê cũng như chén cơm của nhiều người.

Nếu làm một phép so sánh, giữa các nhược điểm là khó quản lý với nhiều ưu điểm nói trên, liệu nên chăng nên ưu tiên cho những ưu điểm? Nên chăng khuyến khích các tờ báo phát triển? Và… nên chăng công nhận Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam?

Bởi, suy cho cùng, đó cũng chỉ là sân chơi nghề nghiệp của những con người đam mê… làm báo…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)