VNTB- Vì sao WB dừng tài trợ 400 triệu USD thoát nước sân bay TSN?

Minh
Quân
(VNTB)
Tháng Bảy năm 2017. Một tin tức choáng
váng đối với giới lãnh đạo TP.HCM:  Ngân
hàng thế giới (WB) vừa thông báo dừng tài trợ 400 triệu USD cho dự án quản lý
rủi ro chống ngập nên dự án cải tạo kênh Hy Vọng –
hướng
thoát nước quan trọng của sân bay Tân Sơn Nhất.
   Tuyến kênh Hy Vọng hiện hữu luôn tắc nghẽn vì rác. (Ảnh chụp ngày 24-7) Ảnh: KB
Dự án cải tạo kênh Hy Vọng là dự án thành phần của dự án
quản lý rủi ro ngập nước. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 488 tỉ đồng. Kinh phí
thực hiện dự kiến lấy từ nguồn vốn vay 400 triệu USD của WB cho dự án quản lý
rủi ro chống ngập, dự kiến khởi công trong năm 2017.
Nếu không có 400 triệu USD từ WB, lẽ dĩ nhiên TP.HCM sẽ hết
sức bế tắc trong việc tìm nguồn kinh phí khác để thi công công trình thoát nước
sân bay TSN.
Vào năm 2016, ngân sách để lại cho TP.HCM đã bị chính quyền
trung ương đột ngột cắt giảm từ 23% thu ngân sách hàng năm xuống còn 17%. Số
cắt giảm này sẽ được chuyển về ngân sách trung ương – vốn đang nằm trong tình trạng
quẫn bách. Còn TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi số cắt giảm này sẽ kiến nhiều
chương trình, kế hoạch chi tài chính khác, trong đó có phần chi “khoán thu nhập”
cho đội ngũ công chức, bị sụt giảm theo.
Vậy vì sao WB lại đột ngột dừng khoản cho vay 400 triệu USD?
 
Ông Trần Đăng Nghĩa, Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây
dựng công trình (thuộc Trung tâm chống ngập TP.HCM), cho biết “Nguyên nhân dừng
tài trợ là do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của WB và của UBND
TP.HCM khác nhau và hai bên không đạt được các thỏa thuận về vấn đề này”.
Liệu lời giải thích trên có phản ánh đúng sự thật?
Cần chú ý là dự án kênh Hy Vọng nằm trên địa bàn quận Tân
Bình. Quận Tân Bình lại thuộc phía Nam sân bay TSN.
Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2017, Bộ trưởng Giao
thông vận tải Tương Quang Nghĩa nằng nặc đề nghị Quốc hội “không thể mở rộng
sân bay TSN về phía Bắc”. Mà phía Bắc ấy lại là sân golf TSN – một công trình
của các nhóm lợi ích giao thông  và quân
đội. Vì thế, ông Trương Quang Nghĩa tìm mọi cách để “mở rộng sân bay TSN về
phía Nam”.
Cùng với các khu dân cư của quận Gò Vấp, Phú Nhuận, quận Tân
Bình cũng thuộc cái “phía Nam” ấy. Một số chuyên gia đã tính toán rằng nếu phải
giải tỏa “phía Nam” để mở rộng sân bay TSN, kinh phí bồi thường sẽ lên đến 9,3
tỷ USD.
Câu hỏi đặt ra là “chính sách bồi thường, giải phóng mặt
bằng của WB và của UBND TP.HCM khác nhau và hai bên không đạt được các thỏa
thuận về vấn đề này” chỉ là những trục trặc về kỹ thuật về thủ tục vay mượn và
trả nợ đã vay, hay có liên quan gì đến mưu đồ “mở rộng sân bay TSN về phía Nam”,
hay nói cách khác là chính quyền TP.HCM muốn dùng một phần (hoặc một phần lớn)
nguồn vay 400 triệu USD của WB để giải tỏa bồi thường?
Nếu câu hỏi trên là có cơ sở, hẳn WB đang đứng về phía xã
hội và người dân: họ đã chứng kiến toàn bộ cuộc tranh luận “quân đội có nên làm
kinh tế hay không” và không muốn nhìn thấy một công trình sân golf thông thoáng
ngự chình ình bên cạnh toàn bộ sân bay TSN đã kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên
trời.
Cần nhắc lại,tháng Bảy
năm nay đánh dấu một “mốc son”: từ
tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất
tăng gấp ba lần, lên tới
2,5 – 3%, trong
khi thời gian ân hạn giảm đi một nửa.

Trong khi đó, thành phố
Hà Nội đã đến hạn phải trả lãi và nợ gốc ODA vào năm 2017 này. Còn TP.HCM – được
coi là một “chúa chổm” – thì sao? 
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)