Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt – Mỹ có thay thế mối quan hệ Nga – Việt?

Thái Thịnh (VNTB) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hoàn thành chuyến thăm năm ngày đến Hoa Kỳ, gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama, một động thái được coi là bước ngoặt trong mối quan hệ song phương đặc biệt nhất ở Châu Á Thái Bình Dương, tác giả Anton Tsvetov trong một bài viết trên The Diplomat cho biết.
 

 

Không giống như Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Đảng của Việt Nam không nắm giữ bất kỳ vị trí chính thức nào trong chính phủ, trong khi đó, về mặt chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng lại là người đứng đầu đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam. Và với sự độc quyền này, chuyến thăm đã tạo ra một sự chấp thuận sự khác biệt về mặt cấu trúc chính trị của Nhà Trắng, trong đó bao hàm ý nghĩa sẵn sàng đi xa hơn ý thức hệ trong nền chính trị đương đại.
Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong chiến lược khu vực của Mỹ trước sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tương tự, quan hệ với Mỹ rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, nó như một hàng rào chống lại sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Nhưng dù đi từ đối tác “rộng rãi” đến “toàn diện” thì quan hệ Việt – Mỹ vẫn không phải là “chiến lược”, ít nhất là so về mặt quan hệ Nga – Việt. Với những căng thẳng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Nga, vị trí của Moscow trong trò chơi châu Á là gì?
“Truyền thống” là một tính từ phổ biến dùng ám chỉ mối quan hệ Việt -Nga. Đầu tiên, Nga là nước cung cấp các thiết bị quân sự cho Việt Nam kể từ khi chiến tranh đến nay, và là nguồn chính của việc hiện đại hóa hải quân nước này. Cốt lõi của mối quan hệ này là hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo-class sáu bổ sung tên lửa Klub. Mặc dù Mỹ đang dở bỏ một phần lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhất là trang bị khí tài cho Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng sẽ mất hàng thập kỷ để làm quen với sự thay đổi này. Vì thế, Nga vẫn sẽ là chìa khóa đối tác cung ứng vũ khí trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.
Thứ hai, Nga có một lợi thế rất lớn so với Mỹ là đối thoại chính trị. Trong con mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp tác với Nga không kèm theo bất kỳ mầm mống tư tưởng “thù địch” nào. Không e ngại Nga đặt điều kiện “cải cách Đảng” trong chương trình, thỏa thuận thương mại, quân sự, hợp tác nhân đạo. Và đây, cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo ở Việt Nam.
Việc tái lập quan hệ Mỹ-Việt Nam, dù rất ấn tượng, nhưng chắc hẳn đó không phải là một cuộc “hôn nhân”, dù rằng, nó nhiều hơn một “cuộc tình”. Đi quá xa trong mối quan hệ này khiến Việt Nam rơi vào rắc rối với Trung Quốc. Do đó, đa dạng hóa quan hệ chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề nêu trên và Nga là một lựa chọn thực sự ổn. Nếu chính quyền Mỹ thực sự muốn một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và ổn định, thì cần phải tôn trọng mối quan hệ lâu dài với Nga.
Anton Tsvetov chuyên gia của Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga (RIAC), một tổ chức có nhiệm vụ tư vấn đối ngoại cho các cơ quan Chính phủ Nga, có trụ sở tại Moscow. Các quan điểm trình bày ở đây là của riêng của tác giả và không phản ánh quan điểm RIAC.

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Hiệp định Việt – Nga: ký cho vui chứ chẳng ý nghĩa gì

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Một ngày loanh quanh Hà Nội của Tổng thống Putin

Do Van Tien

VNTB – Việt Nam trải thảm đỏ đón Putin

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.