VNTB – Việt Nam hậu ĐH XII: hỗ trợ tư nhân, thoái vốn nhà nước, khuyến khích FDI

Thạch Lam Trần (VNTB) Khá nhiều nhận định, nhưng chung nhất vẫn là sự “tiếp tục đi” của dàn lãnh đạo mới trong cải cách kinh tế, trong đó thoái vốn DNNN, hỗ trợ nội lực DNTN, và tăng sự cởi mở qua khuyến khích đầu tư FDI.


Forber có đăng tải bài viết tự vấn về sự thay đổi chính trị tại Việt Nam sau khi dàn nhân sự mới được bầu chọn của tác giả Ralph Jennings.
Bài viết trích dẫn quan điểm của ông Oscar Mussons, chuyên viên Tư vấn kinh doanh quốc tế tại Dezan Shira & Associates (Tp. Hồ Chí Minh), trong đó cho biết. “Một lãnh đạo mới luôn luôn phải đối mặt với cả một nền kinh tế và một bài kiểm tra chính trị.”
Và việc cả hai nhà lãnh đạo (Tổng bí thư, Thủ tướng) đều lên tiếng ủng hộ TPP đã cho thấy, “tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam cam kết chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” gắn liền với khuyến khích nguồn FDI, theo ông Carl Thayer.
Chính vì yếu tố nhân sự đó, sẽ là động lực giúp Việt Nam tiếp tục cải cách kinh tế, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới như cam kết trong ĐH XII. Theo đó, sẽ đẩy mạnh cải cách và hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực “tài chính, ngân hàng, tư nhân hóa công ty nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng”, như Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho hay. 
“Việt Nam hoạt động theo một khuôn khổ dựa trên quyết định đồng thuận, và do đó thay đổi về nhân sự sẽ không thay đổi quỹ đạo chính sách”, nhất là khi chính sách cải cách theo định hướng cấu trúc, trong đó tập trung ổn định vĩ mô và tự do hóa thị trường sẽ tạo triển vọng cho Việt Nam, ông Andrew Fennell, thuộc tổ chức Fitch Ratings, được nhiều hãng thông tấn nước ngoài trích dẫn khi đề cập về vấn đề tác động của nhân sự đối với cải cách.
Tuy nhiên, dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ có xu hướng giữ vững an ninh chính trị, do đó một số vấn đề liên quan đến công đoàn độc lập khi cam kết TPP có thể là một khúc mắc mà giới lãnh đạo sẽ tìm cách đi vòng. Điều này sẽ hạn chế nhiều về mặt cải cách kinh tế, theo ông Tường Vũ, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, người cho Bloomberg biết.
Dù thế, khi Hà Nội đối diện với sự thâm hụt thương mại, nợ công hay cả vấn đề tư nhân hóa 289 công ty nhà nước không đạt được kế hoạch, thì buộc thây đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững là điều cần làm. Trong đó, biện pháp huy động nguồn lực quốc tế, chủ yếu là đầu tư FDI, sẽ là hướng đi của “chính sách” của Việt Nam. Trợ lực cho đa dạng hóa nền kinh tế trong 5 năm sắp tới.
Trong lúc đó, tư nhân – nội lực mới của nền kinh tế cũng được “chăm sóc” theo đúng nghĩa của nó. Kế hoạch 5 năm (2016-2020) đã đề cập đến việc cào bằng đối xử đối với khu vực kinh tế này, tạo mọi “điều kiện thuận lợi” nhất để hỗ trợ khu vực tư nhân – bao gồm một sân chơi bình đẳng về mặt tiếp cận tín dụng, đất đai và các nguồn lực khác. Nhằm làm “động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”, song song đó là tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn ở các DNNN.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)