Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam “mừng” kỷ niệm 75 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền

 

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Việt Nam đã kỷ niệm 75 năm bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 2023 ngay từ đầu năm bằng việc đàn áp những người đấu tranh cho Nhân Quyền.

 

Ngày 10 tháng 12 vừa qua, kỷ niệm 75 năm Tuyên Ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) Liên Hiệp Quốc. Tại Việt Nam ngày này chỉ được nói đến qua vài tờ báo có ít độc giả, Không có hoạt động kỷ niệm nào diễn ra và tệ hại hơn nữa, nó trở thành ngày đàn áp cả thân nhân của những người bất đồng chính kiến. 

Facebooker Tử Đinh Hương có chồng là blogger bất đồng chính kiến Lê Trọng Hùng bị bỏ tù  với tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” viết,Tối hôm qua, Tử Đinh Hương có chia sẻ một Stt ngắn nhân Ngày quốc tế nhân quyền và nhân dịp anh Hùng được Mạng lưới nhân quyền trao giải nhân quyền 2023. Cả đêm qua, bài chia sẻ ấy bị bóp tương tác không nói; sáng nay liền có người mang máy ảnh đến đứng trước cửa nhà Tử Đinh Hương để chụp ảnh… 

Ps: Hiện tại lại đang “nấu bánh canh” [công an canh giữ] trước cổng nhà Tử Đinh Hương. Nực cười thay! Cũng đáng thương thay cho những đồng tiền thuế của nhân dân Việt Nam! Đây là “thành quả” của thái độ “mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo”. 

Trong bài viết có kèm hình chụp những công an mặc thường phục canh gác trước nhà của bà.

Một số người mà thân nhân hiện bị giam trong tù trong dịp này cũng bị công an giám sát tương tự, như bà Lân, vợ nhà văn Nguyễn Tường Thụy hiện đang thụ án 11 năm tù viết, “Hôm nay được sơi 3 tô bánh canh”

Gần đây nhất, ngày 8 tháng 11,  một bản kết luận đã được công bố sau phiên họp rà soát về tấy trừ kỳ thị của Việt Nam bởi Ủy ban Liên Hiệp Quốc Xóa Bỏ Phân Biệt Chủng Tộc, UN Committee on the Elimination of Racial Discrimination,  (CERD), qua đó các chuyên viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã chất vấn Việt Nam về những vấn đề phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo với người bản địa và thiểu số. Đại diện Việt Nam trả lời chỉ bằng cách đọc lại các bài báo, các luật, nghị định được nhà nước ‘in ấn” mà không nêu ra được luận điệu phản bác rõ ràng với những hành động, chứng cứ nào khả dĩ thuyết phục.

Một phần trong kết luận về phiên rà soát của bản báo cáo của LHQ viết:

  1. Ủy ban lo ngại rằng Quốc gia thành viên [Việt Nam] chưa phát triển các công cụ cần thiết để thu thập số liệu thống kê riêng lẻ cho phép đo lường chính xác quy mô của các nhóm được Công ước bao hàm, để đánh giá tình hình kinh tế xã hội của họ hoặc để đánh giá tác động của Công ước nhiều biện pháp khác nhau được Nhà nước thực hiện.
  2. Ủy ban khuyến nghị Nhà nước thành viên [Việt Nam], tham vấn chặt chẽ với các cộng đồng bị ảnh hưởng và các đối tác phát triển, tiến hành đánh giá các công cụ thu thập dữ liệu của mình, thực hiện các bước để giải quyết mọi điểm yếu trong việc thu thập và làm tốt hơn việc xác minh dữ liệu, đa dạng hóa các hoạt động thu thập dữ liệu và cho phép cá nhân báo cáo ẩn danh và trên cơ sở nguyên tắc tự nhận dạng. Ủy ban yêu cầu Nhà nước thành viên cung cấp, trong báo cáo tiếp theo, số liệu thống kê toàn diện, chính xác và đáng tin cậy về thành phần dân số, được phân chia theo giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc và quốc tịch, cũng như các chỉ số kinh tế xã hội cần thiết để đánh giá sự chênh lệch và đánh giá tác động của các biện pháp khác nhau do Nhà nước thành viên thực hiện.

Đoạn văn trên đưa ra một số lo ngại và khuyến nghị liên quan đến việc thu thập dữ liệu thống kê và đánh giá tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam. 

Lo ngại về Thu Thập Dữ Liệu:

Ủy Ban lo ngành về việc Việt Nam chưa phát triển các công cụ cần thiết để thu thập số liệu thống kê riêng rẽ.

“Riêng rẽ” ở đây có thể ám chỉ việc tách biệt dữ liệu thành từng phần nhỏ để có cái nhìn chính xác hơn về các nhóm cụ thể bị ảnh hưởng bởi Công ước.

Khuyến Nghị và Đề Xuất Cải Thiện:

Ủy ban đề xuất rằng Việt Nam cần thực hiện một loạt các biện pháp để làm tốt hơn khả năng thu thập dữ liệu và đánh giá tác động.

Đề xuất thực hiện đánh giá các công cụ thu thập dữ liệu hiện tại để xác định và giải quyết bất kỳ yếu điểm nào trong quá trình này. Khuyến khích sự tham khảo chặt chẽ với cộng đồng bị ảnh hưởng và các đối tác phát triển để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của quá trình này.

Yêu Cầu Báo Cáo Chi Tiết:

Ủy Ban yêu cầu VN cung cấp trong báo cáo tiếp theo các số liệu thống kê toàn diện, chính xác và đáng tin cậy về thành phần dân số.

Yêu cầu này bao gồm các thông tin phân chia theo giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc và quốc tịch, cũng như các chỉ số kinh tế xã hội quan trọng để đánh giá sự chênh lệch và tác động của các biện pháp khác nhau.

Tóm lại, đoạn văn này nhấn mạnh mối quan trọng của việc có dữ liệu chính xác và đầy đủ để đánh giá tác động của các biện pháp và chính sách, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các đối tác phát triển trong quá trình này.

Trích dẫn thêm một đoạn trong báo cáo của Ủy Ban này, đoạn 25, trong kết luận dài 10 trang:

Ủy ban kêu gọi Việt Nam bảo đảm quyền của những người làm việc vì quyền của người dân tộc thiểu số, người bản địa và người không phải là công dân và chấm dứt hành vi bạo lực, hăm dọa, giám sát, quấy rối, đe dọa và trả thù một cách có hệ thống. Ủy ban khuyến nghị Nhà nước Việt Nam thực hiện các bước củng cố lòng tin vào các thể chế chính thức của mình bằng cách tiến hành điều tra hiệu quả, kỹ lưỡng và khách quan đối với tất cả các vụ việc được báo cáo và bằng cách truy tố, và nếu bị kết án, trừng phạt thủ phạm bằng những hình phạt thích đáng.

Ủy Ban chuyên viên LHQ khuyến nghị Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo vệ quyền làm việc của những người dân tộc thiểu số, người bản địa, và người không phải là công dân. 

Nhà nước Việt Nam cần phải bảo vệ dân tộc thiểu số, người bản địa, và người không phải là công dân khỏi bạo lực, hăm dọa, giám sát, quấy rối, đe dọa và trả thù.

Ủy Ban khuyến nghị Nhà nước Việt Nam thực hiện các bước đi củng cố lòng tin vào thể chế chính thức của mình. Điều này bao gồm việc phải tiến hành điều tra hiệu quả, kỹ lưỡng và khách quan đối với tất cả các vụ việc được báo cáo.

Nếu có bằng chứng, Ủy Ban khuyến nghị truy tố thủ phạm các hành vi vi phạm quyền của những người làm việc. Ủy Ban yêu cầu trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm việc bằng những hình phạt thích đáng.

Tóm lại, chính quyền Việt Namphải  bảo đảm an toàn và quyền lợi của mọi người, cùng lúc, tập trung vào việc xây dựng và củng cố lòng tin vào hệ thống pháp luật và công bằng thông qua việc xử lý hiệu quả và công bằng các vụ việc liên quan. 

Việt Nam đã kỷ niệm 75 năm bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 2023 ngay từ đầu năm bằng việc đàn áp những người đấu tranh cho Nhân Quyền. Trong nửa đầu năm 2023, ít nhất 20 nhà báo, nhà hoạt động và người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt. 

Từ trước cho đến nay vô số người bị quản thúc tại nhà riêng của họ vì hoạt động nhân quyền hay có thân nhân là tù nhân lương tâm. Họ bị giới hạn đi lại vào các ngày lễ quốc gia hoặc trong các chuyến thăm của quan chức nước ngoài hay chỉ là ngày đám cưới của con người tù nhân lương tâm khác, hoặc chỉ để chính quyền ‘hâm lại’ việc làm quen thuộc là khủng bố tinh thần người mà họ xem là kẻ thù.

Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights cho biết Việt Nam là một trong những nước bỏ tù các nhà báo nhiều nhất thế giới, với ít nhất 21 người ngồi tù tính đến ngày 1/12/2022.

Trang Web của Human Righs Watch viết, “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về hầu hết mọi mặt. Đảng Cộng sản duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa sự lãnh đạo của mình. Nhà cầm quyền hạn chế ngặt nghèo các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận và truyền thông, nhóm họp, lập hội, và tôn giáo. Các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bắt giữ tùy tiện và biệt giam. Nông dân bị mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập. Công an thường sử dụng tra tấn và đánh đập để ép nhận tội. Hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm các tòa án, thiếu tính độc lập, áp đặt cho những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự những án tù dài hạn dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.

Ngoài  trực tiếp thi hành các vi phạm nhân quyền như HRW kể trên, Việt Nam còn gián tiếp đàn áp cá nhân và các cộng đồng xã hội khác. Điển hình họ đàn áp tất cả các tôn giáo qua cánh tay kéo dài của họ bằng các tổ chức như:

– Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước dựng lên năm 1981

– Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo

– Ban Trị Sự Phật Giáo Hoà Hảo

– Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam

– Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc

– Chi Phái Cao Đài do nhà nước dựng lên năm 1997 mà giờ đây bị phán quyết là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia chiếu theo luật Hoa Kỳ

Việt Nam đang che dấu sự mục ruỗng của đảng cộng sản bởi sự chia rẽ nội bộ, tham nhũng và mất phương hướng, đang cố khoa trương sự hưng thịnh quyền lực bằng các biện pháp bạo lực, tàn nhẫn với nhân dân. Chế độ hiện tại không chỉ là một cái bóng tối che phủ đối với ngưới dân mà còn là biểu tượng cho sự tàn ác và không tôn trọng nhân quyền. Những vết thương tâm hồn và thể xác của những người dân vô tội là dấu hiệu rõ ràng cho một thực tế đau lòng: sự thiếu kiên nhẫn và không có lòng lân tuất, bác ái, hỷ xả của những người cộng sản vô thần, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Những đau khổ của nhân dân còn nặng nề hơn nhiều khi chính quyền chối bỏ hành động của họ và cho rằng người dân vu cáo cho đảng và chính quyền,

Trước sự đối mặt với những bi kịch không thể giảm nhẹ tại Việt Nam, cộng đồng quốc tế không lơ là và không từ chối trách nhiệm. Việc phản kháng chống lại những hành vi độc tài và đàn áp của Việt Nam và các nước độc tài không chỉ là nghĩa vụ đạo đức mà còn là trách nhiệm chung của nhân loại. Cùng đau xót với những nạn nhân, cùng chia sẻ gánh nặng của họ, quốc tế đang thể hiện một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ.

Chúng ta không thể bước qua những thách thức này một cách lạc quan mà không nhìn nhận sự thật đau lòng rằng nhân quyền của con người ở nhiều nơi, đặc biệt tại Việt Nam và các nước cộng sản, đang bị đe dọa. Chỉ qua sự đoàn kết, hợp tác và quyết tâm, chúng ta mới có thể hy vọng đem lại sự tự do và công bằng cho những người phải chịu đựng sự tàn nhẫn của chế độ không tôn trọng nhân quyền.

______________

Tham khảo:

https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CERD%2FC%2FVNM%2FCO%2F15-17&Lang=en&fbclid=IwAR0W5oLj7S25qynJejvyqX7n4CryzVMcqpsYYGXTV9d3P9ykSplJYv92ZuA

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cerkvwpkk03o

https://www.hrw.org/vi/asia/vietnam

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2067-chieu-tuong-cac-to-chuc-ton-giao-bi-nha-nuoc-kiem-soat-o-viet-nam.html

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam đừng làm mất cơ hội tiến lên 

Do Van Tien

VNTB- Hội Nhà Báo Độc Lập VN tranh đấu cho tự do ngôn luận và Mẹ Nấm tại Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Phan Thanh Hung

VNTB – Liên Hiệp Quốc lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.