VNTB – Việt Nam ở đâu trong tiến trình dân chủ hóa?

VNTB – Việt Nam ở đâu trong tiến trình dân chủ hóa?

 

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Điểm nghẽn trong tiến trình dân chủ tại Việt Nam là không có tương tác giữa nhân dân và đảng cai trị.

 

Đầu tháng 2/2022 Economist Intelligence Unit công bố báo cáo Chỉ Số Dân Chủ năm 2021, Việt Nam nằm gần chót bảng, chung với các nước bị xếp vào nhóm có thể chế chuyên chế toàn trị như Trung quốc, Bắc Hàn, Campuchia, Lào… ĐCS và chính quyền Việt Nam luôn phủ nhận những đánh giá như thế này. 

Qua gần một thế kỷ ĐCSVN tự nhận “một lẽ đương nhiên” là đảng duy nhất cầm quyền và làm chủ đất nước Việt Nam, thế nhưng họ không nhận tiếng xấu là độc tài, đảng trị. Các lãnh tụ đảng không dấu diếm khẳng định Việt Nam không có tam quyền phân lập nhưng luôn tự hào lãnh đạo một nhà nước dân chủ, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Những gì đã diễn ra ở Việt Nam từ ngày ĐCSVN cầm quyền cho thấy Việt Nam không phải là một nước dân chủ và thật sự không muốn trở thành một nước dân chủ.

Từ dân chủ mô tả một hình thức chính phủ trong đó người dân có tiếng nói trong cách điều hành chính phủ, điều hành quốc gia. Chính phủ của một quốc gia dân chủ làm điều này bằng cách bỏ phiếu, mặc dù thường có các quy tắc về người có thể bỏ phiếu. Các chế độ dân chủ khác với các chế độ độc tài. Thí dụ một vài quốc gia có một hình thức chính phủ dân chủ như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada,Mexico, Nam Phi, Pháp, Israel và Nhật Bản. Tại Việt Nam, tổng bí thư nắm quyền lực bao trùm, tuyệt đối và các chính sách điều hành quốc gia đều đưa ra từ đảng, hay nói rõ hơn, từ bộ chính trị, trung ương đảng mà tổng bí thư là người cầm chịch. Chế độ này bị gọi là chế độ đảng trị, chế độ độc tài. Tổng bí thư là nhà độc tài.

Có một số người cho rằng Việt Nam đang dần bước sang chế độ tư bản. Điều này còn tranh cãi, nhưng các nhà lãnh đạo cộng sản của nước này có định cho dân hưởng sự dân chủ hay không thì đến bây giờ có thể thấy rõ ràng là không.

Có nhiều giai đoạn chuyển hóa từ các thể chế không  dân chủ qua dân chủ. Bắt đầu bằng sư mở cửa của chế độ cai trị ra phía bên ngoài thế giới tự do, cho đến chuyển đổi theo hướng tích cực dần dần, củng cố những thành tựu nhận được, cuối cùng là vun đắp và tồn tại. Tuy nhiên không phải tiến trình chuyển hóa này tuần tự như tiến. Ở mỗi giai đoạn lại có những tác nhân khác nhau khiến tiến trình dân chủ hóa diễn biến khác, hoặc đi đúng đường và được thúc đẩy nhanh hơn, hoặc bị tắc nghẽn, hay trở lại chế độ phản dân chủ. Mỗi giai đoạn cần phải có các hoạt động thích ứng, củng cố vững chắc để tiếp theo giai đoạn tới.

Ngay cả đến sau ngày chiếm được toàn lãnh thổ Việt Nam, ĐCSVN vẫn kiên quyết trung thành nằm trong tổ kén khối cộng sản. Sự gọi là “mở cửa” ra ngoài thế giới tự do chỉ bắt đầu khi ĐCSVN thấy cần phải cứu vãn nền kinh tế đang rơi thẳng đứng. Nhiều người nghĩ  thời cơ đó là bước đầu đi đến sự chuyển tiếp dân chủ cho đất nước, nhưng không phải vậy.

Trang mạng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam viết:

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Vit Nam sn sàng m rng quan h hp tác vi tt c các nước, các công ty nước ngoài trên cơ s cùng có li và không có điu kin chính tr ràng buc, hn chế đến mc thp nht cái giá phi tr.(*) 

Bước đầu nếu có thể gọi là “mở cửa” chỉ có tính cứu vãn nền kinh tế, không nhắm vào sự thay đổi chính trị. Tất cả các giai đoạn mở cửa do đảng quyết định vì lợi ích của đảng và phải bảo đảm quyền lợi, sự sống còn của đảng. Không thấy yếu tố nhân dân, những người bình thường không có địa vị quyền lực trong xã hội, chiếm tới 95% dân số, có tiếng nói trong kế hoạch điều hành quốc gia trong giai đoạn đổi mới, mở cửa này. Trong chế độ chính trị Việt Nam, đảng cộng sản loại người dân ra khỏi hệ thống điều hành quốc gia.

Giáo sư Michael Coppedge dạy môn Khoa Học Chính Trị trường  Đại Học Notre Dame mô tả dân chủ hóa “như một cuộc đấu tranh giành quyền lực,”ở mỗi giai đoạn dân chủ hóa đã đề cập trên, cuộc đấu tranh có những mục đích khác nhau. Giai đoạn “mở cửa” có thể được hiểu là “cơ hội để thương lượng”. Muốn vậy phải là nỗ lực của cả hai phía chính quyền và nhân dân. Nó không thể từ “trên xuống” hay từ dưới lên mà phải là hoạt động tương tác tích cực giữa nhiều phía. Trong quốc gia độc tài đảng trị, người dân bị chính quyền tước đoạt quyền làm chủ đất nước. Để dành được quyền làm chủ người dân phải đấu tranh. Đấu tranh để cùng với chính quyền mở cửa về phía thế giới tự do thật sự.

Đây là điểm nghẽn trong tiến trình dân chủ tại Việt Nam, không có tương tác giữa nhân dân và đảng cai trị.

Một quốc gia bị cai trị bởi một đảng duy nhất cũng có thể đạt đến sự tăng trưởng kinh tế nhất định, nhưng chắc chắn không đem lại dân chủ Ở Việt Nam, ĐCSVN là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội và là một đảng cầm quyền đặt  lợi ích riêng của đảng lên trên hết

Điều lệ Đảng Đại hội III, phần “Cương lĩnh chung”, ghi rành mạch: 

“Đng Lao đng Vit Nam là Đng ca giai cp công nhân Vit Nam, là đi tin phong có t chc và là t chc cao nht ca giai cp công nhân”. 

Điu l Đng Đi hi IV, vn viết : 

“Đng Cng sn Vit Nam là đng ca giai cp công nhân Vit Nam, là đi tiên phong, b tham mưu chiến đu có t chc và là t chc cao nht ca giai cp công nhân Vit Nam”. 

Rõ ràng ĐCSVN có sự phân biệt họ với nhân dân trong tổng thể dân tộc, tự đặt mình ở vị trí chỉ huy  cao nhất với toàn dân VN vốn có nhiều giai cấp. 

Economist Intelligence Unit đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia dựa trên năm yếu tố, gồm bầu cử, sự hiệu quả của chính quyền, tỉ lệ tham gia chính trị, văn hoá chính trị, và quyền tự do cá nhân. Tất cả 5 yếu tố này VN đều thiếu sót. Những cuộc bầu cử quốc hội ở VN từ trước đến nay bị chính quyền cộng sản kiểm soát hoàn toàn, từ chỉ định ứng cử viên của đảng, đến gạt bỏ, thậm chí bắt bỏ tù ứng cử viên tự do. Bầu cử ở Việt Nam nhàm chán đến mức người dân đi bầu chỉ vì sợ chính quyền sách nhiễu, làm khó và họ biết rõ  có bầu chăng nữa, người đắc cử đã được đảng chọn lựa. 

Mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng đang trong thế mạnh và có vẻ muốn thanh toán nạn tham nhũng, nhưng dù hàng trăm quan tham cao cấp bị kỷ luật, bỏ tù, ông Trọng vẫn phải kêu lên “chống tham nhũng khó quá” hay “ Tiền nhiều để làm gì” khi chung quanh ông các tham quan sống sa hoa như những ông vua con. Tình trạng bát nháo, tranh giành quyền lực, chia rẽ, phe phái mất kiểm soát trong đảng và chính quyền do chính quyền không có hiệu quả. Nhìn ra, ông Trọng cũng chỉ bỏ lò được vài vụ tham nhũng lớn không che đậy được hay để lấy thành tích hay đó là kết quả bởi sư phe phái đấu đá lẫn nhau trong đảng, còn tham nhũng chính trị thì chính ông Trong, bộ chính trị, ủy ban trung ương đảng đang mắc phải trầm trọng khi những người ra sách lược, chính sách đều vì an toàn cho đảng mà bản thân, địa vị, giầu sang, danh vọng của họ và gia đình dính liền vào đó. 

Độc quyền tham gia chính quyền cho đảng viên, cậy vào sức mạnh của đảng, gạt phăng phản biện, bỏ tù nhà báo trái chiều, không tự do báo chí , phớt lờ tiếng nói người dân, lên án, bỏ tù người có tiếng nói bênh vực dân chủ khiến người dân có tinh thần bênh vực dân chủ không dám cất tiếng.

Tất cả những yếu tố kể trên cho thấy trở ngại tiến đến dân chủ hoàn toàn bị tắc nghẽn bởi đảng cộng sản Việt Nam, và họ thật sự không muốn trở thành một nước dân chủ dù rằng họ luôn tuyên bố đang trên đường xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nền dân chủ mà họ quảng cáo tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.

Chỉ có thể bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước khi ĐCSVN thật sự đối thoại với người dân, xem dân là đối tác vô cùng quan trọng, không thể thiếu được để cùng ĐCSVN bắt đầu các kế hoạch mở cửa và đi dần tới các bước tiếp theo kiện toàn dân chủ.

 

(*)https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 2 years

    Việt Nam ở đâu trong tiến trình dân chủ hóa?

    Điểm nghẽn trong tiến trình dân chủ tại Việt Nam là không có tương tác giữa nhân dân và đảng cai trị

    Có nghĩa tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam ở đâu vẫn ở đó