Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam quân sự hóa đảo Sơn Ca và Đá Tây (Trường Sa)

Thái Thịnh (VNTB) – Hãng tin Reuters vừa cho biết, một hình ảnh vệ tinh mới nhất được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CCIS) cho thấy, Việt Nam đã tiến hành mở rộng hai đảo trong vùng tranh chấp biển Đông, dù quy mô và tốc độ chưa là gì so với Trung Quốc.

Nó cho thấy sự mở rộng diện tích của Sơn Ca (đảo cát nhỏ) và Đá Tây (đảo đá ngầm) thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam nắm giữ.

Mira Rapp-Hooper, giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết công việc này có thể bắt đầu khi Trung Quốc tiến hành một loạt các dự án cải tạo đảo vào năm ngoái. 

Hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo đảo Sơn Ca (Trường Sa) của Việt Nam nhưng quy mô chưa thể bằng Trung Quốc. Ảnh: Reuters/CSIS Asia Maritime

Các bức ảnh được chụp bởi công ty hình ảnh vệ tinh DigitalGlobe, thời gian chụp từ năm 2010 đến ngày 30/04/2015.

Chính phủ Việt Nam giữ im lặng về điều này, nhưng thường xuyên nói rằng họ có đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử trong tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Cuối tháng trước, sau khi nhận những lời chỉ trích về công việc cải tạo của mình, Trung Quốc đã cáo buộc ngược lại Việt Nam, Philippines… thực hiện hoạt động xây dựng trái phép trên các đảo của “Trung Quốc” ở Biển Đông, trong một thời gian dài.

“Chúng tôi rất quan tâm và kiên quyết phản đối các hoạt động cải tạo phi pháp. Chúng tôi yêu cầu các nước liên quan ngừng tất cả các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc,” bà Hoa Xuân Oánh nói.

Tốc độ cải tạo đảo của Trung Quốc gần đây gây lo ngại cho các nước láng giềng Đông Nam Á và cả Hoa Kỳ, bởi nó cho thấy mối đe dọa tiềm ẩn với khu vực giao thương hàng hải quốc tế quan trọng như biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố 90% quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nơi được cho là giàu khí đốt và dầu mỏ, chồng lấn với chủ quyền tuyên bố của Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan.

Tại đảo Sơn Ca, có thể thấy hoạt động cải tạo bao gồm hình thành các vị trí phòng thủ, các ụ súng, và các tòa nhà mới. Các dấu hiệu quân sự cũng xuất hiện trên vùng đảo Đá Tây, Rapp-Hooper nói.

“Những hình ảnh này cho thấy Trung Quốc đúng,” Rapp-Hooper nói, “nhưng có thể nói rằng, phạm vi và quy mô mà Trung Quốc đã thực hiện là lớn hơn nhiều lần so với hoạt động của Việt Nam”.

Đảo Đá Ngầm – được cung cấp bởi CSIS Asia. Ảnh: Reuters/CSIS Asia Maritime

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy, Việt Nam đã đã mở rộng 65,000 mét vuông đất tại Đá Tây và 21.000 mét vuông tại Sơn Ca. Điều này quá nhỏ so với 900.000 mét vuông đất mở rộng của Trung Quốc tại một rạn san hô duy nhất – Đá Chữ Thập.

Rapp-Hooper cho biết, hình ảnh vệ tinh cho thấy từ tháng 3/2014, Trung Quốc đã tiến hành công việc cải tạo tại bảy địa điểm trong quần đảo Trường Sa và đã xây dựng một cụm quân sự quy mô trên một hòn đảo nhân tạo.

Và Việt Nam đã có một đường băng quân sự trên quần đảo Trường Sa, Rapp-Hooper cho biết thêm.
 
Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc không có bình luận gì về những hình ảnh mới nhất này. 


Đá Chữ Thập – quy mô cải tạo của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam. Ảnh: Reuters/CSIS Asia Maritime

Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng trước cáo buộc Trung Quốc “phô diễn sức mạnh của mình” và Washington sẽ giúp đỡ các nước trong khu vực tăng cường khả năng phòng thủ, trong đó có cả Việt Nam.

Philippines là nước lên tiếng nhiều nhất đối với hoạt động cải tạo của Trung Quốc. Nhưng lại giữ im lặng trước hoạt động của Việt Nam, vì sự tăng cường liên kết quan hệ giữa hai nước đối với ảnh hưởng của Trung Quốc trên biển Đông.

“Đối với Philippines, hoạt động cải tạo của Việt Nam không đe dọa nhiều bởi vì quy mô của chúng nhỏ so với Trung Quốc”, Rommel Banal, một chuyên gia an ninh Philippines cho biết.

Tin bài liên quan:

Nóng: Máy bay Mỹ tới sát vùng cải tạo đảo của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – Luật pháp quốc tế thực sự đe dọa đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông?

Phan Thanh Hung

Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự cho ngư dân ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.