VNTB – Việt Nam: Thận trọng nhưng không thể dự báo được

Ngọc Hà (VNTB/StratforTuy nhiên, nước này chưa bao giờ tìm được sự thống nhất. Hôm nay, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam có thể được tạm chia thành ba phe lớn: cải cách tự do phương Tây, dẫn đầu là Thủ tướng quyền lực Nguyễn Tấn Dũng; bảo thủ ủng hộ Trung Quốc, dẫn đầu hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; và một phe tương đối lập tiến dẫn dắt bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 

VNTB – Việt Nam: Thận trọng nhưng không thể dự báo được. Ảnh: AFP


Dự báo


Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập với kinh tế toàn cầu và theo đuổi hợp tác an ninh với Nga, Ấn Độ và các nước láng giềng Đông Nam Á.

Đất nước gắn chặt với những người của Đảng Cộng sản, sẽ không ngả vào vòng tay của Hoa Kỳ.

Chia rẽ trong đảng sẽ hạn chế các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, sẽ có các cuộc khủng hoảng mạnh ở Biển Đông.

Tổng quan
Hai thập kỷ qua đã mang lại những thay đổi sâu rộng trong khu vực Đông Nam Á – không một quốc gia biết rõ điều này này hơn so với Việt Nam. Cũng giống như Trung Quốc, từ ngày 20 – 28 tháng 1, Việt nam sẽ triệu tập Đại hội toàn quốc, được tổ chức định kỳ 5 năm/ lần, những người Cộng sản sẽ bầu ra Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương. 
Việc chuyển giao lãnh đạo lần này sẽ chỉ đơn giản là chọn lọc các chiến lược hiện tại của đất nước. Mục đích là để tạo sự nhất trí về con đường trong 5 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, Hội nghị lần này đã cho thấy những rạn nứt nội bộ, những chia rẽ còn tồn tại trong các phe phái… khi đề cập đến tương lai Việt Nam. Một trong số bất đồng đó đến từ mối quan hệ Việt – Trung. Về mặt địa lý, cùng với logic nội bộ của Đảng Cộng sản – Việt Nam sẽ không trở thành đối kháng với Trung Quốc và tất nhiên nó sẽ không hoàn toàn ngả vào vòng tay Hoa Kỳ.
Thách thức địa lý
Chiến lược cốt lõi của Hà Nội là sự cân bằng. Bên trong, các bên cần phải đạt được sự hài hòa giữa các phe phái chính trị. Bên ngoài, tìm cách để tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ thế lực nước ngoài duy nhất nào. Triển vọng chiến lược này xuất phát từ lịch sử của các cuộc xung đột, không chỉ với các nước châu Á như Trung Quốc, mà cả với các nước phương Tây. Ngoài ra còn có hai yếu tố rõ rệt khác. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng để duy trì quyền lực của mình trong thời điểm tự do hóa kinh tế nhanh chóng và thay đổi xã hội. Thứ hai, Việt Nam đang bị lôi kéo vào một vụ tranh chấp Biển Đông trong khu vực với Trung Quốc. Sự tham gia của Hà Nội trong cuộc tranh chấp hàng hải là phức tạp: không muốn thừa nhận lãnh thổ yêu sách của Trung Quốc, nhưng quân đội của Việt Nam tương đối yếu, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc. Những yếu tố này đan xen vào nhau – dẫn đến sự cân bằng bên ngoài đe dọa cân bằng nội bộ của đảng, chính sách đi dây rơi vào trạng thái rời rạc và tê liệt.
Chia đôi Đông-Tây
Sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam vào năm 1975, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được nhất quán. Việt Nam sau đó tiếp tục nhiều lần đụng độ với Trung Quốc, từ cuộc chiến chống Khmer Đỏ tại Campuchia vào năm 1979, đến cuộc giao tranh năm 1988. 
Khi viện trợ của Liên Xô co thắt lại vào những ngày cuối cùng của chiến tranh lạnh, Việt Nam tìm thấy sự cần thiết để tích hợp nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài. Với lệnh cấm vận thương mại của Mỹ, thì sự bình thường hóa với Trung Quốc đã là ưu tiên đầu tiên vào năm 1991, nâng cao vị thế của khối bảo thủ trong Đảng, ủng hộ tiếp tục thái độ thù địch đối với phương Tây. Mặc dù vậy, Washington và Hà Nội cuối cùng cũng chuẩn hóa mối quan hệ vào năm 1995. Nỗ lực lặp đi lặp lại của Bắc Kinh để đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp đã khiến quan hệ Mỹ-Việt gần nhau hơn một cách bất ngờ.
Tuy nhiên, nước này chưa bao giờ tìm được sự thống nhất. Hôm nay, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam có thể được tạm chia thành ba phe lớn: cải cách tự do phương Tây, dẫn đầu là Thủ tướng quyền lực Nguyễn Tấn Dũng; bảo thủ ủng hộ Trung Quốc, dẫn đầu hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; và một phe tương đối lập tiến dẫn dắt bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 
Đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với 10 năm cầm quyền, những ảnh hưởng của phe cải cách tăng, củng cố bởi sự tăng trưởng của khối kinh tế miền Nam.
Trong năm 2014, dầu giàn khoan dầu vào Biển Đông, Thủ tướng lôi cuốn người dân bằng lập trường dân tộc chủ nghĩa hơn nhiều so với đối thủ của mình. Và ông an toàn sau bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Trung ương (được đề xuất bởi phe thân Trung Quốc). Ông cũng đã đạt được hỗ trợ đáng kể từ tầng lớp quân sự bảo thủ thông qua chiến lược hiện đại hóa quân sự, giúp Việt Nam cải thiện khả năng tự vệ hàng hải, với sự giúp đỡ của Nga. M
Cái nhìn phương Tây của Việt Nam
Nếu ông Thủ tướng hoặc một trong số các đồng mình của mình bị thay đổi vị trí trong đợt đại hội này, nó sẽ gián tiếp xác nhận sự thay đổi của Việt Nam đối với phương Tây. Tuy nhiên, định hướng chiến lược của Việt Nam trong 5 năm tiếp theo sẽ không bị khống chế bởi quan điểm tư tưởng của một cá nhân lãnh đạo. Ví dụ, dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế Xã hội 2016-2020 – được soạn thảo bởi các nhà cải cách và bảo thủ trong đảng, dự kiến sẽ được thông qua trong đại hội sắp tới – thì hội nhập phương Tây vẫn là một ưu tiên lớn.
Thậm chí theo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007. Ông Tổng bí thư cũng tự thực hiện một chuyến thăm bước ngoặt tới Washington vào mùa hè năm ngoái và thể hiện sự sẵn sàng của Hà Nội đối với TPP do Mỹ dẫn đầu. 
Việt Nam hưởng lợi từ TPP, nhưng đi kèm đó là những rủi ro nhất định. Cụ thể, thỏa thuận này đòi hỏi Hà Nội gỡ bỏ một số kiểm soát quá trình tự do hóa kinh tế tinh tế của đất nước. Điều này có thể dẫn đến thay đổi các quy định lớn gây tranh cãi, đặc biệt là vấn đề cải cách lao động. Một số các biện pháp, ngoài việc mở các ngành công nghiệp Việt Nam để cạnh tranh toàn cầu, sẽ đe dọa lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp nhà nước, có ảnh hưởng đan xen với các phe phái. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ không quá khó khăn khi thông qua TPP, nhất là lúc Hà Nội cần phải đa dạng hóa các nhà đầu tư, thay vì chìm vào một nhà đầu tư mang tên Trung Quốc như hiện nay. 
Trong khi đó, Trung Quốc quyết đoán hơn ở Biển Đông đã buộc Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng với một loạt các đối tác khác. 
Hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với hợp tác an ninh với các cường quốc bên ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ, sẽ là một trọng tâm cốt lõi cho các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam, bất kể phe phái.
Thận trọng và đồng thuận
Tuy nhiên, trong các vấn đề quân sự và thương mại, Hà Nội sẽ đi một cách cẩn thận để giữ cho lựa chọn chiến lược luôn mở và tránh phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố duy nhất bên ngoài nào. Cần phải rõ, hội nhập kinh tế với thế giới sẽ không hoàn toàn bù đắp sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc, và Đảng Cộng sản sẽ không tạo ra một nguy cơ nào đó trong quan hệ với Trung Quốc.
Về mặt quân sự, Việt Nam cần giúp đỡ bên ngoài. Hà Nội sẽ chấp nhận hỗ trợ, nhưng sẽ tiếp tục cảnh giác về việc biến Việt Nam trở một trận địa cho các thế lực lớn tranh giành ảnh hưởng như trước đây.
Trong một bài phát biểu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ trích đế quốc Mỹ. 
Bất kể Hà Nội theo đuổi yêu sách lãnh thổ nào đối với Trung Quốc, thì nước này cũng sẽ tránh gây ra một bế tắc quân sự lâu dài với Bắc Kinh – hoặc cung cấp Hoa Kỳ một cơ sở để làm điều đó. Trong thực tế, Hà Nội sẽ thích nhìn xa hơn Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tìm kiếm hỗ trợ, thông qua thúc đẩy quan hệ đối tác hiện có với các nước không gây rủi ro với đảng cầm quyền như Ấn Độ, Nga và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 
Cuối cùng, chỉ có Hoa Kỳ là có khả năng duy trì nguyên trạng ở Biển Đông và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Trong khi đó, những sự cố như đâm chìm tàu cá Việt Nam trong những ngày gần đây có thể cho Việt Nam dự đoán một cuộc khủng hoảng trong tương lai và hạn chế khả năng của về một chính sách chặt chẽ hơn Trung Quốc. Nhất khi quân sự hóa Biển Đông ngày càng rõ nét.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)