Việt Nam Thời Báo

VNTB – VN chưa đạt bất kỳ tiêu chí nào để trở thành “nền kinh tế thị trường đầy đủ”

VNTB: Để được EU công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, Việt Nam phải tuân thủ 5 tiêu chí: Phải hết sức minh bạch; Tuân thủ nhà nước pháp quyền, quy định pháp luật đã đề ra; Tiền tệ ổn định; Đối xử công bằng với doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam phải đảm bảo không có tình trạng chi tiền một cách không chính thức hay mập mờ.

5 tiêu chí trên cũng là yêu cầu của Đại diện thương mại Mỹ đối với Việt Nam nếu VN muốn tham gia vào TPP.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ Hoa Kỳ, cho tới nay Việt Nam chưa đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào.  

————————-

Tin liên quan:

EU: 5 tiêu chí Việt Nam cần để trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ

Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu Bernd Lange trả lời báo chí cho biết ông tin tưởng vào sự thành công của cuộc đàm phán giữa Việt Nam và EU, để sớm thông qua Hiệp định tự do thương mại (FTA).

Xin ông cập nhật tiến độ đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU?

Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu: Sau các vòng đàm phán, nhiều vấn đề quan trọng đã được thống nhất và thông qua. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn đọng một số nội dung, trong đó có những nội dung nhạy cảm liên quan đến đặc trưng của hai nền kinh tế Việt Nam và EU.

Để chính thức thông qua lần cuối cùng, tất cả các vấn đề phải được thống nhất. Vậy nên hy vọng hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung trong vòng đàm phán cuối cùng vào tháng Sáu tới để sớm thông qua FTA.

Do đó, cần có sự nhất trí cao trong việc đạt được môi trường FTA, đặc biệt là các vấn đề về giao thông, an toàn, an ninh.

Những vấn đề còn tồn tại mà ông nhắc tới là gì? Hai bên sẽ làm gì để tìm được tiếng nói chung?

Chúng tôi mong rằng Việt Nam sẽ sớm giải quyết các vấn đề về tiếp cận thị trường để đảm bảo sự lưu thông tự do của hàng hóa và dịch vụ, các chính sách về mua sắm chính phủ cũng như tạo môi trường bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế.

Chúng tôi tin rằng thương mại và cạnh tranh cần phải dựa trên môi trường tự do, môi trường có con người phát triển, chất lượng cao chứ không phải dựa trên sự phá giá.

Cá nhân tôi tin tưởng vào sự thành công của cuộc đàm phán để sớm thông qua FTA, một hiệp ước có lợi cho cả đôi bên. Tôi muốn nhấn mạnh rằng để đạt được điều này, cần đến 2 yếu tố quan trọng: Một là sự minh bạch, hai là cam kết thực hiện lộ trình rõ ràng từ phía Việt Nam.

Nghị viện châu Âu đóng vai trò quan trọng vì họ theo dõi diễn biến các vòng đàm phán, có quyền nói có hay không với FTA. Tôi hy vọng phía Việt Nam có thể thuyết phục được Nghị viện Châu Âu và EU rằng FTA sẽ là một thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả hai phía.

FTA được ký kết sẽ đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và EU?

EU là một thị trường lớn với 27 quốc gia thành viên. Khu vực này luôn là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam.

FTA được thông qua sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU, khi nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU được giảm thuế như may mặc, giày da, đặc biệt là nông sản… Hiện tại, những mặt hàng chủ lực này của Việt Nam đang chịu mức thuế cao khi vào EU.

Đối với châu Âu, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam đang chịu mức thuế cao như máy móc, ô tô, dược phẩm… cũng được hưởng lợi về thuế. FTA sẽ là cú hích giúp thu hút nhiều nhà đầu tư EU có công nghệ cao tìm đến Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về chính sách đối xử với các thành phần kinh tế tại Việt Nam?

Tôi đã đề cập đến vấn đề này khi gặp lãnh đạo Bộ Công Thương. Việt Nam đã nỗ lực để có những chính sách đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng theo tôi, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh hơn nữa để đảm bảo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài để các nhà đầu tư châu Âu cảm thấy tự tin khi đến với đất nước các bạn.

Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà có thể có một sân chơi thực sự bình đẳng đối với các doanh nghiệp, điều này đòi hỏi cả một quá trình của những cải cách.

Liên quan đến vấn đề nền kinh tế thị trường, tôi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực trong thời gian gần đây, nhưng để đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật thì cần nhiều thời gian hơn và nỗ lực hơn nữa.

Để được EU công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, Việt Nam phải tuân thủ 5 tiêu chí: Phải hết sức minh bạch; Tuân thủ nhà nước pháp quyền, quy định pháp luật đã đề ra; Tiền tệ ổn định; Đối xử công bằng với doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam phải đảm bảo không có tình trạng chi tiền một cách không chính thức hay mập mờ.

Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 32 của EU.

Các vòng đàm phán hiệp định tự do thương mại giữa hai bên được khởi động vào tháng Sáu năm 2012 và được kỳ vọng là sẽ kết thúc trong năm 2015 này.

Dệt may là ngành công nghiệp tạo ra nhiều việc làm nhất và đồng thời cũng là lĩnh vực có khả năng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

 

Theo Thảo Mai/Bizlive

 

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam gia tăng giam giữ và lưu đày những người chỉ trích chính phủ

Do Van Tien

Đại sứ Pete Peterson: Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.