VNTB – Vụ đàn áp nhóm Hiến Pháp ở Việt Nam

VNTB – Vụ đàn áp nhóm Hiến Pháp ở Việt Nam

Anh Khoa dịch

(VNTB) – Chính phủ Việt Nam buộc người dân chấp nhận nhiều điều dối trá – từ điều cơ bản rằng Đảng Cộng sản là kết hợp phonng trào yêu nước và là đại diện duy nhất của nhân dân, cho đến điều cắc cớ hơn, đó là Đảng và Nhà nước là một.

David Hutt

Thông điệp của ‘Nhóm Hiến pháp’ được các nhà bất đồng chính kiến ​​sống dưới chế độ độc tài ủng hộ

Ở Việt Nam có một mô hình đàn áp. Bất cứ khi nào các nhóm riêng biệt chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền cố gắng tập hợp lại thành một tổ chức thống nhất nào đó, gạt sự khác biệt sang một bên và liên kết với nhau vì mục tiêu chung là một Việt Nam dân chủ, họ sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Điều này xảy ra sau khi các nhóm khác nhau thành lập Khối 8406 vào năm 2006, và chưa đầy một thập kỷ sau khi nhiều nhóm cùng thành lập Hội Anh em Dân chủ.

Vì chế độ Cộng sản “không có khả năng cải tạo dần hay sửa đổi,” nên chế độ đó nên bị “thay thế hoàn toàn”, Tuyên ngôn Tự do và Dân chủ cho Việt Nam, một bản kiến ​​nghị do Linh mục Nguyễn Văn Lý đồng viết và được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm 2006, ngày này cũng được đặt làm của Khối 8406 .

Vào tháng 5 năm 2013, bảy năm sau khi giúp thành lập Khối 8406, luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài một lần nữa cố gắng thành lập một tổ chức chính trị lớn hơn, Hội Anh em Dân chủ. “Đã đến lúc các nhà đấu tranh dân chủ trong nước phải tập hợp lại để thảo luận và tìm ra con đường ngắn nhất cho dân chủ ở Việt Nam,” ông viết ngay trước khi bị bắt.

Trước khi Hội Anh em Dân chủ thành lập, các phong trào ủng hộ dân chủ ở Việt Nam “chỉ mang tính chất cá nhân”, ông nói thêm và “không có sự phối hợp nào. Đó là lý do tại sao họ yếu đi. Giờ đây với Hội anh em Dân chủ, chúng ta có thể phát huy tối đa điểm mạnh của mỗi cá nhân, tạo nên sức mạnh tập thể để đấu tranh mạnh mẽ hơn, đồng thời giúp nhau khắc phục điểm yếu. Điều này giúp tạo ra sự đoàn kết giữa chúng ta.…”

Khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông đã chủ ý mở đầu cho mệnh lệnh mới bằng những đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn về Quyền của con người và của Công dân.

Khi đọc những văn bản đó ở Hà Nội cách đây 75 năm trước, điều mà Hồ Chí Minh đang nói bóng gió đó là thuộc địa của Pháp và Hoa Kỳ (vào thời điểm đó đang dự kiến ​​ủng hộ những nỗ lực của Pháp nhằm khẳng định lại quyền lực của mình đối với Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai) đã không thực hiện các lý tưởng trong các tài liệu lập quốc của chính họ.

Những gì Hồ Chí Minh đòi hỏi cho Việt Nam không khác gì những gì mà người Pháp và người Mỹ đã thực hiện cho chính họ. Và bất kỳ sự phản đối nào đối với nỗ lực của Việt Nam nhằm vạch ra một con đường tương tự không chỉ là đạo đức giả mà là sự sai lệch so với lịch sử của chính họ.

Nhưng còn sâu sa hơn vậy, trên nhiều phương diện, thông điệp của nhóm Hiển Pháp được những người bất đồng chính kiến ​​sống dưới chế độ độc tài truyền bá một cách rõ ràng.

Ví dụ, nhà viết kịch người Séc và nhà bất đồng chính kiến ​​chống cộng Vaclav Havel, đã từng cầu xin những người sống dưới các chính phủ chuyên chế hãy cư xử như thể – hãy cư xử như thể họ được sống trong tự do; để cư xử như thể họ có thể bày tỏ các quyền tự nhiên của mình, ngay cả khi các chế độ hành xử trái ngược. Havel nhận ra rằng nếu mọi người làm điều này, thì những lời nói dối cơ bản mà mọi người buộc phải chấp nhận dưới chế độ chuyên chế sẽ biến mất.

Ông mô tả cuộc sống hàng ngày trong các quốc gia độc tài : Họ phải sống trong sự dối trá.  Họ không cần phải chấp nhận lời nói dối. Họ chấp nhận sống chung  và sống trong những dối trá là đủ. Chính vì thực tế này, các cá nhân xác nhận hệ thống, hoàn thành hệ thống, tạo ra hệ thống, và là hệ thống. ”

Chính phủ Việt Nam buộc người dân chấp nhận nhiều điều dối trá – từ điều cơ bản rằng Đảng Cộng sản là kết hợp phonng trào yêu nước và là đại diện duy nhất của nhân dân, cho đến điều cắc cớ hơn, đó là Đảng và Nhà nước là một.

Nhưng điều dối trá cốt yếu mà hoạt động của nhóm Hiển Pháp chỉ ra dù không phải luôn rõ ràng là cả quyền tự do ngôn luận và hội họp vẫn tồn tại ngày nay ở Việt Nam, ngay cả trong văn bản luật, và quyền tự do sẽ đến nếu người dân Việt Nam cư xử như thể. hiến pháp hạn chế hoạt động của chính phủ bất kể đảng nào đang nắm quyền. Hơn thế nữa, khi chính phủ Cộng sản không tuân theo hiến pháp của chính mình thì chính phủ đang hành động bất hợp pháp chứ không phải người dân,

Để nêu rõ trường hợp của riêng họ, nhóm này đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình hồi tháng 6 năm 2018 chống lại hai dự luật gây tranh cãi: luật đặc khu và luật an ninh mạng. Dự luật an ninh mạng đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, gia tăng đáng kể khả năng của chính phủ trong việc ngăn chặn nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội, mặc dù hiếm khi được sử dụng trong những năm gần đây, vì các nhà chức trách muốn tiếp tục sử dụng và thử nghiệm Bộ luật Hình sự.

Nhưng dự luật đặc khu đã bị bãi bỏ. Người dân cho rằng dự luật này cho phép chính phủ cho bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài thuê đất Việt Nam trong 99 năm, mặc dù sự chú ý tập trung vào Trung Quốc, do Trung Quốc là kẻ thù của dân tộc Việt Nam và vì một trong ba đặc khu kinh tế được quy hoạch gần với biên giới Việt – Trung.

Việc phản đối rộng rãi như vậy vào năm 2018 từ các cuộc biểu tình trên toàn quốc, một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến giờ buộc chính phủ hoãn đưa luật đặc khu ra thảo luận tại Quốc hội và kể từ đó không đề cập đến.

Hiếm khi chính phủ quốc gia Việt Nam cho hoãn một luật được đề xuất, đặc biệt là đạo luật được thủ tướng ủng hộ, vì sự giận dữ của công chúng. Chắc chắn, các cuộc biểu tình địa phương thường buộc các quan chức cấp tỉnh hoặc cấp huyện phải quay đầu, nhưng luật đặc khu được coi là một bước phát triển quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, và sự sụp đổ của luật này chắc chắn đã làm cho ngân khố quốc gia mất hàng trăm triệu đô la – và các quan chức mất đi những khoản tiền đáng kể trong các khoản lại quả tham nhũng.

Nhưng, đúng như dự đoán, chính phủ đã trả thù.

Chín người có liên hệ với nhóm Hiển Pháp đã bị bắt ngay sau biểu tình, hầu hết bị truy tố vì những bài viết trên mạng xã hội và bị buộc tội “lạm dụng tự do dân chủ” – mà hầu hết các điều khoản của Orwellian – hoặc vì “làm, lưu trữ, truyền bá thông tin, tài liệu , mục nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”, Điều 118 của BLHS đáng ghét.

Tội danh thứ hai có thể phải chịu mức án 20 năm tù; tội danh thứ nhất sẽ chịu bản án bảy năm.

Các cuộc tấn công nhóm đã tiếp tục kể từ đó. Vào tháng 6 năm nay, tám trong số các nhà hoạt động có liên hệ với nhóm Hiển Pháp, người bị bắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2018, đã bị kết án nhiều năm tù. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị Thu Vàng lần lượt nhận được thời hạn 8 và 7 năm. Những người khác nhận án từ hai đến năm năm tù.

Vào tháng 8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói rằng “Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đến việc Việt Nam kết tội và tuyên án tám thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến Pháp tại Việt Nam hơn 40 năm tù.”

Nếu chỉ có một số hiệp hội hoặc nhóm chính trị, không có cách nào để buộc Việt Nam phải thay đổi lớn. Hiện tại, chúng tôi cần nhiều hiệp hội và nhóm phát triển trên các lĩnh vực khác nhau, bao gồm các tầng lớp nhân dân, vì vậy trong tương lai họ có thể đủ lớn và mạnh để tạo ra một liên minh, một tổ chức lớn hơn. ”

Nhóm Hiền Pháp được thành lập vào tháng 6 năm 2017, không phải là một nhóm có thứ bậc như vậy, nhưng dù sao nó cũng đang đứng trước bờ vực bị xóa sổ. Những tham gia nhóm Hiển Pháp, gồm các nhà bình luận, nhà báo và nhà hoạt động, nhấn mạnh rằng theo hiến pháp năm 2013 người dân Việt Nam đã được đảm bảo vô số các quyền công dân và con người.

Thật vậy, Điều 25 của hiến pháp Việt Nam cho phép tự do ngôn luận và tự do hội họp. Cũng như nhiều luật quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên phải tuân theo.

Ở một khía cạnh khác. Thay vì bắt đầu từ lập trường của hệ thống Cộng sản là “không có khả năng cải tạo từng chút một hoặc sửa đổi,” họ chỉ ra rằng các quyền công dân đã có ở Việt Nam và, chế độ có thay đổi hay không, người dân thường phải hiểu rằng ngày nay họ có quyền, và những điều này nên được thể hiện, bất chấp chính quyền cộng sản phủ nhận chúng trên thực tế.

Họ lập luận rằng một vấn đề mà chính phủ Cộng sản không thực hiện đúng lời hứa; không để ý đến lời nói của chính họ. Quả thật, sự nhận biết về lịch sử của chính những người Cộng sản lại càng mạnh mẽ hơn khi Việt Nam kỷ niệm 75 năm Quốc khánh vào tuần trước.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)