VNTB – Xuân Diệu – cây bút cơ hội, biến mình như tắc kè hoa

VNTB – Xuân Diệu – cây bút cơ hội, biến mình như tắc kè hoa

Dương Tử

 

(VNTB) – Rời khỏi Đảng Dân chủ Xuân Diệu tìm sang gia nhập Đảng Cộng sản. Rời bỏ dòng thơ lãng mạn tình ái sở trường, chuyển sang thơ  “tâng bốc cách mạng”  rất thô thiển vũng về.

 

Dẫn

Nhân chuyện anh Võ Văn Thưởng đăng quang chủ tịch Nước, đọc bài Diễn văn nhậm chức hùng hồn. Kết thúc Thưởng nhắc thời sinh viên và lẩy  thơ Xuân Diệu, bàn về nhà thơ “thần tượng” của ngài tân chủ tịch.

Anh Thưởng khẳng định rằng lý tưởng đến sớm, từ thuở sinh viên. Nghe tin Liên Xô Đông Âu sụp đổ anh ta chứng kiến nhiều người dao động (nhưng anh ta vẫn kiên định…)

Anh muốn dẫn Tố Hữu nhưng lại sợ đụng hàng, độc quyền dẫn Tố Hữu phải là ông TBT Nguyễn Phú Trọng (anh biết rằng luận văn tốt nghiệp đại học Văn của ông Trọng là bài nghiên cứu thơ Tố Hữu)

Anh Thưởng chọn thơ Xuân Diệu, tiếc thay anh chọn phải bài  thơ dở tệ của ông này. Bài “Những đêm hành quân” của Xuân Diệu sáng tác năm 1966.

Hồi đó, các cây bút ăn lương công chức rồi, được phân công đi từng vùng tự chọn để viết.

Tha hồ tự viết, miễn có tác phẩm về nộp cho báo đăng là được.

Có anh thì đi theo bộ đội vào Trường Sơn, có anh đi sâu hơn vào Quảng Trị, vào tận Nam Bộ. Có anh đi gần, vào tới khu Bốn là được. Đi đến đâu nhà văn cũng được bộ đội ưu tiên, bảo vệ, trông coi  chăm sóc như bà mẹ bận con mọn. Phần vì sợ không hoàn thành nhiệm vụ, phần vì lo ông nhà văn viết không tốt về mình thì cũng kẹt… Khi viết bài, nhà văn kể cái khổ của mình trước, kể lể công lao, nhân tiện luôn.

Xuân Diệu đạp xe vào khu Bốn, nơi  đây đã coi như chiến trường rồi.  Máy bay Mỹ thường càn quét bắn phá chặn đường vô Nam. Người đi đường bằng mọi loại xe cộ đều chọn đi ban đêm. Xuân Diệu nhân tiện tranh thủ về thăm quê. Nhà thơ miêu tả đi dọc đường cứ như đi “đánh trận”, trước hết là kể khổ sau là kể công.

 Câu thơ mà Võ văn Thưởng chọn là câu dở nhất;

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi”.

Đó là câu nói bình thường, có phần lộng ngôn hơi thô kệch, chẳng có chất thơ gì hết.

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao”.

***

Lược qua cuộc đời và thơ Xuân Diệu.  

Nửa dơi nửa chuột, tắc kè hoa, 

Đổi màu da cho hợp môi trường sống. 

Xuân Diệu rời bỏ nhóm Tự Lực văn Đoàn giai đoạn thoái  trào, khi ba cây bút chủ lực Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo có khuynh hướng tham gia chính trị.

Rời khỏi Đảng Dân chủ Xuân Diệu tìm sang gia nhập Đảng Cộng sản.

Rời bỏ dòng thơ lãng mạn tình ái sở trường, chuyển sang thơ  “tâng bốc cách mạng”  rất thô thiển vũng về. 

Noi gương Tố Hữu, Xuân Diệu cổ vũ CCRĐ lời thơ khát máu :

 “Giết Hết (cổ động cho Cải Cách Ruộng Đất)

Anh em ơi! Quyết chung lòng.
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù.
Địa hào, đối lập ra tro.
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường.
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây.
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.

 

Đả kích nhóm “Nhân văn Giai phẩm”, hùa với Chế Lan biên, theo hiệu lệnh Tố Hữu, Xuân Diệu viết  bài  đánh hội đồng Lê Đạt và các cây bút khác…

Tập thơ “Ngói mới” ca tụng cuộc xây dựng XHCN trên miền Bắc.

Nhận thấy giới phê bình thơ không mặn mà, Xuân Diệu xoay ra đi nói chuyện thơ dông dài, chọn thơ cổ điển, cà kê về Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… đến thơ  Hồ Chí Minh, thơ cậu bé Trần Đăng Khoa… Sau Xuân Diệu thấy chán kể chuyện tào lao, cạn nguồn, bế tắc thơ cách mạng, lại làm một bài thơ tình ái (Biển), nhưng không được ủng hộ tán dương.

Nhà thơ quân đội Xuân Sách tài hoa, viết tập thơ truyền miệng CHÂN DUNG 100 NHÀ VĂN VIỆT NAM.  Đứng trên tầm cao hơn hẳn văn đàn một cái đầu, Xuân Sách bắt thóp từng người một. Và đây là chân dung Xuân Diệu- một nhà thơ cơ hội.

Xuân Diệu” (bài số 8/100)

“Hai đợt sóng dâng một khối hồng

    Không làm trôi được chút phấn thông.

   Chao ơi ngói mới nhà không mới

   Riêng còn chẳng có, có gì chung !”.

 (in đậm tên các tập thơ, văn: Hai đợt sóng, Một khối hồng, Phấn thông vàng, Ngói mới,  Riêng chung)

Lưu ý rằng câu 2 nhắc đến bài tản văn “Phấn thông vàng” XD viết cho báo chí Tự Lực Văn Đoàn. Xuân Diệu sở trường thơ tình ái, nhưng nhận thấy Tự lực văn Đoàn không thích đăng thơ nên anh ta viết văn xuôi để góp mặt với đời.  Dù sao đó cũng là “thành tựu văn chương nhỏ  bé” của Xuân Diệu đóng góp vào một phong trào văn chương lớn. Ấy vậy mà, sau 1954 thấy lãnh đạo và giới nghiên cứu văn nghệ  kiểu mác xít đả kích nhóm TLV Đ, Xuân Diệu sợ vạ lây, cố tình khai man lí lịch, tảng lờ, quyết không nhận mình đã tham gia phong trào văn học phục hưng này. Anh ta hăm hở viết thơ ca tụng cách mạng với 2 tập thơ Hai đợt sóngMột khối hồng. Nhà thơ Xuân Sách ngụ ý rằng viết như vậy cũng chẳng xóa bỏ được quá khứ.

Câu 3: “Ngói mới- nhà không mới”. Cái mái nhà lợp ngói mới nhưng bức tường cũ và nền nhà cũ kỹ. Vẫn là cái nhà cũ.  Cái mái che giả dối không làm thay đổi được bản chất ngôi nhà.

“Ngôi nhà” có 2 nghĩa. 

Ngôi nhà văn chương Xuân Diệu. 

Ngôi nhà xã hội chủ nghĩa.

Và câu kết, “Riêng còn chẳng có, có gì chung”.

Riêng chung” cũng nói phong cách nghệ thuật, bị đánh đồng giống nhau như  đúc khuôn. Nhà văn cũng mặc đồng phục như trại lính. Riêng chung cũng nói về tài sản, sự nghèo túng giống nhau như đúc.

Xuân Sách quả là nhà vẽ chân dung truyền thần nhân cách của 100 cây bút “cách mạng” tiêu biểu nhất. 

Kết 

Giai đoạn văn học Việt 1930- 1945 là một niềm tự hào lớn của nền  văn hoá Việt Nam hiện đại sau khi giã từ văn hóa phong kiến nghìn năm nhờ sự giao thiệp với văn hoá Pháp và phương Tây. Giai đoạn văn hóa này đi trước cuộc đổi thay chính trị gọi là “cách mạng tháng Tám”.

Tiếc thay sau đó cuộc Nội chiến kéo dài 20 năm và sự cai trị của tư tưởng Mác Lê Nin đã hủy hoại gần hết thành tựu đạt được. Trước hết nó hủy hoại nhân cách nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn then chốt 1930-45 ấy.  Xuân Diệu là một nhân chứng tiêu biểu.

Trở lại bài Diễn văn Võ văn Thưởng.

Võ văn Thưởng viết Diễn Văn nhằm hướng về Tổng bí  thư. Anh ta bày tỏ lòng trung thành với Đảng và TBT. Chủ tịch không hướng về nhân dân… Có chăng, anh ta hứa hẹn một câu xanh rờn: ”Năm 2030 Việt  Nam sẽ là nước đang phát triển”! Một lời hứa  hẹn không định lượng và cũng không định tính được. Lời hứa mơ  hồ không thể nghiệm thu. Các nghị quyết của Đảng của anh ta cũng như rứa cả thôi. 

Khôn ngoan quá.

 

Phụ lục 

Một bài báo sơ sài kể một chuyến công tác, hơn là một bài thơ:

Những đêm hành quân

Tôi đã đi hàng chục đêm sao,

Một chiếc xe – đạp vào băng bóng tối;

Cũng có lúc mây trời đen kịt lưới.

Cũng có tuần trăng mới, ánh trăng trong

Đã mấy khi tôi thức với non sông

Trọn những đêm ròng, mắt chong chân bước,

Đêm hành quân thả tâm hồn đi trước

Yêu với căm, hai đợt sóng ào ào

Vỗ bên lòng, dội mãi tới trăng sao

Giữa đêm tối, gần xa là biển mực.

Chính là lúc trái tim càng sáng rực;

Khi mắt không nhìn được bốn thước xa.

Chính là khi nghe cả núi sông nhà…

Tôi như đứa trẻ con đôi mắt khép

Sờ mặt mẹ trên ngón tay tha thiết;

Tôi hiểu hết đêm nay thôn xóm nghĩ gì.

Đằng chân trời ấp ủ những điều chi…

*

Đã ngót năm, vẫn nhớ từng tấc đất!

Là những tháng mưa bom căng thẳng nhất,

Khi giữa đường, nhờ đất để che thân,

Anh càng yêu đất nước gấp trăm lần

Khi qua sông, trời bỗng dưng chóng sáng,

Máy bay giặc đằng xa như chớp nhoáng,

Bà mẹ đứng cao trên mạn chèo thuyền,

Mấy mươi người thành một chí cương kiên;

Khi những dấu tay bứng trồng còn mới

Trên hai hàng cây bên đường xanh tới

Ân cần lo nảy lá ẩn người qua;

Khi hố bom vừa lấp suốt đêm qua

Đá còn thân dưới chân anh cảm động;

Khi mắt cháy nhìn những tường gạch rụng

Trại cụ già an dưỡng Ngã Ba Môi;

Khi những người phòng Quỳnh Lập đêm đời,

Những chân đau dưới trăng mờ lững thững…

Ôi! những tháng sống cùng Thanh Nghệ vững.

Nước rào rào chảy vạn đập Đô Lương;

Đi dưới cà phê Đông Hiếu nông trường

Hoa trắng toát ngát thơm lừng mấy dặm;

Khuya mệt quá, thấy đường xa một chậm,

Những túp nhà cho chỗ ngủ, nơi ăn;

Những Cầu Đồi, cầu Hổ trong trăng

Đứng vững với cầu Hàm Rồng sắt thép;

Những Tĩnh Gia trở ra phà Ghép

Những Quảng Tường, Quảng Tiến biển Sầm Sơn:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi,

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao

26/5/1966

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)