Việt Nam Thời Báo

20 triệu nợ công và hai khuynh hướng “nhân sự”

Thiên Điểu
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB

Nghe nói nhưng … không hiểu !

Vào những tháng cuối năm 2013, khi con dân Việt Nam đã lừ đừ muốn đứt hơi sau một năm tiếp theo của nhiều năm khó khăn do khủng khoảng kinh tế, báo cáo nợ công trước Quốc hội được chia đều cho đầu người già trẻ lớn bé là xấp xỉ $1,000 Mỹ kim khiến cho không ít người choáng váng. Nói “không ít người” là vì tính trên tổng dân cư ở Việt Nam, số người biết và hiểu được sức nặng của nợ công ước tính chỉ vào khoảng 20%. Trong 20% dân số đó lại có tới hơn 50% là cán bộ, công chức. Nghĩa là không tới 10% dân thường biết và hiểu được. Tại sao?

Vì trong cơ cấu xã hội Việt Nam, hiện nay hơn 50% vẫn là lao động nông nghiệp. Trong 50% này thì chỉ rất ít người hiểu. Đó là các cán bộ đã nghỉ, một số người được ăn học nhưng không tìm được việc làm về quê làm ruộng. Trong đó hơn 90% còn lại khi nghe nói về nợ công thì họ lại nghĩ: Nợ công là nợ của nhà nước, nhà nước nợ thì nhà nước trả. Không liên quan tới mình (!)

Trong hơn 40% tổng dân số kia thì gồm cư dân ở các vùng đô thị, công nhân, công chức.. Vì nhiều lý do, trong số này hơn 50% không quan tâm hoặc không chú ý.

$1,000 Mỹ kim không đơn giản là 20,000,000 VNĐ.

Tất cả các khoản chi tiêu của nhà nước đều do dân đóng góp mà có. Chính quyền chỉ là chủ thể quản lý chứ không tạo ra bất cứ giá trị tiền bạc nào đúng nghĩa. Khoản nợ công ngày càng gia tăng sẽ do chính người dân trả thông qua các khoản thuế, phí, đóng góp khác.

Nếu tính trung bình theo cơ cấu dân cư và lao động Việt Nam, mỗi gia đình trung bình là 4 đến 6 nhân khẩu. Trong đó có trung bình 2 lao động chính thì đồng nghĩa 2 lao động này phải gánh số nợ công từ $2,000 đến $3,000 Mỹ kim. Với tỷ giá tạm tính $1 USD/ 20,000VNĐ thì tương đương 40 triệu đến 60 triệu Việt Nam đồng nợ công cho mỗi người lao động. Với thu nhập trung bình một lao động có việc làm ổn định từ 6-8 triệu/ tháng, lo chi phí sinh hoạt cho 2-3 người (2,5-3tr/tháng/người), mỗi lao động ở Việt Nam có thể có tích lũy và tích lũy bao lâu để có thể trả được khoản nợ công trên con số báo cáo năm 2013 ?

Không hề đơn giản khi nợ công $1,000/người tương đương 20 triệu !

Nợ công ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng nhanh

Con số nợ công bình quân đầu người $1,000 Mỹ kim năm 2013 chỉ là con số công khai. Còn con số thật thực như thế nào không chắc chắn, nhưng chắc chắn một điều là luôn lớn hơn con số đó!

Theo các thông điệp chính thức từ các quan chức cao nhất ở Việt Nam, hiện nay Chính phủ đang phải đi vay để trả nợ, đồng thời tiếp tục vay để chi vào các hoạt động của bộ máy nhà nước..

Điều đó đồng nghĩa là nợ công rơi vào trạng thái “lãi mẹ đẻ lãi con” và sẽ gia tăng nhanh chóng trong vài năm tới, khi mà cuộc khủng khoảng kinh tế ở Việt Nam đi tới đỉnh điểm vào giai đoạn 2016-2017 tới đây. Khả năng nếu dự báo nợ công vào khoảng $2,000 – $3,000 USD/người không phải là quá sức tưởng tượng để tin là có thật (!)

Trong khi đó, chính đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên “Ăn hết lấy gì để chi tiêu” trong phiên họp Quốc hội vừa qua, là một sự thừa nhận rằng: Nợ công không chỉ do khủng khoảng kinh tế hay gia tăng đầu tư hạ tầng mà chủ yếu bị thất thoát do vấn nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước !

Nợ công và.. từ thiện !

Vài phân tích “nho nhỏ” ở trên làm ví dụ để đánh giá mối nguy hại từ nợ công như thế nào.

Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động của các quan chức chóp bu của chính quyền trong thời gian gần đây liên quan đến kế hoạch nhân sự TW Đảng khóa XIII vào năm tới cho thấy những ông “vua con” sử dụng ngân sách như thế nào.

Bỏ qua những “dự án” siêu tưởng về giáo dục (34 ngàn tỷ), đường sắt trên cao (metro) đội giá gấp 2-3 lần dự toán ( lên tới gần 2 tỷ USD) .v.v.

Riêng Thủ đô Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa ở 30 vị trí trong dịp lễ kỷ niệm Giải phóng Thủ đô tiêu tốn ít nhất 5-10 tỷ. Ông Bí thư thành ủy Hà Nội một mình một ngựa dẫn bầu đoàn đi công du các tỉnh, mỗi nơi ủng hộ từ vài chục tỷ với con số đồn đoán khoảng 100 tỷ VNĐ vào các công trình mang hơi hám “từ thiện” thực tế là gì? Mức chi hàng chục tỷ đồng trong chuyến đi này cấp nào duyệt và lấy từ đâu nếu không phải là từ ngân sách của Hà Nội?

Hà nội bắn pháo hoa hôm 10/10/2014

Có vẻ như việc chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới đang có hai khuynh hướng cùng song song hình thành và tăng tốc ngày càng nhiều: Một là các phát ngôn gây sốc và kế hoạch moi tiền, gia tăng sức nặng gánh nợ công lên lưng người dân. Hai là rút tiền ngân sách để đánh bóng cá nhân dưới chiêu bài “kế hoạch công; dự án công; mục đích công..”, biến nợ công thành món quà từ thiện, đổi lấy sự ủng hộ và những niềm vui phía sau cuộc chơi phù phiếm.

Tin bài liên quan:

Sân bay Long Thành – Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?

Phan Thanh Hung

VNTB – Qui định xử lý nợ xấu – Phe tài chính ra đòn với Chính phủ ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Định nghĩa mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN (phần II)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.