Thái Thịnh (VNTB/Eastasiaforum) Bản chất Janus (có hai khuôn mặt) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa hiện diện trong năm 2015. Trong tháng Chín, lãnh đạo Trung Quốc nghiêm nghị tiến hành duyệt binh và diễu hành quân sự để chào mừng 70 năm Ngày Chiến thắng – đánh dấu chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản xâm lược trong Thế chiến II. Một tháng sau đó, một Tập Cận Bình tươi cười bên cạnh Nữ hoàng Elizabeth trong xe ngựa hoàng gia để nói lên sự đầu tư của Trung Quốc ở Vương quốc Anh. Ở một quan điểm khác, Trung Quốc vừa là một mối đe dọa mang tính thường trực, vừa là một cứu tinh kinh tế – chi phối nhiều cuộc thảo luận trong năm 2015, tác giả James Leibold cho biết.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc đến việc Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục thắt chặt an ninh quốc gia dựa trên sự giám sát và loại bỏ bất kỳ tiếng nói, quan điểm đối lập, và ở chứng mực nào đó, kiểm soát nhà nước đã biến Trung Quốc thành một cái lồng khổng lồ.
Trong năm 2015, ĐCSTQ đã tống không chỉ hàng chục ngàn cán bộ ‘tham nhũng’, mà còn tiến hành sách nhiễu, bắt giữ và giam cầm hàng ngàn công dân với nhãn vi phạm ‘tư tưởng an ninh’. Hơn 200 luật sư đã bị bắt giữ trong tháng Năm, và nhà hoạt động Pu Zhiqiang bị truy tố về tội ‘kích động hận thù dân tộc’…
Các chiến dịch diệt trừ ‘các giá trị phương Tây’ tiếp tục không suy giảm trong các trường đại học Trung Quốc. Nhiều học giả đã bị trừng phạt vì quan điểm bất đồng.
Một quy tắc kỷ luật đã được công bố trong tháng Mười. Sẽ là bất hợp pháp khi các Đảng viên công khai đặt câu hỏi về chính sách hay “nói xấu đất nước, lãnh đạo nhà nước hoặc Đảng ‘.
Quyền lực nhà nước tiếp tục tang cường giám sát ‘nhóm đối tượng’: giáo viên, luật sư, nhà văn, người dân tộc thiểu số, nhà hoạt động phi chính phủ, nghệ sĩ và những người dám đặt câu hỏi về chính sách của Đảng hoặc đứng lên bảo vệ cho những nạn nhân của chính sách. John Kamm, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ Dui Hua Foundation, ước tính rằng 1/1.000 công dân Trung Quốc sẽ bị quan sát chặt chẽ bởi cảnh sát Trung Quốc.
Trong năm 2015, Trung Quốc soạn thảo ba luật mới, cung cấp cho các quan chức an ninh quyền lực chưa từng có để theo dõi các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến trên toàn quốc. Dự thảo Luật chống khủng bố dẫn đến sự ra đời của phần mềm nhận dạng khuôn mặt và một cơ sở dữ liệu quốc gia về nghi phạm hình sự để chống lại mối đe dọa mơ hồ được định nghĩa là ‘khủng bố’. Luật An ninh Quốc gia và Dự thảo Luật An ninh Internet đòi hỏi các nhà cung cấp viễn thông và dịch vụ internet lưu trữ và chia sẻ tất cả dữ liệu nằm trên máy chủ của họ với chính quyền Đảng.
Khi chính thức có hiệu lực, các luật này sẽ cung cấp cho ĐCSTQ pháp lý và phương tiện kỹ thuật để theo dõi bất kỳ nguồn thông tin nào.
Một kế hoạch do Hội đồng Nhà nước nhằm tạo ra một “hệ thống điểm công dân’trên toàn quốc vào năm 2020. Dự án ồ ạt tham vọng này sẽ thu thập dữ liệu cá nhân của tất cả công dân Trung Quốc để đưa ra biện pháp toàn diện về đạo đức cá nhân. Nó sẽ bao gồm các dữ liệu như thói quen internet và mua sắm…
Điều này nhằm kiểm soát mọi mặt trong đời sống của công dân cũng như đưa ra mức điểm đánh giá để hạn chế quyền lợi của những công dân “yếu kém”. Nhưng điều này gây ra lo ngại về sự riêng tư và bình đẳng trước pháp luật.
Tại các đô thị, các quan chức Đảng tiếp tục áp dụng ‘lưới quản lý’, chia cộng đồng thành các khu vực hình học và gắn đảng viên phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội và hòa hợp trong vùng lưới cộng đồng này.
Đối với các khu vực xa xôi hơn – như Tây Tạng và Tân Cương – ĐCSTQ cử hàng chục ngàn đội công tác xã hội ‘để theo dõi cộng đồng thiểu số’ kết hợp quân đồn trú cũng như để duy trì ổn định xã hội.
‘Duy trì ổn định’ liệu phù hợp với nhu cầu cải cách kinh tế? Phép lạ kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1980 và 1990 đã được xây dựng trên cơ sở kiểm soát hỗn loạn xã hội và phân cấp chính trị. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 25 năm qua, ĐCSTQ phải đương đầu với những hậu quả của việc kiểm soát quá mức của nó.
Tập Cận Bình đã không ngần ngại đề cập đến mong muốn của ĐCSTQ là kiểm soát tất cả mọi thứ từ hệ sinh thái và tài nguyên văn hóa và suy nghĩ dưới tên gọi ‘an ninh quốc gia’. Nhưng điều này có thể được chứng minh là gắn liền với chương trình nghị sự ‘cải cách sâu sắc toàn diện’ được nêu ra tại Hội nghị lần thứ ba của ĐCSTQ trong năm 2013.
Và nếu như vậy, cơn ác mộng của Trung Quốc – như chuyên gia Trung Quốc David Shambaugh nhấn mạnh – sẽ là các vết nứt từ bên trong.
* James Leibold là một giảng viên chính trị Trung Quốc cao cấp tại Đại học La Trobe và là tác giả của hơn 25 cuốn sách và bài viết về Trung Quốc.