Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sự hung hăng của Trung Quốc đẩy Việt Nam về phía cựu thù (Hoa Kỳ)

Phương Thảo (VNTB/WashingtonPost) Để có được bạn bè và mở rộng thị trường cho các công ty Trung Quốc, Bắc Kinh đang đưa ra hàng tỷ đô la tiền vay và đầu tư cho hàng chục quốc gia láng giềng châu Á. Nhưng ở Việt Nam, nỗ lực này lại thất bại hoàn toàn.
Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển hung hăng làm cho nhiều người Việt xa lánh Trung Quốc, và tầm nhìn lớn lao của Tập Cận Bình về con đường tơ lụa mới với Trung Quốc làm trung tâm được chào đón với sự khinh miệt và nghi ngờ hơn là sự háo hức.

Các mối quan hệ đã trở nên xấu đến nỗi Đảng Cộng sản Việt Nam đang nghiêng ngày càng nhiều hơn về phía cựu thù, Hoa Kỳ. Và khi Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức ở Việt Nam hồi tháng trước, ta gần như có thể cảm thấy sự lạnh nhạt.

Tập Cận Bình được tiếp đón với 21 phát súng đại bác và có được lời mời hiếm có khi phát biểu tại Quốc hội Việt nam. Bài phát biểu dài 20 phút của Tập dành cho ” các đồng chí” của Tập tại Việt Nam là các tài liệu tham khảo nên thơ để chia sẻ số phận của hai quốc gia, và để làm thế nào anh em một nhà thậm chí có thể “bẻ gãy cả vàng” nếu trái tim của hai anh em được hợp nhất.


Nhưng những lời hô hào của Tập Cận Bình va phải sự im lặng và chỉ có vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt khi bài phát biểu kết thúc. Sự nhàm chán, sự thờ ơ và thậm chí cả sự thù địch hiện rõ trên khuôn mặt của các khán giả của ông ta.

” Bầu không khí rất căng thẳng,” một quan chức giấu tên cho biết.

Trung Quốc muốn giúp đỡ các nước châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế mà họ đang rất cần, dưới chiêu bài của việc tái lập các tuyến đường tơ lụa cổ xưa và một phần thông qua Ngân Hàng Đầu tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á. Việt Nam cần tiền nhưng sợ chương trình nghị sự ẩn.

“Chúng tôi nghi ngờ vì chúng tôi không biết mục đích thực”, Trần Trường Thủy , một chuyên gia thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, một cơ quan nghiên cứu của Bộ Ngoại nói. ” Đằng sau Con Đường Tơ Lụa trên biển, Trung Quốc có thể tiến tới việc tuyên truyền chủ quyền lãnh thổ.”

Trong thời gian Tập Cận Bình ở Việt nam, các nhà hoạt động đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình nhỏ nhưng hiếm chống lại Tập Cận Bình, các cuộc biểu tình bị công an địa phương theo dõi nhưng không phải lúc nào cũng bị giải tán. Tám tổ chức phi chính phủ của người Việt và 1.700 nhà hoạt động đã ký một bản kiến nghị trực tuyến phản đối chuyến đi này, trong khi một chiến dịch trên Facebook cũng đã quy tụ hàng ngàn người khác.

Với một điều sỉ nhục tinh tế, chuyến thăm của Tập Cận Bình trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cùng với mời của Hà Nội dành cho tàu chiến Nhật Bản cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam.

Sự tương phản giữa chuyến thăm của Tập Cận Bình và chuyến đi của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 đến Việt Nam rất rõ rệt: Khi đó hàng chục ngàn người trẻ tuổi chờ đợi vào ban đêm khuya để chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đối với Tập Cận Bình, không có đám đông reo hò chào mừng.

Các tai họa đường sắt

Trên các đường phố của Hà Nội, một loạt các trụ cột bê tông và tuyến đường sắt trên cao xây dở cho thấy một trong những lý do Trung Quốc đang đối mặt với rất nhiều sự ngờ vực của công chúng ở đây.

Dự án đường sắt đô thị Trung Quốc xây dựng đã chậm tiến độ ba năm và vượt quá ngân sách 57%. Nhiều vụ tai nạn, trong đó có vụ giàn giáo sụp đổ và làm rơi vật liệu khiển cho người qua đường bị thiệt mạng hoặc bị thương, trong khi bộ trưởng bộ giao thông vận tải phàn nàn rằng với các điều khoản trong khoản vay của Trung Quốc buộc ông phải mua tàu Trung Quốc.

“Nhà thầu Trung Quốc là rất tệ,” Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, theo truyền thông trong nước. “Tôi muốn thay thế họ nhiều lần, nhưng tôi không thể vì nghĩa vụ hợp đồng vay vốn.”

Trung Quốc nổi danh với việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cho Việt Nam, sản xuất tay nghề chất lượng thấp, không đếm xỉa đến các tiêu chuẩn về môi trường và nhập khẩu lao động Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết những công ty Trung Quốc thường trúng thầu bằng cách đấu giá ở mức giá thấp phi thực tế và cuối cùng lại tính phí nhiều hơn.

“Làm thế nào họ có thể đấu giá với giá thấp như vậy?” ông Trần Việt Thái, một chuyên gia khác tại Học viện Ngoại giao Việt Nam đặt câu hỏi. “Đó là do tham nhũng và hối lộ. Trung Quốc có thể giúp đỡ với một số dự án sở hạ tầng, nhưng lợi ích rơi vào đâu? Lợi ích rơi vào tay của một số quan chức tham nhũng.”

Kết quả là trong năm 2013 Việt Nam phần nào thắt chặt các quy định về việc giao hợp đồng công khai, ví dụ quy định số lượng người lao động nước ngoài phải ở mức tối thiểu.

Việt Nam đã gia nhập Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á nhưng lại giữ khoảng cách với kế hoạch về Con Đường Tơ Lụa.

Nhưng sự đổ vỡ ấn tượng nhất gần đây trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là vào tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đã kéo giàn khoan dầu trị giá một tỷ đô la vào gần quần đảo Hoàng Sa, trong vùng biển ở Biển Đông mà Việt Nam cho là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam.

Được đưa vào ở thời điểm khi quan hệ giữa hai nước có xu hướng đi lên, “sự kiện giàn khoan dầu là một cú sốc đối với Việt Nam,” một quan chức Việt Nam cho biết. “Sụ tin tưởng lẫn nhau chưa được thực sự hồi phục.”

Cuộc bạo loạn nổ ra ở Việt Nam, khi đó nhà máy Trung Quốc và Đài Loan đã bị tấn công. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản đã nhóm họp khẩn cấp của để thảo luận về việc thành lập một liên minh với Hoa Kỳ – sự thay đổi chiến lược căn bản ở một đất nước có thái độ khinh thị đối với quan hệ đối tác quân sự là một nguyên lý chính sách đối ngoại trọng tâm, ông Carl Thayer, một chuyên gia Việt Nam tại trường đại học New South Wales tuyên bố. Cố vấn hàng đầu của Tổng thống Obama về châu Á, Evan Medeiros, đã được mời đến Việt Nam vào tháng bảy để thảo luận về việc đào sâu hơn quan hệ hai nước.

Suy nghĩ lại về các mối quan hệ

Cuối cùng, Trung Quốc rút các giàn khoan dầu đi vào tháng 7 năm 2014, một tháng trước thời hạn, và các cuộc họp khẩn cấp của Trung ương Đảng đã không còn được tổ chức. Tuy nhiên, một mối quan hệ cải thiện với Hoa Kỳ nhận được thêm động lực khác.

“Hành động của Trung Quốc đã gây ra một cuộc tranh cãi nội bộ lớn ở Việt Nam về định hướng chiến lược của họ,” Medeiros giám đốc điều hành Eurasia Group-công ty tư vấn kinh doanh quốc tế cho hay.

Trong 12 tháng qua, tám trong số 16 thành viên Bộ Chính trị của Việt Nam đã đến Washington, trong khi 6 viên chức Nội các Hoa Kỳ đã đi đến Việt nam.

Đỉnh điểm là một sự việc chưa từng có tiền lệ, Tổng Thống Obama tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục trong tháng Bảy và dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào năm tới.

Trong tháng 10 năm 2014, Hoa Kỳ nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và giúp Hà Nội cải thiện khả năng bảo vệ lãnh hải để chống lại sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng dấu hiệu rõ nhất cho việc tái lập quan hệ giữa Hà Nội và Washington là việc đưa Việt Nam vào TPP, 12 quốc gia thỏa thuận thương mại khu vực Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu mà không có Trung Quốc. Với thỏa thuận này Việt Nam hy vọng sẽ giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc khi thâm hụt thương mại lớn và ngày càng tăng.

Sự thay đổi chiến lược này căn cứ vào ý kiến công chúng, khi những lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc ăn sâu và được lật trở lại việc chiếm đóng của đế quốc Trung Hoa từ thời cổ đại.

Năm 1979,một cuộc chiến tranh biên giới căng thẳng khiến hàng chục ngàn người chết: Những vết thương mới hơn rất nhiều trong tâm tư người Việt hơn là “cuộc chiến tranh chống Mỹ”

Mặc dù kinh tế ở biên giới phía bắc tăng trưởng chóng mặt, chỉ vài người Việt muốn nói tiếng Hoa, trong khi nhiều người khác học tiếng Anh.

Thật vậy theo một cuộc điều tra nghiên cứu của Pew người Việt nam xếp hạng cao nhất trong số các quốc gia yêu thích Hoa Kỳ, với 78% người dân yêu thích Hoa Kỳ so với 19% ưa thích Trung Quốc.

Thách thức cho những người cộng sản

Với Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là một sự thách thức: hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc khi cả hai lên nắm quyền sau Thế chiến thứ hai và từ đó đi theo con đường tương tự để cải cách kinh tế và đàn áp chính trị. Nhưng Đảng Cộng Sản không thể đủ khả năng để cúi đầu trước Bắc Kinh.

Mặc dù trong Đảng có phe bảo thủ thân Bắc Kinh mạnh mẽ, sự kiện rất nhiều thành viên Bộ Chính trị đã đến thăm Washington trước khi chuyển đổi lãnh đạo ở Việt Nam vào đầu năm sau đã nói lên sự việc khác.

“Đảng phải xem xét đến công luận” ông Thủy tại Học viện Ngoại giao cho biết. “Không ai muốn mềm yếu trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia hoặc quá mức chịu đựng Trung Quốc.”

Hầu hết người Việt lo ngại dự án cải tạo đất lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong chuyến thăm gần đây của Tập Cân Bình, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc không theo đuổi việc quân sự hóa thêm nữa ớ các đảo tranh chấp, nhưng Tập Cận Bình đã từ chối, phản đối việc lặp lại điều ông ta đã cam kết ở Washington vào tháng Chín, các quan chức cho biết.

Chưa đầy hai tuần sau khi Tập Cận Bình rời Việt nam, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Việt Nam không nên chấp nhận bất kỳ khoản vay, viện trợ nào của Trung Quốc, ông cho rằng Trung Quốc giới hạn khả năng của Hà Nội để đàm phán việc tranh chấp lãnh thổ.

Điều này sẽ không xảy ra. Việt Nam biết họ cần mối quan hệ tốt với Trung Quốc: Lịch sử và địa cho thấy rằng họ không thể đủ khả năng để biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không quay lưng lại với đầu tư của Trung Quốc, nhưng họ sẽ chọn lựa và chọn một cách cẩn thận, và chắc chắn họ không tin tưởng các ý đồ của Trung Quốc.

“Chính phủ và các phương tiện truyền thông Trung Quốc không phải rất thông minh”, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Hà Nội nói với điều kiện giấu tên để bàn luận về chủ đề nhạy cảm này. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã nã đạn vào cả thế giới bằng bài nói chuyện về kế hoạch khu vực lớn của Tập Cận Bình, ” khi không cần suy nghĩ về việc người khác cảm thấy như thế nào.”

Tin bài liên quan:

VNTB- Cờ đỏ – Cờ vàng

Phan Thanh Hung

VNTB – Tập Cận Bình kêu gọi niềm tin chống tham nhũng

Phan Thanh Hung

VNTB – Chiến đấu cơ Trung Quốc gây hấn với máy bay Mỹ ở Biển Đông

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo