Bộ Tài chính đề nghị nguồn dành cho đầu tư trả nợ 12% hiện nay cố gắng tăng lên 22% văo năm 2020. Cơ cấu lại chi thường xuyên, đảm bảo bội chi phải dưới 4% để đảm bảo nợ công dưới 65%.
Chiều 21/1, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính báo cáo các vấn đề về thu chi ngân sách, nợ công trước Đại hội 12.
Cụ thể, quy mô thu ngân sách 2011-2015 tăng 2 lần so với giai đoạn trước và tăng 5 lần so với 2001-2005. Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương phát triển mạnh mẽ chủ động phát triển KTXH trên địa bàn, nguồn lực tài chính địa phương tăng 19%/năm trong 5 năm qua, chiếm 61% tổng thu ngân sách.
Các chỉ tiêu thu liên quan dầu thô, thếu nhập khẩu, quyền sử dụng đất đều tăng 6%. Thu ngân sách không chỉ dựa chủ yếu vào tài nguyên khoáng sản, chúng at đã dựa vào sản xuất trong nước.
Về cơ cấu nợ công, 60% nợ công vay trong nước, 40% là vay ngoài nước, trong số vay ngoài nước thì 94% ODA, vẫn đảm bảo được.
Cơ cấu ngân sách 5 năm qua có một số thách thức, cơ cấu đầu tư phát triển trong ngân sách suy giảm, tức là thu trừ đi chi và đầu tư phát triển suy giảm. Trước chúng ta dành 30% cho phát triển, từ 25% của 5 năm trước giờ chỉ còn khoảng 10%.
Bộ chi ngân sách 5,6% GDP, so với tiêu chuẩn quốc tế 3%, thì trong thời gian qua chúng ta bội chi gần gấp đôi tiêu chuẩn, cần phải có biện pháp để hạn chế lại.
Bộ Tài chính đề nghị nguồn dành cho đầu tư trả nợ 12% hiện nay cố gắng tăng lên 22% vào năm 2020. Cơ cấu lại chi thường xuyên. Đảm bảo bội chi dưới 4% trong cả giai đoạn 2016-2020, phải dưới 4% để đảm bảo nợ công dưới 65% GDP.
Tạo môi trường ổn định để phát triển doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững. Trong đó cần thực hiện các giải pháp phát triển DN dân doanh, cần thiết xây dựng luật khuyến khích phát triển DN dân doanh khuyến khích DN vừa và nhỏ, thay cho quỹ pt DN VVN hiện nay chưa đi vào cuộc sống.
Theo Infonet