Baron Trịnh
Ảnh: Internet
Hai trong nhiều đặc tính xấu của An-nam cần-lao trong gần thế kỷ qua là trông chờ sự ban ơn và vô trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Cho dù đói kém gần như quanh năm, chỉ no được vài tuần trong mùa thu hoạch. Nhưng mỗi dịp tết đến hay mùa giáp hạt, chỉ cần được cấp phát cứu đói dăm cân gạo là chắp tay lại vái như bổ củi rằng ơn đảng ơn chính phủ.
Dĩ nhiên, truyền thông sẽ thêm mắm thêm muối để đám cần-lao có não trạng hướng dương này thấy đó chính là sự ưu việt của thể chế.
Tôi dự đoán rằng, phải tới 90% cần-lao xứ An-nam chưa một lần đọc bản Hiến pháp mới nhất (2013) và Luật tổ chức Quốc hội (2014). Thế nhưng họ luôn khẳng định và hào hứng rằng, họ là những ông bà chủ của đất nước. Rằng họ đi bỏ phiếu là thể hiện quyền làm chủ của họ.
Đó chính là sự vô trách nhiệm đối với chính họ và cho cả xã hội.
Đó chính là sự vô trách nhiệm đối với chính họ và cho cả xã hội.
Trong stt trước, tôi có đặt ra câu hỏi theo một title bài rằng: “Đất nước nghèo, lạc hậu, dân trí thấp trách nhiệm thuộc về ai?”. Tôi biết rằng, đại đa số về chủ quan sẽ đổ lỗi cho số phận, còn khách quan là đổ lỗi cho thể chế.
Họ luôn tin rằng, họ không hề có lỗi.
Họ tin rằng, một thể chế tốt thì họ sẽ được hưởng những điều tốt đẹp.
Đấy chính là sự vô trách nhiệm của họ. Không có con đường nào luôn rải hoa hồng cả. Không có hạnh phúc nào mà không đến từ đấu tranh.
Họ lầm lũi chấp nhận và cam chịu số phận. Họ đổ hết lỗi cho ông zời, coi như một sự cứu cánh về tinh thần. Đám hơn người một tý, nghĩa là có chút kinh tế, địa vị, bằng cấp thì nhắm mắt làm ngơ, luôn mồm giáo điều, chê bai thiên hạ, chê bai xã hội. Nhưng nếu bị đe dọa đến miếng cơm manh áo thì họ co rúm lại một cách thảm hại và hèn hạ.
Họ lầm lũi chấp nhận và cam chịu số phận. Họ đổ hết lỗi cho ông zời, coi như một sự cứu cánh về tinh thần. Đám hơn người một tý, nghĩa là có chút kinh tế, địa vị, bằng cấp thì nhắm mắt làm ngơ, luôn mồm giáo điều, chê bai thiên hạ, chê bai xã hội. Nhưng nếu bị đe dọa đến miếng cơm manh áo thì họ co rúm lại một cách thảm hại và hèn hạ.
Họ chấp nhận và không có sự phản kháng, dù biết rằng điều đó là bất công, là phi lý. Nhưng ở sau lưng, khi cảm thấy an toàn, họ lại nói xấu thể chế, nói xấu lãnh tụ. Họ hùng hồn như chính họ là những người khai sáng cho dân tộc này vậy. Thêm nữa, họ còn dạy dỗ người khác là phải khôn, phải biết thời thế. Họ sống ảo với chính bản thân họ, và họ vô trách nhiệm với chính bản thân họ. Dĩ nhiên, họ vô trách nhiệm với chính xã hội của họ.
Marat từng có câu thơ: “Người ta lớn, bởi vì mi quì xuống”.
Họ, với não trạng hướng dương, luôn cho rằng mình đang [được] đứng thẳng!
Họ, với não trạng hướng dương, luôn cho rằng mình đang [được] đứng thẳng!