Thiếu Thanh (VNTB) Đối với nhiều nhà quan sát nước ngoài, kết quả gần đây của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó Bộ Chính trị chọn lãnh đạo cho năm năm tiếp theo, mang lại một một số bất ngờ, theo một phân tích của FT ngày 23.03.
Nhiều người tin rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng – vốn củng cố quyền lực cơ sở mạnh mẽ sẽ vượt qua rời bỏ chức vụ Thủ tướng 10 năm của mình để tiếp nhận vai trò Tổng bí thư Đảng. Nhưng cuối cùng, điều đó đã không xảy ra, mà ngược lại, ĐH Đảng CSVN đã giữ lại ông Nguyễn Phú Trọng ở lại chức vụ trong năm năm tiếp theo.
Về mặt lý thuyết, thì điều này là đáng báo động, vì nhiều sáng kiến “cải cách kinh tế” của Việt Nam như lôi kéo đầu tư SamSung, hiệp định TPP, thỏa thuận tự do thương mại với EU, Hàn Quốc, hay thậm chí nới lỏng điều kiện đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là dưới sự ảnh hưởng từ ông Dũng. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp đầu từ nước ngoài, ĐH dường như ít có sự tác động, khi họ đã chiếm lĩnh được thị trường và đã làm quen với bối cảnh chính trị Việt Nam…
Cam kết liên quan đến thỏa thuận thương mại tự do vẫn sẽ được thực hiện dưới sự đồng thuận từ phía Bộ chính trị, và sự có mặt của các thành viên trẻ trong Bộ chính trị tại những thành phố lớn, đã cho thấy một sự ổn định chính trị tương đối khá hơn so với các quốc gia láng giềng ĐNÁ.
Tuy nhiên, dù chính phủ mới có ra mắt trong tháng này hay tháng sau, thì vẫn chưa có một hình dung rõ ràng hơn về mặt cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ tiếp tục thống trị một loạt các ngành công nghiệp, chiếm 1/3 tổng sản phẩm trong nước; nắm đa số ngân hàng tín dụng, theo nghiên cứu của FT.
Ông Dũng, dưới áp lực vực dậy nền kinh tế trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, đã thực hiện một nỗ lực “cổ phần hóa” các công ty nhà nước bằng cách bán số cổ phiếu thiểu số và tài sản không cốt lõi trong hệ thống doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, “niềm tin” này đến giờ đã tan biến. Một số cổ phần sở hữu đối với Việt Nam Airlines, hay Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam được bán ra ở ngưỡng 30%, các công ty tư nhân trong nước như Tập đoàn Vingroup và Kinh Đô cũng được phép mua một số tài sản của các công ty nhà nước, trong tư nhân hóa cảng và sân bay đang được triển khai. Nhưng nhiều kế hoạch “cổ phần hóa” đã bị hủy hoặc không đạt được mục tiêu. Cụ thể:
• Ngân hàng BIDV, một trong số ít các ngân hàng lớn chưa đạt được mức bán 30% vốn điều lệ cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài; 40% đối với Sabeco – doanh nghiệp bia lớn nhất của Việt Nam (với sản phẩm Bia Sài Gòn và 333).
• MobiFone, một trong những nhà khai thác mạng di động lớn nhất Việt Nam trước đây là công ty con của VNPT, nay vẫn còn sở hữu đối thủ Vinaphone.
• Nhóm doanh nghiệp hóa chất như Vinachem,; tổng công ty bán lẻ Trading Group Sài Gòn, Bến Than Corp, công ty lữ hành – khách sạn Saigontourist.
Tốc độ giao dịch nước ngoài vẫn còn bị cản trở bởi những tranh chấp về thẩm định giá, tính chính trị trong doanh nghiệp nhà nước và giới hạn của các cổ phần được cung ứng ra bên ngoài, không giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài quyền kiểm soát hay quản lý.
Việc tư nhân hóa các tài sản không cốt lõi và quyền được chạm tay vào vốn tư nhân được xem là quan trọng để giúp cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhưng không rõ quá trình này sẽ đẩy nhanh dưới chính quyền mới hay không?
Việc bán sở hữu ở mức 3-4% trong một doanh nghiệp nhà nước là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự đồng bộ ở cả chính cá nhân người đứng đầu Chính phủ lẫn các cơ quan bộ ngành, dù thế kỳ vọng về quy mô tư nhân hóa lớn trong các doanh nghiệp này là không thực tế. Bởi ngoài việc được hưởng lợi từ sự độc quyền, thì nhiều doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn sở hữu hàng tram ngàn người lao động – những người có khả năng bị sa thải khi tiến trình tư nhân hóa được thực hiện.
Tuy nhiên, chính phủ mới có thể sẽ có động lực hơn trong “cổ phần hóa” doanh nghiệp nhà nước. Bởi hiện nay, phần lớn doanh thu của chính phủ Việt Nam xuất phát từ độc quyền dầu khí… nhưng với giá đầu đang giảm mạnh hiện nay, việc cân đối ngân sách sẽ là một thách thức lớn đối với dàn lãnh đạo sắp tới đây.