Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tái lặp chiến tranh biên giới Tây Nam: Campuchia nhờ Trung Quốc trợ giúp “lợi ích cốt lõi”?

Thái Thịnh (VNTB) Ngày 08 tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cùng một phái đoàn cấp cao gồm 23 nhân viên quân sự và an ninh quan chức cấp cao đến thăm Trung Quốc trong chuyến đi năm ngày. Cả hai bên nhấn mạnh rằng chuyến thăm này đã trở thành thông lệ. 

Dù bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia chia sẻ với The Cambodia Daily rằng chuyến thăm này là “không có gì lớn.” Và về phía Trung Quốc, cũng ít hé lộ về chương trình nghị sự ngoại trừ thông cáo mang tính ngoại giao “tăng cường hơn nữa quan hệ song phương và hợp tác”. Thì điều này cũng gây khó tin với một số nhà quan sát, bởi theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Chhum Socheat, phái đoàn sang Trung Quốc nhằm mục đích “thúc đẩy tình bạn” lần này gồm 23 thành viên lần này bao gồm chỉ huy của các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia như hải quân và không quân. Nó cho thấy, chuyến đi này mang ý nghĩa “lớn” hơn nhiều so với các chuyến đi thông lệ vào các năm trước. 
Cố vấn Trung Quốc trao quân hàm cho học viên Campuchia tốt nghiệp Học viện Quân sự vào tháng 3/2012

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã đi gặp các nhà lãnh đạo quân sự và thăm một số cơ quan chủ chốt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Chuyến đi xảy ra chỉ vài ngày sau khi các cuộc đụng độ tranh chấp lãnh thổ đầy bạo lực đã diễn ra trên vùng biên giới Campuchia và Việt Nam vào cuối tháng sáu này, khơi lại mối quan tâm về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Phe đối lập Campuchia cáo buộc Đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP), đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen, sử dụng các bản đồ được vẽ bởi Việt Nam để đánh giá vùng biên giới của đất nước – và cáo buộc cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia vào năm 1979 của Việt Nam.
Hun Sen sau đó đã viết thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon vào ngày 06 tháng 7 để yêu cầu một bản đồ được vẽ trong thời kỳ “thực dân Pháp” để đối phó lại với lời cáo buộc nêu trên. Các quan chức Việt Nam và Campuchia cũng đã nhóm họp tại Phnom Penh trong tuần này để nói về vấn đề biên giới, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy “kết quả đạt được” đến thời điểm này.
Với những diễn biến này, thì việc phái đoàn quân sự hùng hậu của Campuchia sang Trung Quốc sẽ được hiểu sang một ý nghĩa khác lớn hơn. Nhất là khi Trung Quốc là nhà tài trợ, viện trợ quân sự lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Việt Nam đang rơi vào tình trạng căng thẳng, và có vẻ Hà Nội đã di chuyển về phía Washington.
Thật vậy, phái đoàn quốc phòng Campuchia sang Trung Quốc, trong khi Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tìm đến Mĩ là một sự kiện trùng hợp đầy ấn tượng.
Mặc dù vấn đề biên giới Campuchia – Việt Nam đã không được đề cập trực tiếp bởi các quan chức Campuchia hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Banh với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn, hai bên đã cam kết cải thiện quan hệ quân sự của họ và “tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi”. 
Cụm từ “lợi ích cốt lõi” có thể được sử dụng để mô tả vị trí thay đổi của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng điểm ở đây là sự nhấn mạnh vào sự hỗ trợ cho các lợi ích cốt lõi của “nhau.” Và vì vậy, lợi ích quốc gia về mặt chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia liên quan đến tranh chấp với Việt Nam chắc chắn là một trong số đó (cốt lõi). 
Cũng như Campuchia từng nhiều lần bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, thông qua phản đối sự quốc tế hóa (đa phương hóa) tranh chấp vùng biển này, và ủng hộ “song phương” theo lời khuyến nghị từ Trung Quốc.
Và chuyến đi kéo dài đến hết ngày 12/07 này của phái đoàn quân sự với đội ngũ cốt cán Campuchia khiến các nhà quan sát phải suy đoán.
Trước đó, theo thông tin VNTB đã đưa, Bộ trưởng Quốc phòng Lào Sengnuan Saiyalath đã có chuyến thăm Trung Quốc, và lãnh đạo quốc phòng hai nước đã cam kết “quan hệ quân sự gần gũi hơn”.

Trung Quốc tài trợ thành lập Học viện Quân sự vào 1999 tại tỉnh Kampong Speu, cách Phnôm Pênh khoảng 80 km.

Kể từ năm 2009, mỗi năm học viện này tuyển sinh khoảng 200 học viên cho các khóa học kéo dài 4 năm, theo chương trình học do Bộ Quốc phòng Trung Quốc và các cố vấn Trung Quốc đề ra. Đội ngũ giáo viên người Campuchia cũng sẽ chịu sự giám sát của các cố vấn người Trung Quốc này.

Chương trình học còn bao gồm 6 tháng huấn luyện bắt buộc tại các học viện quân sự ở Trung Quốc.

Cố vấn Trung Quốc trao quân hàm cho học viên Campuchia tốt nghiệp Học viện Quân sự.

Một quan chức chính phủ cao cấp Campuchia cho biết các học viên tốt nghiệp từ Học viện Quân sự được giao nắm giữ những vị trí quan trọng, trong đó có chỉ huy các lữ đoàn. Theo quan chức này, Trung Quốc chi trả phần lớn chi phí xây dựng học viện và chi phí hoạt động.

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia

Baraju T. Ogelefecejo

Nóng: Máy bay Mỹ tới sát vùng cải tạo đảo của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo