Quy hoạch nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng ‘bị động’, ‘chắp vá’, kể cả với các nhân sự ‘chóp bu’, theo ý kiến của nhà quan sát từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 06/2/2015, đánh giá công tác nhân sự của Đảng trong suốt một giai đoạn dài vài thập niên liên tục trở lại đây, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:
Quy hoạch nhân sự cấp cao của Đảng trong nhiều năm vẫn còn ‘chắp vá’, ‘bị động’ theo nhà quan sát trong nước.
“Nhất là từ khi đồng chí Lê Duẩn (cố Tổng Bí thư Đảng CSVN) ra đi thì kế tục tiếp theo thường thì nhân sự được hình thành lên một cách có thể nói là bị động, chắp vá. Kể cả những nhân sự chóp bu, đến giờ phút chót mới có.”
Theo ông Thuận, Việt Nam không nên giữ bí mật về ‘nhân sự’ và quá trình ‘quy hoạch, lựa chọn’ nhân sự và ông đưa ra so sánh với Trung Quốc, quốc gia cộng sản láng giềng của Việt Nam.
“Nhìn sang một đất nước ở bên là Trung Quốc, thì người ta có một quy hoạch rõ ràng, từ những người lên làm nhiệm kỳ 2×5 tức là mười năm, thế này, thế khác. Thì Việt Nam họ cũng (nên) nghiên cứu mô hình đó, họ thực hiện. Tôi cho cách làm đó cũng là một cách.
“Mà nên yêu cầu người ta công khai những con người đó ra để dân người ta giám sát và toàn đảng người ta giám sát thì may ra mới tốt được. Chứ không nên quy hoạch mà kín, mà bí mật,” ông Thuận nói thêm.
‘Cần bỏ bổ nhiệm kín’
Cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh một số tiêu chí mà theo ông Đảng cần thực hiện trong công việc lựa chọn, quy hoạch lãnh đạo trong toàn bộ hệ thống quyền lực của mình, từ cấp cơ sở cho tới cấp cao.
Theo Luật sư Thuận, trong đó, cần gỡ bỏ cơ chế ‘bổ nhiệm’ và thay bằng ‘tranh cử công khai’. Ông nói:
“Cuối cùng vẫn phải trở lại nguyên tắc mà toàn nhân loại đang theo, các nước tiên tiến đang theo, tức là công khai, minh bạch.
“Và mọi chức quyền, mọc chức quan trọng đều có cuộc tranh cử, chứ không nên đi vào chế độ bổ nhiệm.”
Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan ngại về nguy cơ ‘gia đình trị’ xuất hiện trong bộ máy quyền lực các cấp ở VN.
Ông Thuận cũng cho rằng Đảng cần tránh để xảy ra các hiện tượng quyền lực ‘gia đình trị’, ‘cài cắm con em’ được biết tới như hiện nay.
Trả lời câu hỏi, liệu một vị Thủ tướng Chính phủ có nên có các con cái giữ nhiều chức vụ từ Thứ trưởng một bộ trong nội các, tới Phó Bí thư một tỉnh này và có chân trong Tỉnh ủy một tỉnh kia trong lúc đương nhiệm hay không.
Và liêu vị quan chức lãnh đạo cấp cao có chân trong Bộ Chính trị đó có thể nói gì nếu những người khác trong Đảng ở các cấp cũng sao chép mô hình ‘đưa nhiều người thân’ vào bộ máy quyền lực như vậy, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Đó cũng là câu chuyện, thí dụ một đất nước mà người có tài nên phát huy, nên giao nhiệm vụ, nhưng mà nếu chỉ tập trung cho một gia đình thì đó là điều không thực tốt cho một dân tộc.”
‘Để tránh ‘gia đình trị”
Cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm (bên phải) từng bị chỉ trích là ‘gia đình trị’ khi nắm quyền.
Để hạn chế việc được cho là gây ra ‘điều tiếng về gia đình trị’ ở Đảng và chính quyền, theo Luật sư Thuận chỉ có một giải pháp.
Ông nói: “Có cách là phải công khai danh sách và thực hiện một cuộc tranh cử rộng rãi, ở một vị trí ít nhất phải có 3 ứng cử viên trở lên.
“Những người đó trình bày chương trình, để có cuộc bỏ phiếu của nhân dân, thì may ra mới chọn được người tài, chứ còn kiểu cứ tìm tìm, lựa lựa, rồi đem bổ nhậm xuống thì làm gì có người tài được, làm gì mà tránh được tình trạng chạy chức, chạy quyền được.”
Theo ông Thuận, Đảng nên để người dân thực hiện vai trò giám sát quyền lực nhà nước, trong đó có công tác quy hoạch nhân sự cán bộ cao cấp, lãnh đạo của Đảng:
“Dĩ nhiên, họ cũng làm những ứng cử dự bị, nhưng sau khi làm nên công bố những danh sách đó ra để nhân dân người ta theo dõi, giám sát. Giám sát về năng lực làm việc, về phẩm chất đạo đức có tham nhũng, tham ô, cửa quyền không?
“Có gia đình trị không, có đưa người thân của mình vào trong bộ máy nhiều quá không v.v… và v.v… Như đó cũng là những ứng cử viên thôi, chứ chưa là cái gì. Nhưng nếu quy trình đó là quy trình kín mà không công bố cho dân, thì đó là điều đáng tiếc và đáng lên tiếng.”
Hôm thứ Sáu, cũng bình luận về hiện tượng được cho là ‘cài cắm người thân’, ‘con ông cháu cha’ và nguy cơ ‘gia đình trị’ trong Đảng và chính quyền, cũng như qua ‘quy hoạch’ nhân sự lãnh đạo các cấp của Đảng, nhà quan sát, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, từ Hà Nội bình luận.
“Thực ra con cái, con nhà nòi cũng có thể phát huy được tác động nhất định, nếu trong một nền dân chủ, dân quyền thực sự, thì họ có thể được xã hội kiểm tra giám sát. Và vì thế họ phải cố gắng vươn lên,” nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng nói với BBC.
“Hiện nay cái này không có, cho nên không thể nào tin là họ sẽ là người có đủ các thứ bản lĩnh để vươn lên trong tình hình hiện nay.”
‘Khi còn độc tài, độc đảng’
Tiến sỹ Dũng cho rằng Đảng không công bố ‘quy hoạch Bộ chính trị, Ban bí thư’ vì nguyên tắc ‘bảo mật’ cố hữu.
Hôm 06/2, từ Sài Gòn, một nhà quan sát, bình luận chính trị – xã hội Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, cho rằng Đảng không muốn công khai cụ thể thông tin nhân sự về những người được quy hoạch vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cũng như gần ba trăm ứng viên cho các ghế Ủy viên Trung ương Đảng các khóa sau là có một nguyên nhân ‘cố hữu’.
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói với BBC:
“Đó là nguyên tắc bảo mật cố hữu của Đảng và họ đưa danh sách đó vào độ tuyệt mật, theo tôi biết là như vậy.
“Và từ trước đến nay, nếu không vì áp lực của dư luận hoặc trong nội bộ, thì không bao giờ họ cung cấp danh sách đó cho tới ngày Đại hội Đảng.”
Trước câu hỏi vì sao lại phải ‘bảo mật’ danh sách các cán bộ được đưa vào các danh sách trên, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng giải thích tiếp:
“Bởi vì những chế độ độc tài, độc đảng luôn sợ sự minh bạch, công khai…
“Cho tới chừng nào ở Việt Nam vẫn còn chế độ độc đảng, độc tài thì không thể có chuyện minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin nội bộ”, nhà báo độc lập nói với BBC.
Được biết, mới đây, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định một danh sách 290 cán bộ ‘trung ương’ cho ‘các khóa sắp tới’ và 22 người đã ‘vào quy hoạch’ Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Mới nhất, hôm 06/2, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chính quyền đã bế giảng một lớp bồi dưỡng ‘dự nguồn cán bộ cao cấp’ khóa V, với 92 học viên vừa được “chứng nhận tốt nghiệp”, theo Thông tấn Xã Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 06/2/2015, đánh giá công tác nhân sự của Đảng trong suốt một giai đoạn dài vài thập niên liên tục trở lại đây, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:
Quy hoạch nhân sự cấp cao của Đảng trong nhiều năm vẫn còn ‘chắp vá’, ‘bị động’ theo nhà quan sát trong nước.
“Nhất là từ khi đồng chí Lê Duẩn (cố Tổng Bí thư Đảng CSVN) ra đi thì kế tục tiếp theo thường thì nhân sự được hình thành lên một cách có thể nói là bị động, chắp vá. Kể cả những nhân sự chóp bu, đến giờ phút chót mới có.”
Theo ông Thuận, Việt Nam không nên giữ bí mật về ‘nhân sự’ và quá trình ‘quy hoạch, lựa chọn’ nhân sự và ông đưa ra so sánh với Trung Quốc, quốc gia cộng sản láng giềng của Việt Nam.
“Nhìn sang một đất nước ở bên là Trung Quốc, thì người ta có một quy hoạch rõ ràng, từ những người lên làm nhiệm kỳ 2×5 tức là mười năm, thế này, thế khác. Thì Việt Nam họ cũng (nên) nghiên cứu mô hình đó, họ thực hiện. Tôi cho cách làm đó cũng là một cách.
“Mà nên yêu cầu người ta công khai những con người đó ra để dân người ta giám sát và toàn đảng người ta giám sát thì may ra mới tốt được. Chứ không nên quy hoạch mà kín, mà bí mật,” ông Thuận nói thêm.
‘Cần bỏ bổ nhiệm kín’
Cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cũng nhấn mạnh một số tiêu chí mà theo ông Đảng cần thực hiện trong công việc lựa chọn, quy hoạch lãnh đạo trong toàn bộ hệ thống quyền lực của mình, từ cấp cơ sở cho tới cấp cao.
Theo Luật sư Thuận, trong đó, cần gỡ bỏ cơ chế ‘bổ nhiệm’ và thay bằng ‘tranh cử công khai’. Ông nói:
“Cuối cùng vẫn phải trở lại nguyên tắc mà toàn nhân loại đang theo, các nước tiên tiến đang theo, tức là công khai, minh bạch.
“Và mọi chức quyền, mọc chức quan trọng đều có cuộc tranh cử, chứ không nên đi vào chế độ bổ nhiệm.”
Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan ngại về nguy cơ ‘gia đình trị’ xuất hiện trong bộ máy quyền lực các cấp ở VN.
Ông Thuận cũng cho rằng Đảng cần tránh để xảy ra các hiện tượng quyền lực ‘gia đình trị’, ‘cài cắm con em’ được biết tới như hiện nay.
Trả lời câu hỏi, liệu một vị Thủ tướng Chính phủ có nên có các con cái giữ nhiều chức vụ từ Thứ trưởng một bộ trong nội các, tới Phó Bí thư một tỉnh này và có chân trong Tỉnh ủy một tỉnh kia trong lúc đương nhiệm hay không.
Và liêu vị quan chức lãnh đạo cấp cao có chân trong Bộ Chính trị đó có thể nói gì nếu những người khác trong Đảng ở các cấp cũng sao chép mô hình ‘đưa nhiều người thân’ vào bộ máy quyền lực như vậy, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Đó cũng là câu chuyện, thí dụ một đất nước mà người có tài nên phát huy, nên giao nhiệm vụ, nhưng mà nếu chỉ tập trung cho một gia đình thì đó là điều không thực tốt cho một dân tộc.”
‘Để tránh ‘gia đình trị”
Cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm (bên phải) từng bị chỉ trích là ‘gia đình trị’ khi nắm quyền.
Để hạn chế việc được cho là gây ra ‘điều tiếng về gia đình trị’ ở Đảng và chính quyền, theo Luật sư Thuận chỉ có một giải pháp.
Ông nói: “Có cách là phải công khai danh sách và thực hiện một cuộc tranh cử rộng rãi, ở một vị trí ít nhất phải có 3 ứng cử viên trở lên.
“Những người đó trình bày chương trình, để có cuộc bỏ phiếu của nhân dân, thì may ra mới chọn được người tài, chứ còn kiểu cứ tìm tìm, lựa lựa, rồi đem bổ nhậm xuống thì làm gì có người tài được, làm gì mà tránh được tình trạng chạy chức, chạy quyền được.”
Theo ông Thuận, Đảng nên để người dân thực hiện vai trò giám sát quyền lực nhà nước, trong đó có công tác quy hoạch nhân sự cán bộ cao cấp, lãnh đạo của Đảng:
“Dĩ nhiên, họ cũng làm những ứng cử dự bị, nhưng sau khi làm nên công bố những danh sách đó ra để nhân dân người ta theo dõi, giám sát. Giám sát về năng lực làm việc, về phẩm chất đạo đức có tham nhũng, tham ô, cửa quyền không?
“Có gia đình trị không, có đưa người thân của mình vào trong bộ máy nhiều quá không v.v… và v.v… Như đó cũng là những ứng cử viên thôi, chứ chưa là cái gì. Nhưng nếu quy trình đó là quy trình kín mà không công bố cho dân, thì đó là điều đáng tiếc và đáng lên tiếng.”
Hôm thứ Sáu, cũng bình luận về hiện tượng được cho là ‘cài cắm người thân’, ‘con ông cháu cha’ và nguy cơ ‘gia đình trị’ trong Đảng và chính quyền, cũng như qua ‘quy hoạch’ nhân sự lãnh đạo các cấp của Đảng, nhà quan sát, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, từ Hà Nội bình luận.
“Thực ra con cái, con nhà nòi cũng có thể phát huy được tác động nhất định, nếu trong một nền dân chủ, dân quyền thực sự, thì họ có thể được xã hội kiểm tra giám sát. Và vì thế họ phải cố gắng vươn lên,” nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng nói với BBC.
“Hiện nay cái này không có, cho nên không thể nào tin là họ sẽ là người có đủ các thứ bản lĩnh để vươn lên trong tình hình hiện nay.”
‘Khi còn độc tài, độc đảng’
Tiến sỹ Dũng cho rằng Đảng không công bố ‘quy hoạch Bộ chính trị, Ban bí thư’ vì nguyên tắc ‘bảo mật’ cố hữu.
Hôm 06/2, từ Sài Gòn, một nhà quan sát, bình luận chính trị – xã hội Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, cho rằng Đảng không muốn công khai cụ thể thông tin nhân sự về những người được quy hoạch vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cũng như gần ba trăm ứng viên cho các ghế Ủy viên Trung ương Đảng các khóa sau là có một nguyên nhân ‘cố hữu’.
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói với BBC:
“Đó là nguyên tắc bảo mật cố hữu của Đảng và họ đưa danh sách đó vào độ tuyệt mật, theo tôi biết là như vậy.
“Và từ trước đến nay, nếu không vì áp lực của dư luận hoặc trong nội bộ, thì không bao giờ họ cung cấp danh sách đó cho tới ngày Đại hội Đảng.”
Trước câu hỏi vì sao lại phải ‘bảo mật’ danh sách các cán bộ được đưa vào các danh sách trên, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng giải thích tiếp:
“Bởi vì những chế độ độc tài, độc đảng luôn sợ sự minh bạch, công khai…
“Cho tới chừng nào ở Việt Nam vẫn còn chế độ độc đảng, độc tài thì không thể có chuyện minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin nội bộ”, nhà báo độc lập nói với BBC.
Được biết, mới đây, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định một danh sách 290 cán bộ ‘trung ương’ cho ‘các khóa sắp tới’ và 22 người đã ‘vào quy hoạch’ Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Mới nhất, hôm 06/2, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chính quyền đã bế giảng một lớp bồi dưỡng ‘dự nguồn cán bộ cao cấp’ khóa V, với 92 học viên vừa được “chứng nhận tốt nghiệp”, theo Thông tấn Xã Việt Nam.
(Theo BBC)