“Nếu chúng ta không giám sát và để xảy ra tình huống ngoài dự kiến, thì hòa bình và ổn định khu vực sẽ sụp đổ”, Gen Nakatani cho biết trong một bài phát biểu tại buổi Đối thoại.
“Tôi hy vọng và mong muốn tất cả các quốc gia, bao gồm Trung Quốc, cư xử như một cường quốc có trách nhiệm,” ông nói.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong những tháng gần đây diễn ra khi Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo để khẳng định chủ quyền vùng biển Trường Sa – vốn được cho là có nhiều năng lượng khí đốt, dầu mỏ,
Đây cũng là khu vực đang gặp sự tranh chấp chủ quyền giữa Philippines, Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc.
Nakatani đề xuất “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La,” – bao gồm ba biện pháp để củng cố hàng hải và an toàn hàng không trong khu vực, bao gồm sự thiết lập tuần tra, giám sát của 10 thành viên ASEAN. Các nước như Philippines cũng cần máy bay, tàu thuyền và các thiết bị khác để tham gia cuộc tuần tra. Nhật Bản, nơi được dỡ lệnh cấm xuất khẩu quân sự một năm trước đây có thể cung cấp các thiết bị như vậy.
Nhật Bản đang xem xét tăng cường vai trò an ninh của mình hơn tại Biển Đông bằng cách mở rộng tuần tra hàng hải.
Mỹ hoan nghênh đề xuất tuần tra như vậy, vì nó giúp cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.
Cả Nhật và Hoa Kỳ không có bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào ở Biển Đông.