Cục Cảnh sát biển mới được thành lập chính là “Hải quân thứ hai” của Trung Quốc để xâm chiếm Biển Đông.
Báo Đài Loan Want China Times hôm 11/5 đưa tin, trang quân sự Strategy Page của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo nước này cho biết, bằng cách đưa vào biên chế nhiều tàu vũ trang hạng nặng với kích thước lớn, Trung Quốc đã chuyển đổi thành công lực lượng Cảnh sát biển của nước này thành lực lượng hải quân thứ hai.
Cũng theo nguồn tin này, Trung Quốc đã đóng, hạ thủy hoặc đưa vào biên chế ít nhất 60 tàu chiến trong năm 2014. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong khoảng thời gian giữa năm 2015 và 2016.
Tàu thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển Phúc Kiến tham gia một cuộc tập trận. |
Theo kế hoạch tăng cường sức mạnh, hải quân Trung Quốc sẽ có thêm nhiều tàu sân bay, 26 tàu khu trục, 52 tàu khu trục cỡ nhỏ, 20 tàu hộ tống, 85 tàu tuần tra vũ trang có tên lửa, 56 tàu đổ bộ,42 tàu thủy lôi và gần 500 tàu hỗ trợ. 10% trong số đó là tàu đi biển cỡ lớn.
Trước đây, Bắc Kinh đã sáp nhập thành công 4 trong 5 cơ quan chấp pháp trên biển thành Cục Cảnh sát biển Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hiện cần nhiều hơn một tổ chức tuần tra bờ biển bởi theo truyền thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thiết lập nhiều tổ chức an ninh để giám sát lẫn nhau trong việc đảm bảo lòng trung thành với đảng.
Trước đây, Bắc Kinh đã sáp nhập thành công 4 trong 5 cơ quan chấp pháp trên biển thành Cục Cảnh sát biển Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hiện cần nhiều hơn một tổ chức tuần tra bờ biển bởi theo truyền thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thiết lập nhiều tổ chức an ninh để giám sát lẫn nhau trong việc đảm bảo lòng trung thành với đảng.
Còn trong vài tháng qua, Trung Quốc đã cho sơn lại hàng trăm tàu thuyền thuộc lực lượng an ninh bờ biển. Trong khi, những tàu thuyền thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị thêm vũ khí hạng nặng thì những chiếc tàu biển khác được thiết kế để phục vụ công tác thực thi luật biển.
Việc thiết lập Cơ quan cảnh sát biển chuyên biệt và thống nhất là một phần trong chiến lược quen thuộc của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền hầu như trên toàn bộ Biển Đông, và sử dụng các tàu cảnh sát biển liên tục tuần tra phi pháp tại đây thay vì cử các tàu hải quân để đạt được yêu sách của mình.
Lâu nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố các tàu chấp pháp là tàu dân sự nhưng thực tế, không ít là tàu bán vũ trang, thậm chí được trang bị ngư lôi và tên lửa. Theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, một trong những tàu hải cảnh lớn nhất của nước này, có tên cũ là Ngư chính 311, được chuyển đổi từ tàu hải quân lớp Dalang. Nhiều diễn đàn mạng quân sự cũng trưng ra hình ảnh được cho là chụp lại những tàu chấp pháp có trang bị súng cỡ nòng lớn. Nhiều tàu có bãi đáp cỡ lớn kèm kho chứa trực thăng tấn công đa nhiệm Z-9, theo Sinodefence.com.
Đây được xem là vỏ bọc cho Trung Quốc trong âm mưu theo đuổi Biển Đông bằng cách tránh việc sử dụng các tàu hải quân.Theo Mai Nguyễn – PL&ĐS (Tổng hợp)