Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam kinh doanh sân golf để tạo việc làm

Phương Thảo lược dịch


(VNTB) – Đánh gôn nằm ngoài tầm với của gần như hầu hết 90 triệu người dân Việt nam khi mà thu nhập trung bình đầu người chỉ khoảng 2 nghìn đô la một năm.

Nhiều người dân Việt nam giờ đây có cơ hội nâng cao đời sống nhờ vào sự bùng nổ sân gôn ở Việt nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thành phố Hồ Chí Minh đến vùng duyên hải Đà Nẵng hay vùng thung lũng phía bắc Hà nội. Công nhân Việt nam giờ đây đang làm các công việc phục vụ cho các du khách giàu có đến từ Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc và Nga trong các tour du lịch được gọi là Đường mòn Sân Gôn Hồ Chí Minh.

Sân gôn ở Mỹ đang đi qua thời kỳ khó khăn và mỗi sân gôn phải đóng cửa trung bình mỗi ba ngày, và ở Trung Quốc chính phủ cũng đã phải đóng cửa hàng chục các sân gôn bất hợp pháp. Nhưng chính quyền cộng sản Việt nam thì lại nắm lấy gôn như là những công cụ tạo việc làm.

Gôn ở Việt nam có từ thời Vua Bảo Đại đầu những năm 1930 khi Ngài khai trương một sân gôn ở Đà lạt. Nhưng từ sau khi đổi mới – cải cách thị trường – thì kỷ nguyên mới của việc xây dựng sân gôn lại được khơi dậy từ đầu những năm 1990. Giờ đây Việt nam có 36 sân Gôn và chính quyền đang sẵn lòng nâng tổng số sân gôn lên 96 sân trong vòng năm năm. 

Sân Gôn dành cho ai?

Mỗi một sân gôn sẽ có vốn đầu tư khoảng chừng 40 triệu đô la và thuê mướn khoảng 600 nhân công theo như lời ông Bùi Tất Thắng, Giám đốc phát triển chiến lược của bộ Đầu Tư và Kế Hoạch.

Sân gôn ở khu Lăng Cô nằm một dự án trị giá 875 triệu đô la với mục đích biến khu vực này thành một Phuket của Việt nam nên còn có thêm các khu căn hộ và biệt thự cao cấp nhìn ra biển Đông có giá lên đến 2,5 triệu đô la một căn. Khu nghỉ dưỡng Sầm Sơn cũng đầu tư một sân gôn 18 lỗ trong dự án trị giá 260 triệu đô la và sẽ được khai trương cuối năm nay.

Nhưng chắc chắn Việt nam không thể tạo ra đủ yêu cầu cho nhiều sân gôn loại sang và lại thường ở những nơi xa xôi như vậy. Năm ngoái sân gôn Đồi Cát ở Phan Thiết đã phải đóng cửa đã làm rung động giới gôn ở Việt nam.

Đánh gôn nằm ngoài tầm với của gần như hầu hết 90 triệu người dân Việt nam khi mà thu nhập trung bình đầu người chỉ khoảng 2 nghìn đô la một năm. Nhưng những người đến chơi gôn ở Việt nam là các du khách.

Khách du lịch đến Việt nam đã sụt giảm mạnh ngay đầu năm 2015 so với cung kỳ năm ngoái. Tuy nhiên nhiều vị điều hành du lịch tuyên bố rằng việc kinh doanh các tour du lich đánh gôn lại tăng lên, dù là không ai có số liệu tổng quát về số người chơi gôn đã bị họ dụ dỗ đến Việt nam.

“Việt nam là một trong những điểm đến đầy triển vọng của cả thế giới để chơi gôn.” Giám đốc điều hành của Golfasian, Mark Siegel tuyên bố. Ông Siegel trông mong sẽ bán được 3.000 gói du lịch đánh gôn trong năm nay, tăng lên 1000 gói so với năm ngoái. Ông ta ước tính ngành du lịch chơi gôn sẽ đem lại 2 đến 3 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế Đông Nam Á trong đó Việt nam sẽ có được 10%.

Kinh doanh sân gôn có lợi nhuận?

Những người lạc quan có thể xem các bản báo cáo như vậy với ngụ ý rằng việc kinh doanh sân gôn đang chờ đợi để lôi kéo các dự án sân gôn hàng triệu đô la vào cho Việt nam. Evans Mahoney, giám đốc khu nghỉ dưỡng sân gôn King’s Island ở ngoại ô Hà Nội, là một trong những người hoài nghi việc Việt nam có thể điều hành được gần 100 sân gôn khi mà các sân gôn này được xây xong hết.

“Tôi không có khả năng viết một bản kế hoạch kinh doanh mà có thể đạt được doanh số như vậy.” Ông Mahoney dự báo vào thập kỷ tới sẽ có một sự chấn chỉnh mà vị trí thường sẽ quyết định sân gôn nào có thể tồn tại.

Chủ của ông Mahoney, bà Nguyễn Thị Nga là chủ tịch tập đoàn BRG chuyên kinh doanh tài chính, địa ốc và sân gôn bao gồm cả khách sạn Hà Nội Hilton, và sắp tới đây sẽ mở cửa khu nghỉ dưỡng và sân gôn thứ ba của bà ta  – Legend Hill. Bà Nga cho hay bà đầu tư 100 triệu đô la vào sân gôn và chưa bao giờ thu lợi nhuận được từ các sân gôn. Lãi ròng đến chủ yếu từ các khách sạn và các khu dân cư quanh sân gôn, cộng thêm từ các sân gôn khi mà môn này trở nên phổ biến với người Việt.

“ Sau khi phát triển, một sân gôn phải chịu lỗ trong một thời gian dài bởi vì tiền đầu tư chỉ cho riêng một sân gôn rất lớn”, bà Nga cho biết.

Nhưng không phải ai cũng nắm bắt điều đó, người lao động vui vì có việc làm với mức thu nhập 7 đô la một ngày, người quản lý lại vui mừng vì được làm việc ở một quốc gia có các sân gôn đang phát triển.


Nguồn: http://www.wsj.com/articles/vietnam-embraces-golf-as-a-driver-of-jobs-1431063644

Tin bài liên quan:

VNTB – Trịnh Xuân Thanh đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 25/07/2017

Phan Thanh Hung

Bắc Triều Tiên gọi Tổng thống Obama là “con khỉ đột”

Phan Thanh Hung

VNTB- Ngày của Mẹ và một lũ bội tình

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo