Việt Nam Thời Báo

VNTB – 4 cách tiếp cận của phong trào dân chủ hóa ở Việt Nam

Phương Thảo


(VNTB) – Một câu hỏi chính cho những người bất đồng chính kiến này là làm sao để Việt nam được dân chủ hóa? Trong khi tất cả đều hoàn toàn và dứt khoát tán thành bất bạo động, họ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thay đổi hệ thống chính trị.

Từ giữa những năm 1990, chủ nghĩa chỉ trích công khai về chính quyền Đảng Cộng sản Việt nam đã lan rộng ra đến hàng ngàn người trên khắp cả nước. Từ những mầm mống của chủ nghĩa chỉ trích này, vô số các cá nhân, mạng lưới và tổ chức đã tập hợp lại để phản đối chính thể hiện tại vốn được cho là chuyên chế hay độc tài, đồng thời họ cũng ủng hộ dân chủ.

Ngày nay đấu tranh cho dân chủ hóa là một nét chính trong hoạt động chính trị ở Việt nam. Thỉnh thoảng người ta cũng còn có cả biểu tình. Thông thường hơn cả là họ đăng các bài bình luận, thư từ và thỉnh nguyện trên blog, và các trang mạng, lưu hành ở các báo trực tuyến ủng hộ dân chủ ở Việt nam hoặc là gởi trực tiếp đến cho chính quyền hay các lãnh đạo Đảng Cộng Sản.

Một câu hỏi chính cho những người bất đồng chính kiến này là làm sao để Việt nam được dân chủ hóa? Trong khi tất cả đều hoàn toàn và dứt khoát tán thành bất bạo động, họ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thay đổi hệ thống chính trị. Đằng sau các cách tiếp cận này là các quan điểm trái ngược về mối quan hệ giữa dân chủ và sự phát triển của xã hội- kinh tế.

Điểm đầu tiên của viêc tiếp cận đấu tranh là trong khi Đảng Cộng Sản là nguyên nhân chính của sự phát triển tụt hậu, tham nhũng cùng các điểm yếu kém khác ở Việt nam, thì Đảng Cộng sản có thể và phải dẫn dắt quốc gia này tiến đến nền dân chủ. Họ lý luận rằng dân chủ hóa không đòi hỏi vứt bỏ các thể chế chính trị hiện hành.

Chuyển giao quyền lực cho nhân dân

Việt nam hiện đã được được nhiều đặc trưng dân chủ. Quốc gia này đã thuộc về nhân dân và hiến pháp cho họ có công nhận quyền con người và quyền bầu cử. Vấn đề là các yếu tố chính của nền dân chủ đã không được thực thi đầy đủ vì Đảng Cộng Sản đã có quá nhiều quyền lực. Tự thân Đảng Cộng Sản có thể khắc phục vấn đề theo như ý kiến của một người bất đồng chính kiến vào năm 2008, đó là bằng cách “ chuyển giao quyền lực chính trị cho nhân dân.” Bằng việc chuyển giao như vậy, Đảng Cộng Sản sẽ củng cố được uy tín của họ và nhờ đó sẽ bảo vệ được Đảng và cũng sẽ ngăn được các thử thách gay go và xáo trộn lớn trên toàn quốc.

Đa nguyên

Điểm tiếp cận thứ hai chú trọng đến việc các cuộc đối đầu có tổ chức với nhà cầm quyền. Việc này làm dấy lên việc tranh cãi rằng Đảng Cộng Sản sẽ không bao giờ thật sự đạt được nền dân chủ. Như một trong những chủ trương cho việc tiếp cận này đã được đưa ra vào năm 2006 là hệ thống hiện hành “ không có khả năng cải tạo được” và nên “được thay thế hoàn toàn.”

Các chỉ trích này cho rằng hệ thống chính trị đa nguyên bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận và các yếu tố dân chủ khác phải được đưa lên hàng đầu, và sau đó thì Việt nam mới có thể phát triển được. Thêm vào đó, con đường duy nhất để có thể đạt được điều này đòi hỏi phải có nền dân chủ trực tiếp và cởi mở. Điều này sẽ phải đòi hỏi các tổ chức lớn, bao gồm cả cả đảng phái chính trị sẽ đứng ra thách thức Đảng Cộng Sản. Các tổ chức này cũng phải tạo điều kiện liên tục cho sự tranh đấu dân chủ nhằm chống lại việc bắt bớ các nhà hoạt động chính trị riêng lẻ.

Cải tạo thể chế hiện hành

Thay vì đòi hỏi sự thay đổi về nền tảng chính trị, thì điểm tiếp cận thứ ba lại ủng hộ việc làm mới lại hệ thống bằng cách tiếp hợp tích cực vào hệ thống đấy. Theo họ thì việc cấp bách nhất không phải là xóa bỏ Đảng Cộng Sản và cũng không phải là tạo ra một hệ thống chính trị đa nguyên, mà là việc chấm dứt các chính sách và hoạt động có nguy hại tới sự phát triển của dân tộc và quốc gia. Điều này nên thực hiện bằng việc thảo luận với các cơ quan thẩm quyền các cấp, chống lại các chương trình hoặc cá nhân có hại, và cổ súy cho những cái tốt. Dân chủ hóa chính là cải thiện cuộc sống của con người. Nếu điều đó xảy ra thì tiến trình dân chủ sẽ hòa nhập vào. Một nhà bất đồng chính kiến đã nói rằng “ không cần thiết phải tham gia chính trị hay là mang theo một ngọn cờ dân chủ.” Điều này có thể làm cho các nhân viên công lực trở nên không sẵn sàng đáp ứng.

Đây là một trong các lý do cách tiếp cận này tránh các tổ chức, các cuộc biểu tình và các thỉnh nguyện chống lại chính phủ. Họ cho rằng việc đấu tranh cho điều kiện sống tốt hơn đã có tiến bộ. Ví dụ họ buộc tội Đảng Cộng Sản đã gây ra nạn đói trong những năm 1980 vì thiếu tổ chức nhưng lại đồng thuận với sự bất đồng tình của nông dân về việc canh tác tập thể. Việc không hài lòng lan rộng đã buộc Đảng Cộng sản phải thay thế hệ thống kinh tế hoạch định trung tâm bằng nền kinh tế thị trường.

Xã hội dân sự

Cách tiếp cận thứ tư là mở rộng xã hội dân sự để có được dân chủ hóa. Điều này cho rằng việc thực thi dân chủ đòi hỏi phải có nhiều vấn đề hơn là chỉ cần có một hệ thống bầu cử đa đảng. Cả xã hội dân sự và tiếp hợp dân sự đều nhìn nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt nam trong tiến trình dân chủ hóa – không phải chỉ là một người lãnh đạo mà là mà là một thể chế có nhiều cá nhân đóng góp vào. Xã hội dân sự khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện hợp pháp để chỉ trích/phê bình các chính sách hay các nhân viên công quyền tồi, và thúc đẩy sự cải thiện.

Tuy nhiên cách tiếp cận xã hội dân sự lại không ưu tiên hoạt động của các nhân viên công quyền trong chính quyền. Mà ở đây lại nhấn mạnh đến việc khuyến khích các công dân sáng lập ra các tổ chức xã hội dân sự. Chính quyền dân chủ khuyến khích xã hội dân sự nhưng lại không sáp nhập xã hội dân sự vào chính quyền. Dân chúng phải đấu tranh cho xã hội dân sự một cách ôn hòa và không làm ảnh hưởng đến xã hội và kinh tế. Trọng tâm của việc tranh đấu là các tổ chức xã hội dân sự là xử lý các vụ việc của họ và giao tiếp với cả những bên thuận và chống lại trường hợp này. Xã hội dân sự chủ trương là nền dân chủ cũng yêu cầu các công dân phải biết biểu lộ bản thân, biết lắng nghe, biết đàm phán, và biết thỏa hiệp. Bằng việc tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự thì người dân có thể học được các điều này.

Nhiều nhà bất đồng chính kiến hoạt động theo cách tiếp cận nào cũng đã bị lực lượng cảnh sát an ninh và nhân viên công lực sách nhiễu, câu lưu, và bị tra hỏi. Một số người cũng đã bị giam cầm vì tội tuyên truyền chống lại nhà nước, lạm dụng luật pháp, và những tội danh khác. Tuy nhiên, việc đàn áp đã không làm ngưng trệ, mà đôi khi lại còn giúp cho sự phát triển của phong trào dân chủ hóa ở Việt nam.

Nguồn: http://www.eastasiaforum.org/2015/05/01/vietnams-democratisation-movement/

Tin bài liên quan:

VNTB – Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, căng thẳng giữa Đức và Việt nam gia tăng

Phan Thanh Hung

“Lắng nghe tiếng nói của tầng lớp người nghèo là đức tin của Thiên chúa giáo”

Phan Thanh Hung

VNTB – Giá như Việt Nam Cộng Hòa được tự do …

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.