Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu dự một diễn đàn ở Singapore vào năm 2013
Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập nước Singapore hiện đại và đã đưa quốc gia này vươn lên nổi bật về kinh tế trên toàn cầu, đã qua đời, thọ 91 tuổi.
Ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Singapore hồi đầu tháng 2 vì bị sưng phổi nặng và sau đó được đã sử dụng thiết bị để hỗ trợ sự sống.
Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết ông Lý Quang Diệu, người lãnh đạo đảo quốc này từ năm 1959 đến 1990 “qua đời một cách an lành” vào sáng sớm Thứ hai.
(Theo VOA)
Đọc thêm bài BBC: Một trong những lời cầu chúc tốt lành mà người dân Singapore muốn gửi tới ông Lý trong những ngày ông điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Singapore viết rằng:
Người đã đưa Singapore từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành một trong những nước giàu có nhất châu Á và là một đất nước mà được sinh sống ở đó đã là một đặc ân chỉ trong vòng ba thập niên.”
Không chỉ người dân Singapore, mà cả người nước ngoài cũng “đắm đuổi” quốc đảo nhỏ bé này, nơi bốn sắc dân chính (Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và người lai Á Âu) cùng chung sống trong sự bao dung ấm cúng, cộng thêm một cộng đồng người nước ngoài tới sống và nuôi dạy con cái mà không phải lo tội phạm hoặc sự bất nhã nhỏ nào.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Lý sang Anh học đại học. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo) (hình chụp năm 1965), một học giả Singapore xuất sắc và sau trở thành luật sư, trong một buổi lễ bí mật tổ chức tại Stratford-upon Avon. Năm 1949, ông quay lưng lại với sự nghiệp luật mà ông có thể có tại Anh để trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật và tham gia phong trào nghiệp đoàn.
Một số câu nói của ông Lý Quang Diệu:
“Về mặt tư duy, tôi không thấy thuyết phục chế độ mỗi cử tri một lá phiếu là tốt nhất. Chúng tôi thực hành nó chỉ vì người Anh để lại” (Lý Quang Diệu, 1994).
“Bạn nói về Rwanda hay Bangladesh, Campuchia, hay Philippines, họ đều có dân chủ, theo đánh giá của Freedom House. Nhưng bạn có ở đó một cuộc sống văn minh chưa? Người dân muốn phát triển kinh tế trước hết và trên hết . Họ muốn nhà ở, thuốc men, việc làm, trường học.” (trích cuốn ‘Lee Kuan Yew, The Man and His Ideas, 1997).
“Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển . Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao. Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt.” (Asahai Shimbun symposium, 09/05/1991).
Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.
Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ông Lý đã đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.
Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đã tạo ra tình trạng nhân quyền không được đánh giá cao.
Bài trên New York Times: Ông Lý là bậc thầy về “các giá trị Á châu”, một khái niệm theo đó cái làm tốt cho xã hội cần được coi trọng hơn so với quyền của các cá nhân, và các công dân phải nhượng bộ một số quyền tự trị và chấp nhận sự cai trị gia trưởng.
Thường thụ động trong các quan hệ chính trị, người Singapore đôi khi thường tự trách mắng mình là quá chú trọng tới lối sống hưởng thụ, mà họ tóm tắt trong “năm chữ C” – tiền (cash), căn hộ cao cấp (condo), xe hơi (car), thẻ tín dụng (credit card), và câu lạc bộ quốc gia (country club).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thế giới các trang web và các trang blog chính trị đối đầu đã lên tiếng chỉ trích ông Lý cùng hệ thống của ông.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Lý sang Anh học đại học. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo) (hình chụp năm 1965), một học giả Singapore xuất sắc và sau trở thành luật sư, trong một buổi lễ bí mật tổ chức tại Stratford-upon Avon. Năm 1949, ông quay lưng lại với sự nghiệp luật mà ông có thể có tại Anh để trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật và tham gia phong trào nghiệp đoàn.
Một số câu nói của ông Lý Quang Diệu:
“Về mặt tư duy, tôi không thấy thuyết phục chế độ mỗi cử tri một lá phiếu là tốt nhất. Chúng tôi thực hành nó chỉ vì người Anh để lại” (Lý Quang Diệu, 1994).
“Bạn nói về Rwanda hay Bangladesh, Campuchia, hay Philippines, họ đều có dân chủ, theo đánh giá của Freedom House. Nhưng bạn có ở đó một cuộc sống văn minh chưa? Người dân muốn phát triển kinh tế trước hết và trên hết . Họ muốn nhà ở, thuốc men, việc làm, trường học.” (trích cuốn ‘Lee Kuan Yew, The Man and His Ideas, 1997).
“Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển . Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao. Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt.” (Asahai Shimbun symposium, 09/05/1991).
Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.
Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ông Lý đã đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.
Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đã tạo ra tình trạng nhân quyền không được đánh giá cao.
Bài trên New York Times: Ông Lý là bậc thầy về “các giá trị Á châu”, một khái niệm theo đó cái làm tốt cho xã hội cần được coi trọng hơn so với quyền của các cá nhân, và các công dân phải nhượng bộ một số quyền tự trị và chấp nhận sự cai trị gia trưởng.
Thường thụ động trong các quan hệ chính trị, người Singapore đôi khi thường tự trách mắng mình là quá chú trọng tới lối sống hưởng thụ, mà họ tóm tắt trong “năm chữ C” – tiền (cash), căn hộ cao cấp (condo), xe hơi (car), thẻ tín dụng (credit card), và câu lạc bộ quốc gia (country club).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thế giới các trang web và các trang blog chính trị đối đầu đã lên tiếng chỉ trích ông Lý cùng hệ thống của ông.