Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việc soạn thảo dự luật biểu tình của Hội Nhà báo độc lập VN là hợp hiến

Minh Tâm – Trần Thành

 

Dự luật biểu tình do Hội Nhà báo độc lập VN soạn thảo và trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp lần thứ nhất.
Nhiều ý kiến ủng hộ, động viên, góp ý. Nhưng cũng có ý kiến băn khoăn: “Nếu căn cứ Hiến pháp thì việc làm này của Hội là trái Hiến pháp (Điều 70), trái pháp luật (khoản 2 Điều 3 và chương III Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật)?”.
Ban Cải cách thể chế của Hội NBĐLVN xin được phúc đáp:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, tại Điều 30. “Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo”, quy định: 1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây: a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình; c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, Thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
2. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo; cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo.
3. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo”.
Việc soạn thảo dự luật biểu tình của Hội Nhà báo độc lập VN, được căn cứ theo tinh thần Điều 30.3 (đã dẫn), do vậy không vi phạm Điều 70, Hiến pháp 2013.
– “Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
– Chương 3 “Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”:
“Điều 23. Đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật quy định tại Điều 87 của Hiến pháp gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đại biểu Quốc hội gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản.
2. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây: a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; c) Chính phủ thảo luận; d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”.
(Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008)

o Căn cứ theo tinh thần của Điều 23.1 (đã dẫn), việc soạn thảo dự luật biểu tình của Hội Nhà báo độc lập VN là hợp hiến và phù hợp với quy định của pháp luật.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.