Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hệ quả đổi đất lấy hạ tầng: Bãi biển Ninh Thuận đang bị “băm nát”

Đinh Liên (VNTB) Sau Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Nẵng, bãi biển Ninh Chữ (Ninh Thuận) đang bị băm nát vì nhà hàng, khách sạn, biệt thự. Đây là một hệ quả từ chính sách… đổi đất lấy hạ tầng.

Đổi đất lấy hạ tầng là một trong những phương pháp đầu tư theo kiểu huy động vốn doanh nghiệp dựa trên nguồn lực đất đai sẵn có nhằm đáp ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong thời điểm tình hình nguồn ngân sách còn eo hẹp.

Cơ chế đầu tư này từng được nhiều địa phương và doanh nghiệp các tỉnh thành Việt Nam ưu ái sử dụng do nó đem lợi hiệu quả từ hai phía, tuy nhiên, qua thời gian, cùng với sự lao dốc của thị trường bất động sản đã khiến cho cơ chế này bộc lộ nhiều hạn chế trong sử dụng tài nguyên đất đai cũng như những hệ quả với chính địa phương đó về mặt quy hoạch đô thị, và không gian công cộng phục vụ đời sống dân sinh.

Một trong những thành phố đi đầu trong đổi đất lấy hạ tầng như Đà Nẵng, cũng đang đối diện với hệ quả của cơ chế này, trong đó bao gồm bất ổn về quy hoạch không gian khi “bức tranh quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng đã không được kiểm soát đồng bộ chặt chẽ” và tài nguyên bị mất mát. Cụ thể tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc sau khi được sử dụng để lấy hạ tầng đã được băm nát ra phân lô làm khu nghỉ dưỡng, nhiều dự án do thoái trào BĐS đã dậm chân tại chỗ khu “Resort ma” – không người ở, khiến diện mạo bờ biển – vốn được coi là lợi thế du lịch của Đà Nẵng trở nên xấu xí, chưa kể dự án phân lô quy hoạch cũng tước đoạt bãi tắm công công của người dân khu chủ đầu tư “xí đất”, vây rào rồi không xây dựng.

Ngoài ra, từ năm 2012, nhiều ý kiến đã cho rằng, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” dễ dẫn đến tham nhũng do cách thức thẩm định giá đất quá thấp hoặc quá cao (theo diện ưu ái doanh nghiệp) đối với đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhiều dự án trong cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” bị đình trệ do thoái trào bất động sản.

Tin liên quan: Từng được doanh nghiệp lẫn chính quyền địa phương ưu ái bởi kết quả đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, sự lao đao của thị trường BĐS những năm qua đã nhanh chóng khiến phương án này dần xuống giá.

Cảnh hoang sơ vốn có của bãi biển Ninh Chữ ngày nào giờ đang bị “băm nát”. Dọc chiều dài bờ biển, đất đã được phân lô, hàng loạt khách sạn, nhà biệt thư mọc lên san sát…
Tóm tắt
– Ngày 21/3/2011 do chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại ký quyết định số 617phê duyệt và chấp thuận cho công ty CP đầu tư Bất động sản Thành Đông triển khai dự án đầu tư Khu đô thị du lịch biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
– Những hạng mục công trình còn lại như sân khấu trung tâm rộng gần 10.000 m2, khu vui chơi thiếu nhi có diện tích 12 nghìn m2; hồ nước trung tâm… hiện nay vẫn không thấy đâu. Còn lại, diện tích đất rộng hàng nghìn m2 đang bị bỏ hoang hóa nằm cách biệt giữa công viên biển và khu đô thị
Đổi đất lấy hạ tầng
Ngày 21/3/2011 do chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại ký quyết định số 617 phê duyệt và chấp thuận cho công ty CP đầu tư Bất động sản Thành Đông triển khai dự án đầu tư Khu đô thị du lịch biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Theo đó, dự án có diện tích 24,33ha, nằm dọc theo bờ biển Ninh Chữ. Trong đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng khu đô thị du lịch biển Bình Sơn gồm 2 khu vực chính: Khu công viên biển 19,33ha (khu công viên trung tâm vui chơi giải trí – khu A và khu vườn tượng – khu B) và đã được bàn giao cho tỉnh Ninh Thuận.
Đổi lại, công ty Thành Đông được tỉnh “ưu ái” giao cho khu đất có diện tích 5ha ngay một vị trí khá đẹp để xây dựng khách sạn cao cấp, căn hộ biển và biệt thự biển.
Dự án được đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật Khu công viên biển và san lấp Khu đô thị du lịch biển với tổng mức đầu tư do nhà đầu tư thực hiện gần 90 tỷ đồng, được trừ vào tiền sử dụng đất khu đô thị du lịch biển (khu C) diện tích 5ha.
Ở giai đoạn 2, công ty Thành Đông sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ Khu đô thị du lịch biển bằng nguồn vốn của chủ đầu tư khoảng 361 tỷ đồng. Đồng thời, khu vực này sẽ được nghiên cứu lập dự án độc lập trình và thẩm định theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính phủ và Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/09/2010 của Bộ Xây dựng.
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, công ty Thành Đông đã hoàn thiện một phần khu công viên biển Bình Sơn, rộng 178.200m2 với nhiều loại cây xây, vườn. Những hạng mục công trình còn lại như sân khấu trung tâm rộng gần 10.000 m2, khu vui chơi thiếu nhi có diện tích 12 nghìn m2; hồ nước trung tâm… hiện nay vẫn còn nằm trên giấy. Còn lại, diện tích đất rộng hàng nghìn m2 đang bị bỏ hoang hóa nằm cách biệt giữa công viên biển và khu đô thị.
Điều đáng nói ở đây, ngay tại khu vực rộng 50.000m2 được dành cho mục tiêu phát triển khu đô thị du lịch biển, đang được nhà đầu tư phân lô, bán nền với giá khá đắt, khoảng 2 tỷ đồng/lô 100m2. Bên cạnh đó, nhiều nhà biệt thư nằm sát bờ biển đã được xây dựng tràn làn, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn mini đang hoạt động dày đặc tại đây. Trong khi đó, diện tích bãi biển dành cho người dân sinh hoạt, tắm biển đang dần bị thu hẹp.
Tính đến hết tháng 4/2015, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đồng ý cho chủ đầu tư thực hiện quyền chuyển nhượng hàng chục lô đất trong khu đô thị này.
“Nói là khu đô thị, thật ra ở đây không có gì để nghỉ ngơi hay giải trí. Nhà hàng được xây dựng khang trang nhưng không hoạt động, các khách sạn thì do các hộ dân tự khai thác nên dịch vụ trên trời”, một khách du lịch từ Đà Lạt cho chúng tôi biết.
Dự án Nhà hát San hô biến mất lặng lẽ
Dự kiến nhà hát này sẽ là nơi tổ chức cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2012. Tuy nhiên, có dịp trở lại vị trí khởi công dự án vào một ngày gần đây, nhà hát này đã “biến mất” để lại một bãi đất hoang hóa!
Tại đây, từ năm 2010, Tập đoàn Truyền thông Thanh niên đã đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận cho phép xã hội hóa đầu tư xây dựng Nhà hát 2.000 chỗ ngồi và các công trình dịch vụ trên khu đất có diện tích 4,575 ha thuộc công viên biển Bình Sơn.
Qua xem xét phương án đề xuất điều chỉnh tổng mặt bằng của Tập đoàn Truyền thông Thanh niên, UBND tỉnh xét thấy việc điều chỉnh, bố trí bổ sung hạng mục nhà hát San Hô có quy mô lớn vào công viên biển Bình Sơn sẽ tạo điểm nhấn độc đáo cho khu vực bãi biển, tạo một không gian sinh hoạt văn hóa quy mô lớn, kích thích sự phát triển về dịch vụ và đô thị khu vực phía Đông thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Theo đó, UBND tỉnh đã chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện dự án với tổng diện tích là 4,575ha bao gồm 1,5ha xây dựng Nhà hát 2.000 chỗ ngồi, các công trình dịch vụ theo hình thức xã hội hóa cùng với 3,075ha đất khuôn viên xung quanh khu vực Nhà hát, các công trình dịch vụ được giao thêm để Công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh niên thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo thiết kế được UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 9/12/2011, Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (chủ đầu tư) đã khởi công xây dựng Nhà hát San Hô – một công trình văn hóa lớn của tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, kể từ sau lễ khởi công đến nay, ngoài hạng mục công trình nhà làm việc, khu vườn ươm canh xây và một biển hiệu lớn công bố thông tin dự án, đến nay diện tích đầu tư xây dựng dự án nhà hát này chỉ là một bãi đất trống. Khu vườn ươm giờ chỉ còn lác đác vài cây khô lá, biển hiệu cũng đã không còn.
Theo thông tin chúng tôi có được, khu đất này đang được một nhà đầu tư “nhắm” đến để tiếp tục xây dựng hàng loạt biệt thư biển.
Cận cạnh đất bãi biển đang bị “xẻ thịt”
Cảnh hoang tàn tại phần diện tích đất rộng hơn 4ha dành đầu tư Nhà hát san hô của Tập đoàn Thanh Niên.
Sàn giao dịch và cũng là văn phòng làm việc của công ty CP Thành Đông Ninh Thuận, luôn vắng khách đến tìm hiểu hay giao dịch dự án. 
Khu nhà phố đầu tiên được đầu tư hoàn thiện thuộc dự án khu đô thị biển. 
Hầu hết đất dọc bãi biển đẹp này đã được chủ đầu tư phân lô chờ người mua. 
Một góc công viên biển Bình Sơn. Nhiều hạng mục công trình lớn khác như sân khấu trung tâm, khu vui chơi thiếu nhi vẫn còn nằm trên giấy. 
Theo Đăng Khải (Trí Thức Trẻ)

Tin bài liên quan:

TPHCM tìm đất đổi công trình chống ngập

Phan Thanh Hung

Đà Nẵng: Cán bộ các ban quản lý “ém nhẹm” 17.000 lô đất tái định cư

Phan Thanh Hung

Đổi đất lấy hạ tầng: Dân đục tường ra tắm biển *

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.