“Khoa học”, như Plato nói, “chẳng qua chỉ là ý niệm”. Điều mà chúng ta nghĩ là đúng có thể không phải lúc nào cũng đúng, song trong chính trị, kinh tế học…, ý niệm có vai trò rất lớn. Trong bốn tháng qua, tôi đã gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều chuyên gia và nhà hoạt động với nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa và đường hướng phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Không gian xã hội dân sự ở Việt Nam1 đang mở rộng ra, thu hẹp lại, hay vẫn dậm chân tại chỗ? Làm sao để biết được điều đó?
Bài viết này là một cố gắng ban đầu trong việc đánh giá xã hội dân sự ở Việt Nam.
Một quan điểm đồng nhất?
Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng không gian xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam đang mở rộng, ít ra là ở một vài khía cạnh. Dưới đây là một số minh chứng cho nhận định đó:
1. Số lượng các tổ chức xã hội có đăng ký hoạt độngđang gia tăng. Theo một khảo sát thực hiện năm 2000, có 322 tổ chức có trụ sở chính ở Hà Nội và TP HCM; năm 2005, có 800 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thành lập. Năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 1.700 tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó 600 tổ chức đăng ký dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (VUSTA)2. Các tổ chức NGO khác thì đăng ký dưới sự bảo trợ của các tổ chức khác như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, các trường đại học và các viện nghiên cứu… Bên cạnh đó, số lượng các hiệp hội chính trị-xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp – còn được gọi là các “tổ chức phi chính phủ nhà nước” – cũng đang gia tăng nhanh chóng. Đáng chú ý là, sự phát triển này đã và đang diễn ra trong khi Luật về Hội mới chưa ban hành, và cũng không có sự thay đổi đáng kể nào về khung pháp lý.
2. Việc đo lường chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội khó thực hiện hơn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng cả chất lượng và kết quả hoạt động của các tổ chức này đều đang phát triển, nếu nhìn vào những con số ngày càng lớn về số lượng các tổ chức, số lượng thành viên, người tham gia, người thụ hưởng, và sự phong phú đa dạng của các lĩnh vực mà các tổ chức này hoạt động. Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như xóa đói giảm nghèo, y tế, và giáo dục, các tổ chức xã hội bây giờ cũng ngày một chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát tham nhũng, và vận động chính sách; trong các hội nhóm dành cho người khuyết tật, người đang sống chung với HIV, các nhóm đồng tính/chuyển đổi giới tính, có nhiều nhóm còn có thâm niên hoạt động tới 5 – 10 năm. Tuy vậy, vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để chứng minh cho chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội.
3. Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hoạt động xã hội và các hoạt động xã hội phi chính thức, bao gồm các nhóm sinh viên tình nguyện, các hội và các quán cà phê dành cho nghệ sĩ, doanh nhân trẻ, và các nhóm học tập khác, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Theo nhận xét của một người tham gia/nhà quan sát, các nhóm phi chính thức này “có thể thậm chí còn linh động, dễ thay đổi, và thú vị hơn cả các tổ chức NGO truyền thống”, bởi đa số đều hoạt động trên cơ sở tình nguyện, không có nhân viên, văn phòng thường trực, hay được tài trợ. Hoạt động của họ hướng tới các mục tiêu từ thiện, văn hóa, và môi trường, trong đó giới trẻ tham gia rất đông, tuy rằng nhóm người trung tuổi và cao niên cũng tham gia cùng. Hiện vẫn chưa có con số ước tính nào về số lượng của các hoạt động phi chính thức như vậy.
4. Việc sử dụng Internet và các kênh truyền thông xã hội cũng đã và đang làm thay đổi bối cảnh giao tiếp xã hội. Ngày càng có nhiều người tương tác trực tuyến hơn: tỉ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 43%, cao nhất Đông Nam Á 3. Một số người sử dụng web cũng tích cực tìm kiếm các kênh thông tin trước đây chưa phổ biến; một số khác lấy công nghệ làm phương tiện phát tán các suy nghĩ/ trải nghiệm của mình lên blog và các bài viết trên mạng xã hội; theo các nguồn tin của chính phủ, Việt Nam hiện có ba triệu blogger4. Kết quả là, những thảo luận về chính sách từng chỉ được lưu hành trong môi trường khép kín thì nay đã được đưa ra bàn luận công khai.
5. Sự tham gia và mối quan tâm của công dân đối với các sự kiện chính trịđang ở mức cao và đang trên đà phát triển – một minh chứng rõ nét là những tranh cãi gần đây và mật độ đưa tin của giới truyền thông về những diễn biến trên Biển Đông. Việc sửa đổi Luật Đất đai và Hiến pháp trong năm 2013 đã đem đến một cơ hội hiếm có để người dân được công khai thảo luận về quá trình soạn thảo. Trong các “không gian được chào mời” này, Chính phủ đã cải thiện đáng kể quá trình tư vấn, cung cấp thêm nhiều thông tin và kéo dài thời gian tham gia đóng góp ý kiến của người dân hơn so với trước đây. Hoạt động tham gia đóng góp ý kiến cũng đang diễn ra đối với một số luật và chính sách khác đang trong quá trình sửa đổi. Rõ ràng, sau đợt cải cách Hiến pháp, rất nhiều đạo luật liên quan đến quyền tự do công dân, trong đó có Luật về Hội, Luật Tiếp cận thông tin, và Luật Biểu tình, đã chính thức có tên trong chương trình nghị sự của Quốc hội trong giai đoạn 2014 – 2015 sau nhiều năm trì hoãn.
…Hay một trường hợp còn chưa chắc chắn?
Trong khi các nhà quan sát nhận thấy những dấu hiệu thay đổi tích cực ở nhiều khía cạnh của không gian XHDS, thì một số khía cạnh lại tỏ ra ít, thậm chí không hề thay đổi. Chẳng hạn:
6. Quan điểm của người dân về các tổ chức xã hội đang ở mức trung lập hoặc tiêu cực. Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một NGO trong nước, thực hiện năm 2014 cho thấy 75% số người tham gia phỏng vấn nói họ chưa từng nghe nói đến NGO, và cũng có tới 75% số người cho rằng các hoạt động từ thiện chủ yếu là do các cơ quan chính phủ thực hiện. Một nghiên cứu khác tìm hiểu về đánh giá của các doanh nghiệp đối với các tổ chức NGO kết luận, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng các tổ chức xã hội là các tình nguyện viên không chuyên nghiệp, và họ không đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.5
7. Các quan điểm chính thứcvề XHDS hiện vẫn chưa rõ ràng. Thuật ngữ “XHDS” chỉ xuất hiện nhỏ giọt trên truyền thông và các tạp chí học thuật, trong khi đó các văn kiện của Đảng và Chính phủ chỉ đề cập tới “các tổ chức xã hội” và “nhân dân”. Đây đó trong các ấn phẩm, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những quan điểm rằng XHDS là một phần âm mưu của nước ngoài nhằm làm bất ổn tình hình tại Việt Nam, dù giới học thuật nhấn mạnh sự chính đáng của việc sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam và tính liên kết mật thiết của nó với Chủ nghĩa Mác.6 Ngay cả khi các lãnh đạo đề cập thuật ngữ “XHDS” thì nó cũng có nhiều lớp nghĩa, phù hợp với định nghĩa của Antonio Gramsci [chính trị gia và nhà lý thuyết chính trị người Ý, một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Ý] về “khu vực gây tranh cãi”.
Các chỉ số quốc tế về không gian XHDS
Nhiều phương pháp đã được đưa ra để xác định và đo lường không gian XHDS ở các quốc gia (Hình 1), trong đó có những phương pháp chỉ thiên về cách đo định lượng, tức là tập trung vào số lượng và loại hình của các tổ chức hiện hành tại một quốc gia, hoặc đưa ra chỉ số của nhiều thuộc tính khác nhau được xếp theo thứ tự. Việc tính toán số lượng các tổ chức có thể là một chỉ số hữu ích giúp đo lường sự thay đổi theo thời gian, song lại không thể hiện được nhiều về chất lượng hay kết quả hoạt động của các tổ chức này, và bỏ qua hầu hết những hình thức và không gian khác nhau mà XHDS hoạt động. Phương pháp đo đa chiều hiện đang được ưu ái hơn, song giá trị của nó phụ thuộc vào thiết kế đo lường và sự khách quan tương đối của những người thực hiện. Thông thường, các cuộc đánh giá sẽ do các hội đồng chuyên gia thực hiện (chẳng hạn như Chỉ số Xã hội dân sự của Liên minh thế giới vì sự Tham gia của công dân CIVICUS) hoặc thông qua các cuộc điều tra về một phần hay toàn bộ dân số (chẳng hạn như Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI ở Việt Nam, hai chỉ số đo lường các khía cạnh quản lý có mối quan hệ gián tiếp tới các vấn đề của XHDS).
Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng không gian xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam đang mở rộng, ít ra là ở một vài khía cạnh. Dưới đây là một số minh chứng cho nhận định đó:
1. Số lượng các tổ chức xã hội có đăng ký hoạt độngđang gia tăng. Theo một khảo sát thực hiện năm 2000, có 322 tổ chức có trụ sở chính ở Hà Nội và TP HCM; năm 2005, có 800 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thành lập. Năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 1.700 tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó 600 tổ chức đăng ký dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (VUSTA)2. Các tổ chức NGO khác thì đăng ký dưới sự bảo trợ của các tổ chức khác như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, các trường đại học và các viện nghiên cứu… Bên cạnh đó, số lượng các hiệp hội chính trị-xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp – còn được gọi là các “tổ chức phi chính phủ nhà nước” – cũng đang gia tăng nhanh chóng. Đáng chú ý là, sự phát triển này đã và đang diễn ra trong khi Luật về Hội mới chưa ban hành, và cũng không có sự thay đổi đáng kể nào về khung pháp lý.
2. Việc đo lường chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội khó thực hiện hơn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng cả chất lượng và kết quả hoạt động của các tổ chức này đều đang phát triển, nếu nhìn vào những con số ngày càng lớn về số lượng các tổ chức, số lượng thành viên, người tham gia, người thụ hưởng, và sự phong phú đa dạng của các lĩnh vực mà các tổ chức này hoạt động. Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như xóa đói giảm nghèo, y tế, và giáo dục, các tổ chức xã hội bây giờ cũng ngày một chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát tham nhũng, và vận động chính sách; trong các hội nhóm dành cho người khuyết tật, người đang sống chung với HIV, các nhóm đồng tính/chuyển đổi giới tính, có nhiều nhóm còn có thâm niên hoạt động tới 5 – 10 năm. Tuy vậy, vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để chứng minh cho chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội.
3. Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hoạt động xã hội và các hoạt động xã hội phi chính thức, bao gồm các nhóm sinh viên tình nguyện, các hội và các quán cà phê dành cho nghệ sĩ, doanh nhân trẻ, và các nhóm học tập khác, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Theo nhận xét của một người tham gia/nhà quan sát, các nhóm phi chính thức này “có thể thậm chí còn linh động, dễ thay đổi, và thú vị hơn cả các tổ chức NGO truyền thống”, bởi đa số đều hoạt động trên cơ sở tình nguyện, không có nhân viên, văn phòng thường trực, hay được tài trợ. Hoạt động của họ hướng tới các mục tiêu từ thiện, văn hóa, và môi trường, trong đó giới trẻ tham gia rất đông, tuy rằng nhóm người trung tuổi và cao niên cũng tham gia cùng. Hiện vẫn chưa có con số ước tính nào về số lượng của các hoạt động phi chính thức như vậy.
4. Việc sử dụng Internet và các kênh truyền thông xã hội cũng đã và đang làm thay đổi bối cảnh giao tiếp xã hội. Ngày càng có nhiều người tương tác trực tuyến hơn: tỉ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 43%, cao nhất Đông Nam Á 3. Một số người sử dụng web cũng tích cực tìm kiếm các kênh thông tin trước đây chưa phổ biến; một số khác lấy công nghệ làm phương tiện phát tán các suy nghĩ/ trải nghiệm của mình lên blog và các bài viết trên mạng xã hội; theo các nguồn tin của chính phủ, Việt Nam hiện có ba triệu blogger4. Kết quả là, những thảo luận về chính sách từng chỉ được lưu hành trong môi trường khép kín thì nay đã được đưa ra bàn luận công khai.
5. Sự tham gia và mối quan tâm của công dân đối với các sự kiện chính trịđang ở mức cao và đang trên đà phát triển – một minh chứng rõ nét là những tranh cãi gần đây và mật độ đưa tin của giới truyền thông về những diễn biến trên Biển Đông. Việc sửa đổi Luật Đất đai và Hiến pháp trong năm 2013 đã đem đến một cơ hội hiếm có để người dân được công khai thảo luận về quá trình soạn thảo. Trong các “không gian được chào mời” này, Chính phủ đã cải thiện đáng kể quá trình tư vấn, cung cấp thêm nhiều thông tin và kéo dài thời gian tham gia đóng góp ý kiến của người dân hơn so với trước đây. Hoạt động tham gia đóng góp ý kiến cũng đang diễn ra đối với một số luật và chính sách khác đang trong quá trình sửa đổi. Rõ ràng, sau đợt cải cách Hiến pháp, rất nhiều đạo luật liên quan đến quyền tự do công dân, trong đó có Luật về Hội, Luật Tiếp cận thông tin, và Luật Biểu tình, đã chính thức có tên trong chương trình nghị sự của Quốc hội trong giai đoạn 2014 – 2015 sau nhiều năm trì hoãn.
…Hay một trường hợp còn chưa chắc chắn?
Trong khi các nhà quan sát nhận thấy những dấu hiệu thay đổi tích cực ở nhiều khía cạnh của không gian XHDS, thì một số khía cạnh lại tỏ ra ít, thậm chí không hề thay đổi. Chẳng hạn:
6. Quan điểm của người dân về các tổ chức xã hội đang ở mức trung lập hoặc tiêu cực. Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một NGO trong nước, thực hiện năm 2014 cho thấy 75% số người tham gia phỏng vấn nói họ chưa từng nghe nói đến NGO, và cũng có tới 75% số người cho rằng các hoạt động từ thiện chủ yếu là do các cơ quan chính phủ thực hiện. Một nghiên cứu khác tìm hiểu về đánh giá của các doanh nghiệp đối với các tổ chức NGO kết luận, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng các tổ chức xã hội là các tình nguyện viên không chuyên nghiệp, và họ không đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.5
7. Các quan điểm chính thứcvề XHDS hiện vẫn chưa rõ ràng. Thuật ngữ “XHDS” chỉ xuất hiện nhỏ giọt trên truyền thông và các tạp chí học thuật, trong khi đó các văn kiện của Đảng và Chính phủ chỉ đề cập tới “các tổ chức xã hội” và “nhân dân”. Đây đó trong các ấn phẩm, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những quan điểm rằng XHDS là một phần âm mưu của nước ngoài nhằm làm bất ổn tình hình tại Việt Nam, dù giới học thuật nhấn mạnh sự chính đáng của việc sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam và tính liên kết mật thiết của nó với Chủ nghĩa Mác.6 Ngay cả khi các lãnh đạo đề cập thuật ngữ “XHDS” thì nó cũng có nhiều lớp nghĩa, phù hợp với định nghĩa của Antonio Gramsci [chính trị gia và nhà lý thuyết chính trị người Ý, một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Ý] về “khu vực gây tranh cãi”.
Các chỉ số quốc tế về không gian XHDS
Nhiều phương pháp đã được đưa ra để xác định và đo lường không gian XHDS ở các quốc gia (Hình 1), trong đó có những phương pháp chỉ thiên về cách đo định lượng, tức là tập trung vào số lượng và loại hình của các tổ chức hiện hành tại một quốc gia, hoặc đưa ra chỉ số của nhiều thuộc tính khác nhau được xếp theo thứ tự. Việc tính toán số lượng các tổ chức có thể là một chỉ số hữu ích giúp đo lường sự thay đổi theo thời gian, song lại không thể hiện được nhiều về chất lượng hay kết quả hoạt động của các tổ chức này, và bỏ qua hầu hết những hình thức và không gian khác nhau mà XHDS hoạt động. Phương pháp đo đa chiều hiện đang được ưu ái hơn, song giá trị của nó phụ thuộc vào thiết kế đo lường và sự khách quan tương đối của những người thực hiện. Thông thường, các cuộc đánh giá sẽ do các hội đồng chuyên gia thực hiện (chẳng hạn như Chỉ số Xã hội dân sự của Liên minh thế giới vì sự Tham gia của công dân CIVICUS) hoặc thông qua các cuộc điều tra về một phần hay toàn bộ dân số (chẳng hạn như Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI ở Việt Nam, hai chỉ số đo lường các khía cạnh quản lý có mối quan hệ gián tiếp tới các vấn đề của XHDS).
Hình 1. Các phương pháp đánh giá về không gian XHDS trên thế giới |
Cũng có những phương pháp miêu tả một cách định tính về không gian XHDS. Một số chính phủ, viện nghiên cứu, và các tổ chức NGO quốc tế công bố các báo cáo thường niên hoặc không thường xuyên về những vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển con người, và nhân quyền với nội dung miêu tả, thiên về phân tích. Các học giả xuất bản các công trình khảo cứu chuyên sâu nhằm so sánh giữa các quốc gia với nhau hoặc miêu tả sự thay đổi theo thời gian ở một quốc gia cụ thể. Các nghiên cứu định tính như các phân tích về kinh tế-chính trị thường cụ thể và chi tiết chứ không đưa ra các chỉ số hay các bảng xếp hạng số học. Phạm vi của các nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các trường hợp hoặc các quốc gia được điều tra, nên khó mà đưa ra những so sánh mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, bản thân nhiều chỉ số định lượng toàn cầu lại quá rộng lớn, nên khó nắm bắt được những chi tiết và những thay đổi theo tình hình ở mỗi quốc gia.7
Nỗ lực quốc tế nổi tiếng nhất là Chỉ số Xã hội dân sự(CSI) do CIVICUS ở Việt Nam và 52 quốc gia khác thực hiện trong giai đoạn 2001-2011.8 Chỉ số này được xây dựng dựa trên bốn khía cạnh lớn của XHDS: cấu trúc, môi trường bên ngoài, các giá trị, và ảnh hưởng – các khía cạnh này được minh họa theo hình kim cương (Hình 2). Trong số đó, khía cạnh môi trường bên ngoài có mối liên hệ trực tiếp nhất đến không gian XHDS, tương tự như một số yếu tố của khía cạnh cấu trúc.
Chỉ số CSI Việt Nam do một nhóm các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện với sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu Phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) hiện vẫn là nghiên cứu hoàn bị nhất về XHDS tại Việt Nam tính cho tới giờ. Theo đó, nghiên cứu này kết luận rằng Việt Nam có điểm số trung bình về mặt cấu trúc và các giá trị, điểm số về môi trường hoạt động kém hơn, còn điểm số tác động thì thấp. Nhóm nghiên cứu chỉ số CSI cũng đưa rất nhiều các tổ chức quần chúng vào phạm vi XHDS – và họ thừa nhận rằng nếu không tính đến những tổ chức này thì điểm số sẽ còn thấp hơn nữa.9 Sau nghiên cứu đó, hiện vẫn chưa có nghiên cứu lặp lại tiếp theo vì những hạn chế về nguồn lực, và bản thân CIVICUS cũng chuyển sang sử dụng các phương pháp đánh giá năng lực XHDS toàn cầu khác. Xuất phát từ những phân tích về sự mở rộng của (một số) không gian XHDS, có thể đi đến giả thiết rằng, năm 2014, Việt Nam có điểm số cao hơn ở một số khía cạnh, đặc biệt là Các giá trị và Tác động.
|
Sau năm 2011, CIVICUS thay chỉ số CSI bằng “Chỉ số môi trường thuận lợi” tập trung trực tiếp hơn vào các khía cạnh liên quan đến không gian XHDS. Theo định nghĩa của họ, “môi trường XHDS là các điều kiện mà trong đó XHDS hoạt động… được hình thành từ các lực lượng định hình và ảnh hưởng tới quy mô, phạm vi, và việc vận hành của XHDS”10. Các điều kiện này bao gồm tình trạng quản lý nội bộ và tính minh bạch của các tổ chức XHDS, mối quan hệ và các mạng lưới giữa các nhóm XHDS và các cá nhân, khung pháp lý do nhà nước ban hành, bối cảnh chính trị, thái độ công chúng, và các nguồn lực. Sau đó, các khía cạnh này được đưa vào các nhóm kinh tế – xã hội, văn hóa – xã hội, và quản trị nhà nước, trong đó quản trị nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất.11 Chỉ số môi trường thuận lợi cũng sử dụng nhiều dữ liệu thứ cấp, chẳng hạn như các chỉ số quản trị nhà nước của Ngân hàng Thế giới, Khảo sát ý kiến công luận về các giá trị thế giới, và các báo cáo của các viện nghiên cứu chính trị như Freedom House, một think tank có trụ sở ở Mỹ. Năm 2013, Việt Nam được điểm số cao ở mục “kinh tế – xã hội”, trong khi điểm “văn hóa – xã hội” dưới trung bình, vànằm trong top 5 quốc gia cuối bảng về “quản trị nhà nước”.
Nếu như cả hai chỉ số CSI năm 2006 và Chỉ số Môi trường thuận lợi năm 2013 – kết quả đánh giá độc lập do cùng một tổ chức thực hiện – được chấp nhận như các giá trị sơ bộ, thì môi trường hoạt động cho XHDS ở Việt Nam rõ ràng đang xấu đi trong khoảng thời gian bảy năm xen giữa hai cuộc nghiên cứu trên. Đây chính xác là điểm đối lập với quan điểm chung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam như đã đề cập trong bài viết này ở trên. Một cách lý giải là nhóm nghiên cứu CSI năm 2006 đã đánh giá quá cao sức mạnh của XHDS ở Việt Nam tại thời điểm đó: giả thiết này có thể xảy ra ở góc độ nào đó, song việc tính điểm đã được các chuyên gia quốc tế giám sát và tuân theo các chuẩn toàn cầu. Kết quả trên thực tế, các chỉ số này chỉ ở mức từ thấp tới trung bình, và không được tán thành rộng rãi. Ngược lại, chỉ số năm 2013 lại được thực hiện hoàn toàn bởi người nước ngoài và dựa trên các dữ liệu thứ cấp, một số trong đó có thể bị coi là thiên kiến đối với các cơ chế chính trị độc đảng.12 Các tiêu chí do CIVICUS và các chỉ số quốc tế khác sử dụng thường bao hàm quá nhiều chủ đề thuộc phạm vi bối cảnh xã hội và chính trị chung, không hướng cụ thể đến XHDS, và có sự lẫn lộn giữa không gian XHDS với không gian chính trị nói chung.
Hướng tới một khung thay thế cho Việt Nam
Dựa vào những phân tích trên về các xu hướng trong nước và quốc tế, chúng ta có thể xây dựng một khung nghiên cứu linh động hơn về không gian XHDS ở Việt Nam, vẫn tận dụng được thế mạnh của các chỉ số quốc tế trong khi tránh được xu hướng đơn giản hóa quá mức và thiên kiến. Các thành tố cơ bản trong khung đó sẽ bao gồm những thay đổi vềquy mô, thành phần, và tầm ảnh hưởng.
Một khung đo lường như vậy cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
• Phải được bạch hóa và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp để cải thiện.
• Phải tham chiếu tới một số yếu tố tiêu chí quốc tế phù hợp cho mọi bối cảnh, và bổ sung những tiêu chí mới phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
• Kết hợp cả các phân tích định tính và định lượng, vì việc sử dụng cả hai phương pháp này sẽ mang lại nhiều cách đánh giá hơn đối với không gian XHDS. Thay vì chỉ dùng một chỉ số, việc kết hợp nhiều chỉ số có thể đưa ra bằng chứng, xu hướng, và phạm vi thay đổi trong một giai đoạn cụ thể.
• Cần phải coi ý kiến của các nhà hoạt động trong nước, bao gồm cả các chuyên gia và công chúng nói chung (càng đa dạng về khu vực, dân tộc, và giới tính càng tốt) là một nguồn thông tin quan trọng, vì các nhà hoạt động trong nước hiểu rõ hơn ai hết về bản chất và các giới hạn của không gian mà họ hoạt động trong đó.
• Bên cạnh các luật và thiết chế chính thống, khung đo lường này cũng phải cân nhắc vai trò của các định chế và hệ thống phi chính thức, vốn nằm ngoài mọi chỉ số quốc tế hiện hành.
• Trọng tâm của khung này phải là đánh giá những thay đổi tại Việt Nam theo thời gian, chứ không sa đà vào so sánh Việt Nam với các quốc gia khác.
Công cụ đánh giá không gian XHDS tại Việt Nam phải được cô đọng để tránh gây phức tạp và khó khăn khi sử dụng. Sau khi thiết kế xong, một nhóm chuyên gia đại diện có thể thực hiện đánh giá hằng năm dựa trên các chỉ số định tính và định lượng cho từng thành tố như đã nói đến ở trên.
Mặc dù định nghĩa và các phương pháp tìm hiểu về XHDS rất đa dạng, và có thể còn tiếp tục có thêm nhiều định nghĩa và phương pháp mới ra đời trong các năm tới, song kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh rằng các khái niệm về XHDS và không gian XHDS đều phù hợp với Việt Nam, và có thể đánh giá sự thay đổi của không gian này theo thời gian. Những thay đổi đó, tương tự như các thay đổi xã hội khác, không nhất thiết phải nhất quán với nhau, có thể đảo ngược hoặc tăng tốc bởi các thay đổi đột biến hay các xu hướng bên ngoài ở cả cấp độ trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra, thiên tai (và nhân tai) có thể tác động tới XHDS và chính quyền – điều này đã được chứng minh qua hệ quả của đợt sóng thần tại Ấn Độ năm 2004 và trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008. Khủng hoảng kinh tế cũng có thể mang lại những tác động không nhìn thấy trước. Dù không thể lường được những biến cố đó, song có thể đưa khả năng chúng xảy ra vào một bộ khung đánh giá thay đổi. Một cách để thực hiện điều này là hình thành một series các kịch bản, trong đó miêu tả những hệ quả có thể xảy ra, từ “kịch bản tốt nhất” cho tới “kịch bản xấu nhất”, dưới ảnh hưởng của các yếu tố khả biến như kinh tế, chính trị, và môi trường.
***
Các học giả và nhà hoạt động XHDS Việt Nam cùng có chung nhiều quan điểm về sự mở rộng của không gian XHDS trong những năm gần đây. Tuy vậy, các minh chứng bằng dữ liệu định tính và định lượng vẫn còn lẫn lộn và chưa chắc chắn. Các chỉ số so sánh quốc tế chỉ là một nguồn bên ngoài nhằm đánh giá những thay đổi trong bối cảnh Việt Nam, song tiêu chí của chúng lại chỉ có giá trị hạn chế trong việc tìm hiểu những khác biệt vi tế và dần dần trong một quốc gia theo thời gian. Thay vì một chỉ số số học, bài viết này đề xuất xây dựng một Công cụ Đánh giá Không gian XHDS mà nếu được thực hiện hằng năm bởi một nhóm các chuyên gia đại diện có thể cung cấp một cơ sở vừa định tính vừa định lượng để đánh giá xu hướng và mức độ biến đổi trong xã hội Việt Nam.
Andrew Wells-Dang
Bùi Thu Trangdịch
———–
1Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia và các nhà hoạt động XHDS mà tác giả phỏng vấn từ tháng 4 đến tháng 7/2014 đã đóng góp ý kiến cho bài viết này. Một số buổi làm việc cũng được thực hiện dưới sự bảo trợ của Chương trình hỗ trợ liên minh DFID-Oxfam.
2CIVICUS (2006) Sự trỗi dậy của xã hội dân sự: Đánh giá đầu tiên về xã hội dân sự ở Việt Nam, ed. I. Nørlund, p. 34; Hiệp hội liên minh các tổ chức khoa học và công nghệ (2010) Bản tin phát triển #1, tháng 10, tr. 7.
3Xem http://www.internetlivestats.com/internet-users-by-country/.
4Điều trần của Thứ trưởng bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, tháng 2/ 2014.
5CECODES, Asia Foundation, và VCCI (2013) Doanh nghiệp làm từ thiện và quan điểm của doanh nghiệp về các tổ chức NGO trong nước tại Việt Nam.
6Chẳng hạn, xem Vũ Duy Phú, ed. (2007) Xã hội dân sự: Một số Vấn đề Chọn lọc, NXB Tri Trức.
7Hyden, Goran and John Samuel (2011) Tăng cường khả năng phản hồi của nhà nước: kinh nghiệp với các bản đánh giá dân chủ về nhà nước. UNDP, tr. 17-21.
8CIVICUS (2008) Nghiên cứu toàn cầu về tình trạng xã hội dân sự, vol. 2: Các quan điểm so sánh, Kumarian Press, tr. 3-54.
9CIVICUS 2006, tr. 36-7.
10CIVICUS, Tình trạng xã hội dân sự 2013: Tạo ra và hỗ trợ môi trường hoạt động – báo cáo tổng hợp, tr. 10.
11CIVICUS, 2013 Chỉ số môi trường khả thi, tr. 19.
12Steiner N (2012) ‘Đánh giá mức độ thiên kiến về chính trị trong các điểm số dân chủ của Freedom House: Liệu các nhà nước thân Mỹ có được đánh giá là dân chủ hơn không?’, Tạp chí phân tích chính sách so sánh.
Bùi Thu Trangdịch
———–
1Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia và các nhà hoạt động XHDS mà tác giả phỏng vấn từ tháng 4 đến tháng 7/2014 đã đóng góp ý kiến cho bài viết này. Một số buổi làm việc cũng được thực hiện dưới sự bảo trợ của Chương trình hỗ trợ liên minh DFID-Oxfam.
2CIVICUS (2006) Sự trỗi dậy của xã hội dân sự: Đánh giá đầu tiên về xã hội dân sự ở Việt Nam, ed. I. Nørlund, p. 34; Hiệp hội liên minh các tổ chức khoa học và công nghệ (2010) Bản tin phát triển #1, tháng 10, tr. 7.
3Xem http://www.internetlivestats.com/internet-users-by-country/.
4Điều trần của Thứ trưởng bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, tháng 2/ 2014.
5CECODES, Asia Foundation, và VCCI (2013) Doanh nghiệp làm từ thiện và quan điểm của doanh nghiệp về các tổ chức NGO trong nước tại Việt Nam.
6Chẳng hạn, xem Vũ Duy Phú, ed. (2007) Xã hội dân sự: Một số Vấn đề Chọn lọc, NXB Tri Trức.
7Hyden, Goran and John Samuel (2011) Tăng cường khả năng phản hồi của nhà nước: kinh nghiệp với các bản đánh giá dân chủ về nhà nước. UNDP, tr. 17-21.
8CIVICUS (2008) Nghiên cứu toàn cầu về tình trạng xã hội dân sự, vol. 2: Các quan điểm so sánh, Kumarian Press, tr. 3-54.
9CIVICUS 2006, tr. 36-7.
10CIVICUS, Tình trạng xã hội dân sự 2013: Tạo ra và hỗ trợ môi trường hoạt động – báo cáo tổng hợp, tr. 10.
11CIVICUS, 2013 Chỉ số môi trường khả thi, tr. 19.
12Steiner N (2012) ‘Đánh giá mức độ thiên kiến về chính trị trong các điểm số dân chủ của Freedom House: Liệu các nhà nước thân Mỹ có được đánh giá là dân chủ hơn không?’, Tạp chí phân tích chính sách so sánh.
……………………..
Nguồn: tiasang.com.vn
(Văn Hóa Nghệ An)